Thứ tư, 4/12/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Cách dùng hệ số Beta để đánh giá rủi ro của cổ phiếu

Nhà đầu tư dựa vào hệ số Beta để đánh giá mức độ rủi ro của cổ phiếu, từ đó ra quyết định đầu tư phù hợp với khẩu vị của mình.

Hệ số Beta ((β) trong chứng khoán được sử dụng để đo mức độ biến động và rủi ro của một cổ phiếu hoặc danh mục đầu tư so với mức biến động của thị trường chung. Các cổ phiếu có hệ số Beta cao hơn sẽ dễ bay hơi và rủi ro hơn các cổ phiếu có độ biến động thấp.

Ví dụ, một cổ phiếu có hệ số Beta là 2 và thị trường đang giảm 10%, theo lý thuyết, cổ phiếu đó sẽ giảm 20%.

Công thức tính hệ số Beta:

Cách dùng hệ số Beta để đánh giá rủi ro của cổ phiếu

Trong đó:

- Re: Tỷ suất sinh lời của chứng khoán.

- Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường.

- Variance (Rm): Phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán.

- Covariance (Re, Rm): Hiệp phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ suất sinh lời của chứng khoán.

Tỷ suất sinh lời của thị trường được tính như sau:

Cách dùng hệ số Beta để đánh giá rủi ro của cổ phiếu - 1

Trong đó:

- P1: giá đóng cửa điều chỉnh phiên đang xét.
- P0: giá đóng cửa điều chỉnh phiên trước đó.

Tuy nhiên, các app của công ty chứng khoán hiện nay đều cung cấp sẵn hệ số Beta của cổ phiếu. Nhà đầu tư không cần tính toán.

Ví dụ: App EntradeX của Chứng khoán DNSE có cung cấp sẵn các chỉ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp, trong đó Hệ số Beta của cổ phiếu là 0,95.

EntradeX của Chứng khoán DNSE cung cấp sẵn các chỉ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư có thể tham khảo, đánh giá cổ phiếu ra quyết định đầu tư phù hợp.

EntradeX của Chứng khoán DNSE cung cấp sẵn các chỉ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư có thể tham khảo, đánh giá cổ phiếu ra quyết định đầu tư phù hợp.

Qua đó, có thể tính được mức độ rủi ro của toàn danh mục bằng tổng của Beta của các cổ phiếu trong danh mục nhân với tỷ trọng của cổ phiếu đó.

Ví dụ: Danh mục của nhà đầu tư có 2 cổ phiếu: Cổ phiếu A (β = 0,8, tỷ trọng 60%) và cổ phiếu X (β = 0,7, tỷ trọng 40%). Hệ số Beta của danh mục là: 0,8 x 60% + 0,7 x 40% = 0,74

Ý nghĩa của hệ số Beta trong chứng khoán

Hệ số Beta bằng một (β = 1): Trong trường hợp này, mức độ biến động của cổ phiếu tương ứng với mức độ biến động của thị trường chung.

Hệ số Beta lớn hơn một (β > 1): Mức độ biến động của cổ phiếu sẽ lớn hơn mức độ biến động của thị trường.

Hệ số Beta nhỏ hơn một ( nằm trong khoảng 0 < β <1): Trong khoảng dao động này, mức độ biến động của cổ phiếu sẽ thấp hơn thị trường chung.

Hệ số Beta bằng 0 (β =0): Mức độ biến động của thị trường chung sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu này.

Hệ số Beta nhỏ hơn 0 (β <0): trường hợp này khá hiếm trên thị trường. Khi hệ số Beta của một cổ phiếu âm, đồng nghĩa cổ phiếu có phản ứng ngược với thị trường: Thị trường tăng, giá cổ phiếu sẽ giảm, nhưng khi lợi nhuận của thị trường giảm, giá cổ phiếu sẽ tăng.

Việc chọn cổ phiếu có hệ số Beta cao hay thấp tùy thuộc vào chiến lược đầu tư và khẩu vị rủi ro của mỗi nhà đầu tư. Một cổ phiếu dễ biến động hơn thị trường theo thời gian có hệ số Beta lớn hơn một và là cổ phiếu có hệ số Beta cao. Các cổ phiếu có hệ số Beta cao có thể rủi ro hơn nhưng mang lại tiềm năng thu được lợi nhuận cao hơn. Nếu một cổ phiếu có hệ số Beta thấp, có nghĩa cổ phiếu đó khá ổn định, ít biến động so với thị trường chung, rủi ro thấp nhưng tiềm năng thu được lợi nhuận thấp hơn.

Hệ số Beta chứng khoán là một trong những hệ số quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng trong việc định hướng các quyết định đầu tư, đặc biệt đối với những nhà đầu tư dài hạn. Chỉ số này được tính dựa trên công thức toán học rõ ràng, vì vậy nhà đầu tư không cần phải dựa vào phỏng đoán hoặc tin đồn để ước tính tỷ suất sinh lời.

Ngoài ra, hệ số Beta thường được sử dụng như một phần quan trọng của Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), đo lường chi phí vốn chủ sở hữu cho một cổ phiếu, giúp các nhà đầu tư định giá và phân tích cổ phiếu.

Tuy nhiên, hệ số Beta dựa trên biến động giá trong quá khứ, nên không phù hợp để đánh giá các công ty mới thành lập, mới lên sàn, lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO).

Để đem lại hiệu quả trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần phải kết hợp thêm những chỉ số khác để định giá cổ phiếu và đánh giá doanh nghiệp như P/E, ROE, ROA, EBIT...

Bạn cần tư vấn gì?