Thứ tư, 22/1/2025
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Chỉ số S&P 500 là gì?

S&P 500 được coi là chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ, phần nào phản ánh sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

S&P 500 là chỉ số chứng khoán được dựa trên vốn hóa của 500 công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ. Tên đầy đủ của chỉ số này là Standard & Poor’s 500 Stock Index.

Vốn hóa của 500 cổ phiếu có trong chỉ số này chiếm tới 70% thị trường chứng khoán trong nước. S&P 500 được ra đời với mục đích cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin tổng quan về sự chuyển động chung của thị trường chứng khoán Mỹ.

Những tập đoàn quen thuộc được nhiều người biết khi nhắc tới S&P 500 có thể kể đến như Facebook, Apple, Microsoft, Amazon, AT&T, Google, General Electric, Johnson & Johnson, ....

Để được chọn vào danh sách của S&P 500, sẽ luôn có một hội đồng chịu trách nhiệm quyết định xem một công ty đại chúng có đáp ứng đủ điều kiện hay không.

Hội đồng sẽ tiến hành đánh giá công ty để xếp vào nhóm chỉ số S&P 500 dựa trên một số tiêu chí như sau:

- Vốn hóa thị trường đạt mức quy định (Mức này có thể được thay đổi hàng năm).

- Công ty có trụ sở ở Mỹ.

- Số lượng cổ phiếu phát hành cho công chúng (50% cổ phiếu của công ty phải do công chúng nắm giữ).

- Phải đạt số lượng cổ phiếu giao dịch hàng ngày theo quy định (tính trong 6 tháng trước khi đưa vào danh sách).

- Hiệu quả tài chính của công ty trong thời gian gần đây.

- Thời gian niêm yết giao dịch.

Để tính giá trị của chỉ số S&P 500, người ta lấy tổng giá trị vốn hóa thị trường của 500 cổ phiếu chia cho một ước số. Mặc dù, tổng vốn hóa của 500 công ty được công bố công khai trên trang web của Standard & Poor's, giá trị của ước số lại được giữ bí mật.

Ước số sẽ được điều chỉnh trong một số trường hợp như phát hành cổ phiếu, chia tách công ty hoặc những thay đổi về cơ cấu công ty, để đảm bảo rằng những sự kiện này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số cuối cùng.

Trên thực tế, thành phần các cổ phiếu thuộc nhóm S&P 500 không cố định mà sẽ được đánh giá định kỳ để loại bỏ hoặc thêm các cổ phiếu mới phù hợp với tiêu chí đánh giá. Thông thường, hoạt động đánh giá sẽ được tổ chức hàng quý, vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm.

Sau đợt đánh giá tháng 6 vừa qua, cơ cấu các ngành trong S&P 500 lần lượt là Công nghệ thông tin (26,8%), Chăm sóc sức khỏe (15,1%), Tài chính (10,8%), Hàng tiêu dùng không thiết yếu (10,5%), Dịch vụ truyền thông (8,9%), Công nghiệp (7,8%), Hàng tiêu dùng thiết yếu (7,0%), Năng lượng (4,4%), Dịch vụ công cộng (3,1%), Bất động sản (2,9%), Vật liệu (2,6%).

Hiện nay, S&P 500 được đánh giá là chỉ số có tính khách quan, mang tính đại diện cho thị trường nên nhiều nhà đầu tư sử dụng làm thước đo để so sánh hiệu suất danh mục đầu tư của họ.

Nhà đầu tư nên theo dõi S&P 500 do đây là chỉ số quan trọng của thị trường chứng khoán Mỹ - cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, và phần nào phản ánh các chính sách kinh tế của quốc gia này.

Bạn cần tư vấn gì?