Thứ bảy, 7/12/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Chỉ báo dòng tiền là gì?

Chỉ báo dòng tiền (MFI) được sử dụng để xác định xu hướng của cổ phiếu, phát hiện điểm vào, điểm ra của thị trường và định lượng rủi ro.

MFI thuộc nhóm chỉ báo chuyển động, cung cấp cho nhà đầu tư các thông tin quan trọng về thị trường: xác định các vùng quá bán, quá mua, tín hiệu phân kỳ đảo chiều và xu hướng diễn ra trong một khoảng thời gian (có thể theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng...), thông thường là 14 ngày giao dịch.

Chỉ số này được phát triển bởi Gene Quong và Avrum Soudack vào năm 1991, dựa trên chỉ báo RSI, nhưng bổ sung thêm yếu tố khối lượng giao dịch.

Công thức tính toán chỉ báo MFI sử dụng nhiều nguồn thông tin hơn so với chỉ báo RSI, bao gồm: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và khối lượng giao dịch.

Có 4 bước tính chỉ số MFI:

Bước 1: Tính giá điển hình (Typical Price ):

Chỉ báo dòng tiền là gì?

Bước 2: Tính dòng tiền (Raw Money Flow)

MF = TP x Khối lượng

Điều cần nhớ ở đây là cách tính dòng tiền dương và âm. Nếu giá tăng từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, dòng tiền mang giá trị dương cho ngày hôm sau được thêm vào.

Nếu giá cổ phiếu giảm trong khoảng thời gian tính toán, dòng tiền mang giá trị âm.

Bước 3: Tính tỷ lệ dòng tiền (Money Flow Ratio)

Chỉ báo dòng tiền là gì? - 1

Bước 4: tính giá trị MFI

Chỉ báo dòng tiền là gì? - 2

MFI luôn dao động trong phạm vi từ 0 – 100. Tuy nhiên, trong thực tế trường hợp MFI = 0 hoặc =100 rất hiếm, nên trader thường lựa chọn mức 20 và 80 để xác định quá bán, quá mua.

Nếu MFI cao hơn 80, thị trường có thể đang ở trạng thái quá mua và có thể xảy ra phản ứng giảm giá trong tương lai, nên bán ra.

Ngược lại, nếu MFI thấp hơn 20, thị trường có thể đang ở trạng thái quá bán và có thể xảy ra phản ứng tăng giá, nên mua vào.

Chỉ số MFI giúp nhà đầu tư xác định điểm mua vào, bán ra, dự báo xu hướng. Nguồn: Tradingview

Chỉ số MFI giúp nhà đầu tư xác định điểm mua vào, bán ra, dự báo xu hướng. Nguồn: Tradingview

Để xác định tín hiệu đảo chiều, nhà đầu tư có thể dựa vào phân kỳ giữa MFI và giá giống như RSI, qua đó tìm kiếm các lệnh Mua/bán đảo chiều để đón đầu xu hướng mới.

Khi đường giá cổ phiếu có xu hướng tăng, đường MFI có xu hướng đi xuống dưới (phân kỳ âm) thì giá cổ phiếu có thể đảo chiều giảm, nhà đầu tư nên thực hiện bán ra cổ phiếu.

Khi đường giá cổ phiếu có xu hướng giảm, đường MFI có xu hướng đi lên (phân kỳ dương) thì giá cổ phiếu có thể đảo chiều tăng, nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua để bắt đáy cổ phiếu.

Giống như với bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào khác, MFI không chính xác hoàn toàn, và có thể cho kết quả sai lệch trong một số trường hợp. Nhà đầu tư nên sử dụng MFI kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như EMA, chỉ báo Ichimoku, các mô hình giá....để đánh giá tình trạng thị trường và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

Bạn cần tư vấn gì?