Cuộc khủng hoảng Nagorno-Karabakh khiến người Armenia lo ngại quốc gia sẽ trở thành đấu trường mới giữa các cường quốc khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Trước nguy cơ Nga tấn công lưới điện vào mùa đông, giới chức năng lượng Ukraine áp nhiều biện pháp phòng chống mất điện, đầu tư mở rộng công suất.
Phe đối lập Ba Lan huy động một triệu người xuống đường phản đối chính phủ, nhưng đám đông bị cho là thiếu đoàn kết và khó tạo tác động lớn tới kết quả bầu cử.
Đảng cầm quyền Ba Lan tìm cách lôi kéo cử tri trước thềm bầu cử bằng cách chĩa mũi dùi vào Ukraine, song chiến thuật này có thể lợi bất cập hại.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đối diện thách thức từ nhóm nghị sĩ cực hữu đảng Cộng hòa, vì chính những nhượng bộ ông đã chấp nhận hồi đầu năm.
Cuộc gặp giữa thủ lĩnh "Tóc bạc" của Wagner với ông Putin cho thấy các tay súng của tập đoàn quân sự tư nhân có thể sớm trở lại chiến trường Ukraine.
Armenia là đồng minh quân sự và đối tác chủ chốt của Nga ở Kavkaz, nhưng ngày càng nghiêng về phương Tây, khiến Moskva khoanh tay trong khủng hoảng Nagorno-Karabakh.
Từ một đồng minh ủng hộ nhiệt thành cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga, thái độ của Warsaw với Kiev gần đây thay đổi đáng kinh ngạc.
Sau khi rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, Nga dồn lực tập kích cảng biển và cảng sông Danube để tìm cách ngăn Ukraine xuất khẩu nông sản.
Việc phe ly khai ở Nagorno-Karabakh đầu hàng quân đội Azerbaijan khiến Thủ tướng Armenia đối mặt làn sóng đòi từ chức, đẩy đất nước vào khủng hoảng chính trị.
Cách Azerbaijan đơn phương dùng sức mạnh quân sự để ép vùng ly khai Nagorno-Karabakh đầu hàng cho thấy vị thế của Nga ở vùng Kavkaz đã suy giảm.
Bằng nhiều chiến thuật tấn công, Ukraine đảo ngược ưu thế hải quân của Nga ở Biển Đen, tạo điều kiện nối lại hoạt động xuất khẩu ở cảng chính Odessa.
Các biện pháp trừng phạt đến nay chưa thể hạ gục kinh tế Nga, khi Moskva duy trì nguồn thu lớn từ xuất khẩu, còn chính sách phương Tây còn nhiều lỗ hổng.
Nga có thể đã dồn quá nhiều nhân lực và vũ khí cho tuyến phòng thủ đầu tiên, khiến những lớp bảo vệ phía sau mỏng hơn và dễ bị xuyên thủng.
Ông Kim Jong-un không chỉ nhận được nhiều món quà quý từ chuyến thăm 6 ngày tới Nga, mà còn mở ra tương lai hợp tác quốc phòng, vũ trụ mà Triều Tiên mong muốn.
Khi Nga tiến hành tập kích Ukraine dọc sông Danube giáp biên giới Romania, nhiều người lo ngại nơi đây có thể trở thành chiến địa giữa NATO và Moskva.
Dồn dập tấn công Crimea, Ukraine dường như muốn gây áp lực liên tục lên Nga tại bán đảo quan trọng này, từ đó hỗ trợ cuộc phản công đang diễn ra.
Hạ tầng kém, vị trí thấp khiến các thành phố miền đông Libya hứng chịu thiệt hại nặng nề khi nước lũ do bão Daniel tràn xuống từ vùng núi phía tây.
Châu Âu tránh được kịch bản tồi tệ nhất khi quay lưng với khí đốt Nga, song bài toán an ninh năng lượng dài hạn vẫn chưa có lời giải.
Sau ba tháng Ukraine phản công, lực lượng Nga vẫn giữ vững vị trí nhờ phòng thủ hiệu quả, sau khi rút kinh nghiệm từ những sai lầm trước đây.
Ông Kim Jong-un sẽ gặp Tổng thống Putin trong chuyến công du đầu tiên tới Nga sau 4 năm, dường như nhằm củng cố mặt trận đối phó sức ép từ phương Tây.
Việt Nam và Mỹ xác lập quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, thể hiện sự thay đổi nhận thức về yếu tố "chiến lược" của Mỹ trong quan hệ đối ngoại, theo chuyên gia.
Nước chủ nhà Ấn Độ đang nỗ lực thuyết phục các thành viên vượt qua bất đồng trong nhiều vấn đề như xung đột Ukraine hay biến đổi khí hậu để G20 có thể ra tuyên bố chung.
Hội nghị thượng đỉnh G20 được cho là cơ hội để Thủ tướng Ấn Độ Modi xây dựng hình ảnh lãnh đạo toàn cầu đang dẫn dắt một đất nước vươn lên mạnh mẽ.
Khu hợp tác Hetao giữa Hong Kong và Thâm Quyến được kỳ vọng tạo thành trung tâm khoa học kỹ thuật đẳng cấp thế giới, là ngọn hải đăng đổi mới toàn cầu.
Cái tên Ấn Độ gợi nhớ về thời kỳ thuộc địa và chính quyền Thủ tướng Modi dường như muốn khơi dậy tinh thần dân tộc bằng ý tưởng đổi sang tên gọi Bharat.
Quan hệ Việt - Mỹ đã có những phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng kể từ khi thiết lập Đối tác toàn diện năm 2013, theo đại sứ Nguyễn Quốc Cường.
Việc ông Tập không dự thượng đỉnh G20 khiến diễn đàn này lung lay tầm vóc với tư cách là nơi để các lãnh đạo hàng đầu thế giới thảo luận về thách thức chung.
Các chuyến thăm cấp cao mở ra nhiều lĩnh vực hợp tác Việt - Mỹ, trong đó thương mại và kinh tế là những yếu tố cốt lõi, giới chuyên gia đánh giá.