Chủ nhật, 22/12/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ

Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành còn trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành để huy động vốn vay từ nhà đầu tư.

Trái phiếu là một sản phẩm tài chính mà một tổ chức phát hành (chính phủ hoặc doanh nghiệp) để huy động nguồn vốn vay từ nhà đầu tư. Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thực hiện các cam kết nợ, bao gồm thanh toán lãi suất định kỳ và hoàn lại số tiền đầu tư ban đầu khi đến kỳ đáo hạn.

Trong đó, trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách Nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của Nhà nước.

Còn trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ một năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành khoản.

Về điểm giống nhau, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ đều có những tính chất dưới đây.

Thứ nhất, đây đều là chính chỉ nợ, quy định nghĩa vụ thanh toán nợ của bên phát hành, nhà đầu tư đóng vai trò là người cho vay, thu nhập dựa trên lãi suất định kỳ.

Thứ hai, hai loại hình trái phiếu này đều có thể trao đổi dễ dàng thông qua hình thức bán lại, tặng hoặc chuyển nhượng.

Song, nhà đầu tư vẫn có thể phân biệt trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp qua các tiêu chí sau.

Trái phiếu Chính phủ

Trái phiếu doanh nghiệp

Đơn vị phát hành

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2011:

- Chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ là Bộ Tài chính.

- Chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ.

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 153/2020 quy định: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Mục đích phát hành

- Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn.

- Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ.

- Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật.

- Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích khác.

Lãi suất

Thường giữ ở mức cố định

Tùy vào doanh nghiệp phát hành

Kỳ hạn

Kỳ hạn tối thiểu một năm. Trên thực tế có thể kéo dài trong trung hạn (5-12 năm) hoặc dài hạn (12-30 năm).

Kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp tối thiểu một năm, do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt phát hành căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Thực tế thường kéo dài trong ngắn hạn (1 - 3 năm).

Rủi ro

Rủi ro cực thấp, chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái.

Rủi ro ở mức trung bình, chủ yếu đến từ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp phát hành.

Bạn cần tư vấn gì?