ROIC là gì?
ROIC là một trong những chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư xem xét doanh nghiệp khi tìm cố phiếu có chất lượng cao.
ROIC được viết tắt từ tiếng Anh: Return on Invested Capital, có nghĩa Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư. Đây là một chỉ số tài chính đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận mà một công ty kiếm được trên vốn đầu tư, đại diện cho việc công ty đó đã sử dụng vốn hiệu quả như thế nào, thường được biểu thị giá trị trong 12 tháng.
Ví dụ: Một nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp A với số vốn là 100 triệu, chỉ số ROIC = 10%. Nghĩa là nhà đầu tư A sẽ thu về được 10 triệu tiền lợi nhuận trên 100 triệu vốn đầu tư trong một năm.
ROIC là một KPI rất quan trọng có thể đóng vai trò là "bằng chứng" cho thấy ban lãnh đạo có năng lực và có thể dựa vào đó để theo đuổi và tận dụng các cơ hội sinh lời. ROIC càng cao thì doanh nghiệp đó càng kinh doanh sinh lời hiệu quả.
Công thức tính ROIC
hoặc cách tính khác:
Trong đó:
Lợi nhuận sau thuế (Net Operating Profit After Taxes – NOPAT) là thước đo để đánh giá tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, nhà đầu tư (cổ đông) và chủ nợ sẽ biết chính xác tình trạng lời lỗ của công ty. Trong công thức tính ROIC, mọi người nên dùng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ. Vì đây là lợi ích thực tế cuối cùng, thuộc về công ty mẹ, nơi nhà đầu tư đang tìm hiểu để đầu tư mua cổ phiếu. Việc này cũng lọc được trường hợp công ty mẹ nắm quyền biểu quyết đa số nhưng chỉ nhận lợi ích thiểu số.
Vốn đầu tư bao gồm vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn huy động được để phát triển công ty cũng như vận hành các hoạt động hàng ngày. Công thức tính vốn đầu tư:
Vốn đầu tư = Vốn chủ hở hữu + Nợ - Tiền và các khoản tương đương tiền
Ví dụ: Phân tích chỉ số ROIC của cổ phiếu F. dựa theo số liệu công bố trên báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán năm 2021 của Tập đoàn F.
Tập đoàn này báo lãi sau thuế 5.349 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế của Cổ đông Công ty mẹ là 4.337 tỷ đồng.
Phần vốn đầu tư bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ, vay trừ đi tiền mặt và các khoản tương đương tiền là: 21.415 + 17.799 + 2.296 – 5.418 = 36.092 tỷ đồng.
Tập đoàn F. có chỉ số ROIC: 4.337/36.092 x 100% = 12%
Chỉ số ROIC bao nhiêu là tốt?
Nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số ROIC để sàng lọc cổ phiếu đầu tư tiềm năng. Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROIC tăng liên tục theo từng năm và luôn ở trên mức 10% (trong điều kiện lãi suất gửi ngân hàng khoảng 7%) thì có thể đầu tư.
Tuy nhiên, để đánh giá được chỉ số ROIC tốt hay không, nhà đầu tư nên so sánh với chỉ số WACC - chi phí vốn bình quân gia quyền.
- ROIC lớn hơn WACC, có nghĩa lợi nhuận lớn hơn chi phí, nên đầu tư.
- ROIC nhỏ hơn WACC, tức là lợi nhuận mang về không đủ cho chi phí sử dụng, nhà đầu tư có thể bỏ qua cổ phiếu của doanh nghiệp này.