Thứ sáu, 29/3/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Call margin là gì? Khi nào nhà đầu tư bị call margin

Call margin (lệnh gọi ký quỹ) là trường hợp công ty chứng khoán đề nghị khách hàng nộp tiền hoặc tăng số lượng chứng khoán thế chấp.

Margin là hành động nhà đầu tư vay thêm tiền của công ty chứng khoán để tăng sức mua chứng khoán, sau đó sử dụng chính các chứng khoán đã mua làm tài sản thế chấp. Khi thị trường giảm giá, tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì cho phép, công ty chứng khoán sẽ thực hiện "call margin".

Ví dụ, một công ty chứng khoán đưa ra tỷ lệ ký quỹ duy trì là 40%. Nhà đầu tư có 200 triệu đồng và "margin" - vay thêm công ty chứng khoán 100 triệu để mua cổ phiếu A. Khối cổ phiếu A được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Giả sử giá cổ phiếu A giảm 45%, nếu không dùng margin, nhà đầu tư lỗ 90 triệu đồng. Nhưng vì dùng margin với sức mua tổng cộng 300 triệu đồng, giá trị chứng khoán lúc này chỉ còn 165 triệu đồng, tức "bốc hơi" 135 triệu đồng. Trừ đi phần vay từ công ty chứng khoán, tài sản ròng của nhà đầu tư còn 65 triệu đồng.

Tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán khi đó là 65/165 = 39,3%, thấp hơn tỷ lệ ký quỹ 40% cần phải duy trì nên công ty chứng khoán sẽ "call margin". Nhà đầu tư có hai lựa chọn: Hoặc bán một phần cổ phiếu hoặc nộp thêm tiền để tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán lớn hơn tỷ lệ cho phép.

Nếu nhà đầu tư không thực hiện yêu cầu này đúng thời hạn, công ty chứng khoán được quyền chủ động bán chứng khoán của nhà đầu tư mà không cần phải hỏi ý kiến. Nói cách khác, đây là một hình thức tịch thu tài sản đã thế chấp.

Mỗi công ty chứng khoán có quy định khác nhau về hình thức gọi ký quỹ. Thông thường, nhà đầu tư sẽ nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn điện thoại thông báo quyết định. Một số khác sử dụng email để gửi nhiều lần tuỳ theo mức độ tỷ lệ ký quỹ của khách hàng.

Như Công ty Chứng khoán Phú Hưng sẽ gửi thư cảnh báo cho khách hàng khi tỷ lệ ký quỹ tài khoản chỉ cao hơn 5% so với tỷ lệ ký quỹ duy trì. Khi tài khoản xuống dưới mức duy trì, công ty gửi tiếp thư "lệnh gọi ký quỹ" để yêu cầu bổ sung tài sản.

Thời hạn bổ sung tiền mặt hoặc xử lý tài sản để đưa tỷ lệ ký quỹ về ngưỡng ban đầu của mỗi công ty cũng khác nhau, nhưng thường không quá 2 ngày làm việc. Thậm chí, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng về tỷ lệ ký quỹ mà thời gian xử lý lệnh gọi giữa các tài khoản ở cùng một công ty cũng khác nhau.

Dưới đây là ví dụ về trạng thái và các ngưỡng kiểm soát khi giao dịch ký quỹ của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC), cập nhật đến ngày 20/4/2022.

Ngưỡng Tỷ lệ ký quỹ Trạng thái tài khoản
Ký quỹ ban đầu Lớn hơn hoặc bằng 100% Được giao dịch chứng khoán
Duy trì Lớn hơn 80% nhưng thấp hơn 100% Thiếu ký quỹ nhưng không bắt buộc nộp thêm bổ sung
Yêu cầu ký quỹ Lớn hơn 60% nhưng thấp hơn 80% Bắt buộc bổ sung tiền để trở lại ngưỡng ký quỹ ban đầu trong buổi sáng của ngày giao dịch hôm sau. Nếu không thực hiện được yêu cầu này thì phải bán giải chấp tài sản vào đầu giờ chiều.
Bắt buộc bán giải chấp Thấp hơn 60% Ngay khi tài khoản rơi vào trạng thái này thì công ty chứng khoán sẽ bán trong danh mục để trở lại ngưỡng ký quỹ ban đầu.

Chú thích: Tỷ lệ ký quỹ = Tài sản ròng/Yêu cầu ký quỹ ban đầu

Bạn cần tư vấn gì?