Thứ sáu, 8/11/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Năm loại cổ phiếu không nên mua

Những cổ phiếu bị làm giá, tính thanh khoản thấp, giá rẻ... có thể giúp nhà đầu tư sinh lời trong ngắn hạn nếu gặp sóng nhưng luôn tiềm ẩn rủi ro.

Để hạn chế rủi ro và thua lỗ, nhà đầu tư, đặc biệt những người mới tham gia thị trường còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức nên tránh mua những cổ phiếu sau:

Cổ phiếu có dấu hiệu làm giá

Một số nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm, vốn lớn, có nhiều quan hệ trên thị trường liên kết với nhau, với môi giới chứng khoán, thậm chí thông đồng với ban lãnh đạo công ty, để tạo cung cầu ảo, đẩy lên hoặc giảm giá cổ phiếu tạo sóng nhằm hưởng lợi từ chênh lệch giá.

Khi đó, lãnh đạo doanh nghiệp thường không chú tâm đến phát triển kinh doanh, chỉ tập trung đến giá cổ phiếu, đầu cơ hoặc cấu kết "đội lái" thổi giá cổ phiếu. Những người này nắm cuộc chơi trong tay, thao túng tâm lý nhà đầu tư nhỏ lẻ bằng cách tạo sóng ảo, biến các nhà đầu tư khác thành con rối để làm giàu cho họ.

Cổ phiếu BII bị làm giá tăng hơn hơn 30 lần khi lập đỉnh ngày 18/9/2022 với giá 33.800 đồng/cổ phiếu. Nguồn: Tradingview

Cổ phiếu BII bị làm giá tăng hơn hơn 30 lần khi lập đỉnh ngày 18/9/2022 với giá 33.800 đồng/cổ phiếu. Nguồn: Tradingview

Dấu hiệu điển hình của cổ phiếu bị làm giá là giá cổ phiếu có tăng trần nhiều phiên liên tục, sau đó lại giảm về giá cũ, rồi lại tăng gấp 5-6 lần. Khi giá cổ phiếu đạt đỉnh, đội lái sẽ xả hàng thu lời.

Cổ phiếu của các công ty có tranh chấp và lục đục nội bộ

Một doanh nghiệp phát triển đúng hướng, tăng trưởng ổn định hàng năm cần có sự đoàn kết giữa ban lãnh đạo và nhân viên, đồng lòng hợp nhất giữa các cổ đông lớn. Mâu thuẫn nội bộ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởn về thương hiệu và uy tín. Giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng sẽ giảm mạnh, khiến tài sản của các cổ đông bị suy giảm.

Giá cổ phiếu CTD lao dốc sau những thông tin kiện tụng giữa các cổ đông lớn năm 2017. Nguồn: Tradingview

Giá cổ phiếu CTD lao dốc sau những thông tin kiện tụng giữa các cổ đông lớn năm 2017. Nguồn: Tradingview

Dù kết quả giải quyết thượng tầng thế nào, việc mâu thuẫn nội bộ kéo dài sẽ khiến các cổ đông, đặc biệt những cổ đông nhỏ lẻ là người chịu thiệt hại nặng nhất khi phải chứng kiến giá cổ phiếu lao dốc.

Cổ phiếu thanh khoản thấp

Cổ phiếu có thanh khoản thấp là những cổ phiếu không được chú ý trên thị trường, có khối lượng giao dịch trung bình dưới 100.000 cổ phiếu/phiên. Những cổ phiếu dạng này không có tính thị trường nên khả năng tăng hay giảm giá phụ thuộc nhóm cổ đông lớn chi phối doanh nghiệp.

Với cổ phiếu thanh khoản thấp, nhà đầu tư gặp khó khăn khi bán ra, đặc biệt với khối lượng lớn, muốn cắt lỗ cũng khó vì mỗi phiên chỉ có vài nghìn đơn vị được khớp lệnh. Nếu muốn bán hết số cổ phần đang nắm giữ, nhà đầu tư phải bán dần trong nhiều phiên, có khi kéo dài hàng tháng, hàng năm.

Nguyên nhân thanh khoản thấp thường đến từ việc cơ cấu cổ đông quá cô đặc, lượng cổ phiếu giao dịch tự do ít. Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp vì quy mô hạn chế, không có lợi thế cạnh tranh hoặc mới niêm yết nên chưa được chú ý trên thị trường.

Theo các chuyên gia chứng khoán, cổ phiếu thanh khoản thấp không dành cho số đông, chỉ dành cho những nhà đầu tư thực sự am hiểu công ty, có khẩu vị rủi ro cao.

Cổ phiếu "trà đá"

Cổ phiếu trà đá là những cổ phiếu có thị giá thấp, tương đương giá của một cốc trà đá (dưới 5.000 đồng). Trong giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ năm 2021, thị giá của nhiều mã cổ phiếu trà đá đã tăng "sốc", thậm chí tăng gấp vài chục lần. Nhưng chỉ sau vài tháng, khi thị trường biến động, những mã cổ phiếu này lại quay trở về dưới mệnh giá và mất tính thanh khoản.

Không ít nhà đầu tư thích cổ phiếu thị giá thấp vì sẽ mua được lượng lớn với ít vốn, có thể gia tăng lợi nhuận theo cấp số nhân nếu gặp sóng, nhưng đi kèm rủi ro rất cao.

Bên cạnh đó, nhiều người không phân biệt được cổ phiếu đang bị giảm giá sâu của những doanh nghiệp có nền tảng tốt và cổ phiếu "rác" của những doanh nghiệp làm ăn sa sút, mục rỗng bên trong, sắp phá sản. Nếu nhà đầu tư mua phải cổ phiếu của một doanh nghiệp sắp bị hủy niêm yết, hoặc kinh doanh kém nhưng dùng thủ thuật gian lận báo cáo tài chính để thổi phồng lợi nhuận thì không khác gì mua giấy lộn với giá cao.

Cổ phiếu ngành tụt hậu

Nền kinh tế vận hành không ngừng. Những công ty không có chiến lược phát triển bền vững, không đầu tư công nghệ và đổi mới phương hướng sản xuất kinh doanh sẽ dần bị tụt hậu. Công ty kinh doanh tụt hậu cũng giống như bơi ngược dòng nước. Nhà đầu tư nhỏ lẻ không nên làm khó mình bằng cách đầu tư vào cổ phiếu của những công ty này.

Ví dụ: Một số công ty chuyên xây dựng thủy điện tại Việt Nam hoạt động rất mạnh mẽ trong những năm 2009-2010. Nhưng hiện nay, nước ta gần như không còn các vị trí để xây dựng đập thủy điện nữa, các công ty này dần tụt hậu. Thị giá cổ phiếu của các công ty này lao dốc về dưới mệnh giá 10.000 đồng/cp, thậm chí có những mã cổ phiếu giá chỉ 1.000 – 2.000 đồng/cổ phiếu.

Bạn cần tư vấn gì?