Phân tích CapEx trong đầu tư cổ phiếu
CapEx là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh, được ứng dụng trong phân tích và lựa chọn cổ phiếu doanh nghiệp.
CapEx là từ viết tắt của Capital Expenditure, có nghĩa là chi phí vốn. Đây là khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra để mua mới hoặc nâng cấp giá trị cho tài sản cố định (như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tòa nhà, đất đai...), đôi khi có thể là tài sản vô hình (bằng sáng chế, giấy phép).
Hai hình thức chi phí vốn gồm duy hoạt động hiện tại trong công ty và có thể giúp tăng trưởng trong tương lai. CapEx thường là những khoản chi một lần, do Hội đồng quản trị phê duyệt. Các giao dịch CapEx thực hiện trong năm được trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty.
CapEx có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính ngắn hạn và dài hạn của một công ty, tổ chức. Do đó, việc đưa ra các quyết định CapEx có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Nhiều nơi cố gắng duy trì mức chi phí từ những năm trước, hoặc giảm bớt, trong khi duy trì tăng trưởng lợi nhuận ổn định, để các nhà đầu tư thấy sự chú trọng đầu tư vào sự phát triển của doanh nghiệp. Công ty sử dụng càng ít lợi nhuận hàng năm cho CapEx càng có lợi thế cạnh tranh nhiều hơn.
Cách tính CapEx:
CapEx = Tiền chi mua TSCĐ và tài sản dài hạn khác - Tiền thu từ thanh lý TSCĐ
Ví dụ: Năm 2021, Doanh nghiệp B chi 63 tỷ đồng để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và không có khoản thu từ thanh lý. Như vậy, CapEx = 63 - 0 = 63 tỷ đồng. Khoản chi này đã giảm đáng kể 63% so với cùng kỳ (107 tỷ đồng).
Việc mua mới, nâng cấp hoặc sửa chữa tài sản cố định sẽ làm tăng phần nguyên giá tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán (BCĐKT):
Nhà đầu tư dựa vào tổng CapEx mà doanh nghiệp đã sử dụng trong khoảng thời gian 5 - 10 năm và so sánh với tổng lợi nhuận sau thuế trong cùng khoảng thời gian đó.
Nếu tổng CapEx nhỏ hơn 50% lợi nhuận sau thuế, đây là dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh.
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hơn nửa (50%) lợi nhuận sau thuế để chi mua, đầu tư tài sản cố định, nhà đầu tư cần cân nhắc khi quyết định đầu tư, vì doanh nghiệp đang thâm dụng vốn, bào mòn lợi nhuận trong thời gian dài.
Ngoài ra, nhà đầu tư có thể sử dụng tỷ lệ dòng tiền trên chi phí vốn (CFO/CapEx) để đánh giá hiệu quả sử dụng dòng tiền của công ty. Tỷ lệ này đại diện cho số tiền mà một công ty có sẵn để mua tài sản vốn.
Nếu tỷ lệ CFO/CapEx lớn hơn một, có nghĩa công ty có đủ tiền để mua tài sản vốn, đảm bảo tính thanh khoản cho công ty.
Phân tích CapEx thường thích hợp với những mô hình kinh doanh thâm dụng vốn (capital intensive), đó là những công ty công nghiệp sản xuất, tiện ích, dầu khí, vận tải,... vì mô hình của họ phụ thuộc lớn vào đầu tư tài sản cố định để tạo ra doanh thu. Do đó, chi phí đầu tư CapEx của họ chiếm phần lớn trên tổng chi phí.