Danh mục
×
Tất cả chuyên mục Đóng
Trở lại Sức khỏe

Thuốc và vật tư y tế cần trang bị khi điều trị Covid-19 tại nhà

Bệnh nhân cần chuẩn bị nhiều loại thuốc, vật tư y tế cần thiết và lương thực, đồ dùng cá nhân đủ trong 4 tuần.

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

Các F1 hoặc F0 điều trị tại nhà cần dự phòng một số loại thuốc và vật tư y tế sau:

Thuốc dự phòng

1. Các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol...

2. Nhóm thuốc chữa ho.

3. Nhóm thuốc tiêu chảy.

4. Nước xúc miệng.

5. Cồn sát trùng.

6. Các thuốc cho bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần).

7. Thuốc xịt mũi các loại.

8. Vitamine C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, ho.

9. Nước uống thông thường, nước bù điện giải (rất quan trọng khi sốt và nhiễm Covid-19).

Ngoài ra, cần uống đủ lượng nước cần thiết để duy trì sự ổn định của niêm mạc mũi, giảm kích ứng khó chịu khi ho, hắt hơi hay thậm chí là thở. Độ ẩm này giúp bề mặt niêm mạc dễ lành hơn và chống lại sự xâm nhập thêm của vi khuẩn. Đây là các thuốc cần có sẵn trong nhà, đặc biệt trong mùa dịch vì triệu chứng có thể xuất hiện bất ngờ. Đặc biệt, triệu chứng của Covid-19 hay xuất hiện vào ban đêm nên cần chuẩn bị sẵn những loại thuốc này.

Đưa thuốc tới từng gia đình có F0 tại phường 1, quận Tân Bình, ngày 15/8. Ảnh:Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM.

Đưa thuốc tới từng gia đình có F0 tại phường 1, quận Tân Bình, ngày 15/8. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM

Vật tư y tế dự phòng

1. Nhiệt kế.

2. Máy đo SpO2.

3. Que test nhanh.

4. Khẩu trang.

5. Găng tay.

6. Các máy theo dõi bệnh nền.

Những vật tư này cần thiết để chúng ta tự cách ly, tự theo dõi được mình và gia đình.

Nhóm thuốc không nên dự phòng, tự điều trị

1. Kháng sinh

2. Kháng viêm

3. Kháng virus

Mọi điều trị, chỉ định của bác sĩ cần cá thể hoá và phù hợp với từng bệnh nhân. Mọi người hết sức lưu ý không tự mua và dùng thuốc, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chuẩn bị khác

1. Lương thực đủ cho thời gian cách ly.

2. Dung dịch vệ sinh nhà cửa và khử khuẩn.

3. Giấy vệ sinh, khăn giấy, quần áo thoải mái.

4. Không gian cách ly đảm bảo quy định.

5. Game, phim ảnh, phương tiện giải trí tại nhà.

6. Số điện thoại của các cơ sở y tế trong khu vực và phòng cấp cứu.

7. Tài liệu, hướng dẫn cập nhật nhất về phòng chống dịch.

Xin chúc mọi người bình an vượt qua đại dịch!

TS, BS. Hoàng Thanh Tuấn

Phó chủ nhiệm khoa Phẫu thuật tạo hình, tái tạo - Bệnh viện Bỏng Quốc gia.

Từ ngày 13/1, chuyên trang Chăm sóc F0 của VnExpress được ra mắt. Độc giả có thể chia sẻ hành trình chữa trị tại nhà, chế độ dinh dưỡng, luyện tập, quy trình khử khuẩn, kỹ năng chăm sóc, thiết bị y tế... tại đây.