Thứ năm, 21/11/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Mây Ichimoku là gì?

Mây Ichimoku là chỉ báo kỹ thuật được dùng để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, xu hướng, đo lường động lượng và cung cấp tín hiệu giao dịch.

Mây Ichimoku tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo, một chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát triển bởi ông Satoru Hosoda, nhà báo người Nhật, và hoàn thiện vào năm 1969.

Chỉ báo này được gọi là mây Ichimoku vì nó có hình dạng giống như hình đám mây. Nó được xây dựng dựa trên các đường trung bình động (moving average), giúp nhìn ra những thông tin để giao dịch như xu hướng giá, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, tín hiệu ra vào lệnh. Bộ chỉ báo Ichimoku được cấu tạo bởi 5 đường trung bình động, bao gồm:

- Đường Tenkan-sen (đường chuyển đổi): được xác định bằng cách lấy tổng mức đỉnh cao nhất và mức đáy thấp nhất trong vòng 9 phiên giao dịch chia cho 2.

- Đường Kijun-sen (đường cơ sở): được xác định bằng cách lấy tổng của mức đỉnh cao nhất và mức đáy thấp nhất trong vòng 26 phiên giao dịch chia cho 2.

- Đường Senkou Span A: đường này được xác định bằng cách lấy tổng của đường Tenkan-sen và Đường kijun-sen sau đó đem chia cho 2. Thông thường đường Senkou Span A sẽ được vẽ về phía trước 26 phiên giao dịch.

- Đường Senkou Span B: đường này được xác định bằng cách lấy tổng của mức đỉnh cao nhất và mức đáy thấp nhất trong vòng 52 phiên chia cho 2. Giống như đường Senkou Span A, đường này cũng được vẽ về phía trước 26 phiên giao dịch.

- Đường Chikou Span: hay còn được gọi là đường trễ. Các giá trị của đường Chikou-Span chính là giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại, vẽ lùi về sau (quá khứ) 26 phiên.

2 đường Senkou Span A và B tạo thành một vùng có hình dáng giống đám mây, gọi là mây Ichimoku hay còn có tên gọi riêng là Kumo.

Bộ chỉ báo Ichimoku với vùng mây Kumo được hình thành từ 2 đường Senkou Span A và B, đường chuyển đổi (xanh lam), đường cơ sở (màu đỏ) và đường trễ (xanh lục). Ảnh: TradingView

Bộ chỉ báo Ichimoku với vùng mây Kumo được hình thành từ 2 đường Senkou Span A và B, đường chuyển đổi (xanh lam), đường cơ sở (màu đỏ) và đường trễ (xanh lục). Ảnh: TradingView

Nếu Kumo có đường Senkou-Span A nằm ở trên thì được gọi là mây tăng, đám mây sẽ có màu xanh. Ngược lại, nếu Senkou-Span B nằm trên thì gọi là mây giảm, vùng mây sẽ có màu đỏ. Dựa vào đám mây Kumo, nhà đầu tư có thể nhận ra một số xu hướng của thị trường.

Khi mây Kumo chuyển từ màu đỏ sang màu xanh, tức đường Senkou Span A cắt Senkou Span B từ dưới lên, báo hiệu khả năng tăng giá. Trong khi đó, mây Kumo chuyển từ màu xanh sang màu đỏ , tức Senkou Span A cắt Senkou Span B từ trên xuống, cảnh báo một xu hướng giảm giá.

Mây Kumo đổi từ đỏ sang xanh. Ảnh: TradingView

Mây Kumo đổi từ đỏ sang xanh. Ảnh: TradingView

Nếu giá đang nằm cao hơn đám mây thì giá có xu hướng tăng lên cao hơn nữa và ngược lại, nếu giá đang thấp hơn đám mây thì giá có thể sẽ tiếp tục giảm. Trường hợp giá nằm bên trong đám mây, cho thấy xu hướng thị trường đang không rõ ràng.

Ngoài ra, đám mây càng dày cho thấy thị trường giao dịch sôi nổi và ngược lại khi nhìn thấy đám mây mỏng thì chứng tỏ thị trường giao dịch ảm đạm. Ví dụ như mây xanh dày cho thấy lực mua đang chiếm ưu thế, mây đỏ dày cho thấy lực bán đang áp đảo.

Nhà đầu tư cũng có thể dựa vào sự thay đổi của các đường trung bình động để dự đoán xu hướng của giá.

Khi đường chuyển đổi đi lên trên đường tiêu chuẩn, báo hiệu khả năng giá sẽ tăng, nhà đầu tư nên đặt lệnh mua. Ngược lại, khi đường chuyển đổi cắt xuống dưới đường tiêu chuẩn, khả năng giá sẽ giảm, nhà đầu tư cân nhắc đặt lệnh bán.

Hay khi đường Chikou Span cắt đường giá từ dưới lên báo hiệu giá sẽ tăng, trong khi đường Chikou Span cắt đường giá từ trên xuống, khả năng giá sẽ giảm.

Mây Ichimoku được đánh giá là một chỉ báo kỹ thuật nâng cao, cung cấp nhiều thông tin hơn các công cụ phân tích kỹ thuật thông thường. Tuy nhiên, đây cũng không phải là chỉ bảo phân tích hoàn hảo.

Mây Ichimoku là một hệ thống giao dịch theo xu hướng nên thường có một độ trễ nhất định. Trong một thị trường không rõ ràng xu hướng, Ichimoku có thể đưa ra những tín hiệu sai lệch. Mặc dù có thể sử dụng độc lập, nhà đầu tư vẫn nên kết hợp Ichimoku với các chỉ báo khác để giảm thiểu rủi ro khi giao dịch.

Bạn cần tư vấn gì?