Thứ năm, 21/11/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán

Biến động về lãi suất và lạm phát, thanh khoản, pháp lý hay truyền thông ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán, tạo rủi ro cho nhà đầu tư.

Chứng khoán được chứng minh là một trong những kênh đầu tư phổ biến và hấp dẫn. Song song với khả năng sinh lời tốt, chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đây là điều hiển nhiên luôn tồn tại trên thị trường mà nhà đầu tư nên biết trước khi quyết định xuống tiền. Nhìn chung có hai loại rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống (rủi ro cụ thể).

Rủi ro hệ thống

Đây là nhóm rủi ro vốn có với toàn bộ hoặc phân khúc thị trường chứ không chỉ một cổ phiếu hoặc ngành cụ thể. Rủi ro hệ thống là không thể đoán trước và không thể tránh hoàn toàn. Ví dụ, tính chung trong năm ngoái VN-Index giảm gần 33%. Nguyên nhân chủ yếu được cho là ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới và tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng sau những xử lý sai phạm trên thị trường.

Rủi ro hệ thống có nhiều loại, có thể kể đến như:

- Rủi ro giá cả hàng hóa: Giá cả hàng hóa tác động trực tiếp tới thị trường chứng khoán, nhất là những mặt hàng liên quan tới chính sách tài khóa của Nhà nước như xăng, dầu, điện, gas.

- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro này đến từ sự bất ổn của chứng khoán khi điều kiện giao dịch thay đổi. Khi khối lượng giao dịch lớn, nhà đầu tư dễ dàng trao đổi cổ phiếu. Nếu giao dịch diễn ra với khối lượng thấp, nhà đầu tư gặp khó khăn trong chuyện chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt.

- Rủi ro lạm phát và rủi ro lãi suất: Nhiều nghiên cứu cho thấy thị giá chứng khoán tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá chứng khoán giảm và ngược lại. Trong khi đó, lạm phát khiến giá trị của đồng tiền thay đổi, ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của nhà đầu tư trong tương lai.

Để giúp quản lý rủi ro hệ thống, các nhà đầu tư nên đảm bảo rằng danh mục gồm nhiều loại tài sản khác nhau như thu nhập cố định, tiền mặt và bất động sản. Mỗi loại sẽ phản ứng khác nhau trong trường hợp có thay đổi hệ thống lớn. Chẳng hạn, việc tăng lãi suất sẽ làm một số trái phiếu mới phát hành có giá trị hơn, đồng thời khiến một số cổ phiếu doanh nghiệp giảm. Trong trường hợp này, một danh mục đầu tư kết hợp nhiều chứng khoán sẽ bù trừ cho kênh bị mất giá, giúp ổn định tỷ suất sinh lời.

Rủi ro phi hệ thống

Đây là loại rủi ro chỉ xảy ra với một công ty hoặc ngành cụ thể. Rủi ro phi hệ thống có thể được mô tả là những yếu tố không chắc chắn vốn có trong một công ty hoặc ngành đầu tư. Ví dụ, một đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường có khả năng chiếm thị phần đáng kể từ công ty bạn đã đầu tư vào.

Các nhà đầu tư có thể lường trước một số nguồn rủi ro phi hệ thống, nhưng khó để nhận thức, phòng tránh được tất cả. Chẳng hạn, một nhà đầu tư rót tiền vào cổ phiếu chăm sóc sức khỏe có thể biết rằng sắp có một sự thay đổi lớn trong chính sách y tế, nhưng có thể không biết đầy đủ các chi tiết cụ thể của luật mới cũng như cách các công ty và người tiêu dùng sẽ phản ứng ra sao.

- Rủi ro xếp hạng: Hiện nay phần lớn các ngành công nghiệp, dịch vụ đều có hệ thống đánh giá, xếp hạng hàng năm. Nếu doanh nghiệp giảm hạng so với năm trước, giá trị của doanh nghiệp giảm, cổ phiếu xuống giá.

- Rủi ro lạc hậu: Xảy ra ở nhiều ngành sản xuất khi các sản phẩm rơi vào tình trạng lỗi thời, không có giá trị đổi mới, không tăng trưởng lợi nhuận trong nhiều năm khiến doanh nghiệp trở nên trì trệ, giá cổ phiếu giảm sút.

- Rủi ro quản trị dòng tiền: Sự kiểm soát chi phí và nguồn vốn kém gây tổn hại tới giá trị doanh nghiệp, hoạt động sản xuất không hiệu quả và giảm giá cổ phiếu.

- Rủi ro truyền thông: Ngày càng phổ biến trong thời đại số, doanh nghiệp có thể đối mặt sự kiện và nội dung xấu từ nhiều phía hoặc thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu, khiến giá cổ phiếu giảm nhanh.

- Rủi ro pháp lý: Với nhà đầu tư, không nắm vững pháp luật chứng khoán có thể tạo ra nguy cơ vi phạm cao. Với các doanh nghiệp, những thay đổi của pháp luật, thắt chặt chính sách gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Rủi ro phi hệ thống có thể được hạn chế nhờ phương pháp đầu tư đa dạng hóa. Nếu mua cổ phiếu của các công ty khác nhau trong các ngành khác nhau, bạn có thể giảm thiểu rủi ro này. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể tích cực theo dõi thông tin và biến động thị trường, tập trung đầu tư dài hạn hoặc tìm đến các bên thứ ba giúp quản lý và tư vấn chuyên nghiệp.

Bạn cần tư vấn gì?