Thứ tư, 4/12/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Mở tài khoản chứng khoán nên chọn công ty nào?

Để bắt đầu với chứng khoán, nhà đầu tư phải chọn nơi để mở tài khoản. Có nhiều lý do để thuyết phục họ, nhưng phí và chất lượng tư vấn là hai điều quan trọng nhất.

Chứng khoán là chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt trong bốn tháng gần đây, bắt đầu từ cuối năm 2020. Môi trường lãi suất thấp, các kênh khác kém ưu thế khiến chứng khoán nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho nhiều người muốn đầu tư, đặc biệt là những người chưa từng biết đến kênh này - nhà đầu tư F0.

Người dân giao dịch tại một trụ sở một công ty chứng khoán trên đường Pasteur, quận 1, ngày 13/1/2021. Ảnh: Quỳnh Trần.

Người dân giao dịch tại một trụ sở một công ty chứng khoán trên đường Pasteur, quận 1, ngày 13/1/2021. Ảnh: Quỳnh Trần.

Mở tài khoản tại công ty chứng khoán là yêu cầu bắt buộc để nhà đầu tư tham gia thị trường. Nhà đầu tư cá nhân được mở nhiều tài khoản, nhưng theo nguyên tắc mỗi công ty chứng khoán chỉ được mở duy nhất một tài khoản giao dịch.

Khi giao dịch trên tài khoản này, nhà đầu tư sẽ trả phí, bao gồm phí cho công ty chứng khoán và phí công ty chứng khoán thu hộ. Đổi lại, họ có thể được bộ phận môi giới hỗ trợ đầu tư. Phí và chất lượng tư vấn, vì thế, là hai yếu tố quan trọng nhất để quyết định nơi mở tài khoản.

Với yếu tố đầu tiên là phí, hiện có nhiều loại phí khác nhau nhà đầu tư phải trả, nhưng quan trọng nhất là phí giao dịch và phí vay ký quỹ (lãi suất margin).

Phí giao dịch các công ty chứng khoán áp dụng hiện nay dao động khoảng 0% đến 0,4% giá trị mỗi lần giao dịch, còn lãi suất cho vay margin trong khoảng 8-14,4% mỗi năm.

SSI, công ty đứng đầu thị phần môi giới trên HoSE trong năm 2020, thu 0,25% với giao dịch trực tuyến và 0,25-0,4% khi giao dịch qua các kênh khác (tùy thuộc theo tổng giá trị giao dịch mỗi ngày) - thuộc nhóm cao nhất thị trường. Các công ty khác trong top 5 thị phần như HSC thu 0,15-0,2% với giao dịch trực tuyến, 0,15-0,35% với các tài khoản do chuyên viên môi giới quản lý.

Mức phí tại VNDirect là 0,2-0,35% tùy thuộc khách hàng tự giao dịch hay ủy thác cho nhân viên môi giới; VCSC thu phí từ 0,15 đến 0,35% tùy theo quy mô giao dịch mỗi phiên. Lãi suất margin của các công ty này cũng ở mức cận trên, phổ biến 11-14%.

Ở phần còn lại, những công ty chứng khoán đang dùng VPS, hay những công ty có vốn ngoại, như MiraeAsset, Pinetree, VNSC..., phí giao dịch và margin có phần "dễ thở hơn" rất nhiều.

Đầu năm 2020, nhiều công ty nhóm này hạ phí giao dịch về 0%, đưa ra các gói vay margin với lãi suất thậm chí còn thấp hơn lãi suất huy động của ngân hàng. Hiện tại, những chính sách miễn phí giao dịch vẫn áp dụng để thu hút khách hàng mới.

Với những với những nhà đầu tư thường xuyên "lướt sóng", đánh T+, con số này sẽ có sức nặng. Ví dụ với một tài khoản 500 triệu nhưng sử dụng cả đòn bẩy, quay vòng liên tục, mua bán cổ phiếu T+, tổng giá trị giao dịch mỗi tháng có thể lên nhiều tỷ đồng. Phí giao dịch căn cứ theo tổng giá trị giao dịch, vì thế không phải con số thấp.

Tuy nhiên, hai vế này không phải lúc nào cũng đối nghịch nhau. Không thể khẳng định các công ty miễn phí giao dịch, giảm lãi margin sẽ không có chất lượng tư vấn tốt, hoặc ngược lại, các công ty thu phí cao chưa chắc sẽ đảm bảo cho nhà đầu tư. Dù vậy, ít nhiều khẩu vị rủi ro cũng có sự phân hóa. Môi giới tại một số công ty dùng chiến lược phí có thể có khuynh hướng khuyến khích khách hàng giao dịch càng nhiều càng tốt, lấy số lượng để bù lại mức phí thấp. Do vậy, để giảm thiểu rui ro do ảnh hưởng từ yếu tố con người, một số ít công ty như DNSE cũng đang tiên phong phát triển hệ thống môi giới tư vấn bằng trí tuệ nhân tạo, giúp khách hàng "một mũi tên trúng hai đích", vừa được hưởng lợi từ phí giao dịch 0 đồng trọn đời, vừa được nhận hỗ trợ tư vấn.

Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia trong trường hợp này là với những nhà đầu tư đã có kiến thức nhất định, có tần suất giao dịch cao, phí có thể là một ưu tiên. Nhưng với những người lần đầu tham gia thị trường, chất lượng tư vấn, sự hỗ trợ của những công ty chứng khoán có thể là yếu tố đáng bàn hơn. Cái đích cuối cùng của việc đầu tư, dù nhìn từ góc độ nào, vẫn là đạt lợi nhuận.

Bạn cần tư vấn gì?