Chủ nhật, 22/12/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Cổ phiếu phòng thủ là gì?

Cổ phiếu phòng thủ thường tăng trưởng chậm nhưng mang lại cho nhà đầu tư một “lớp đệm” trước những đợt suy thoái của thị trường.

Cổ phiếu phòng thủ còn gọi là cổ phiếu không theo chu kỳ vì ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế mở rộng hay suy thoái. Những cổ phiếu này thường mang lại cổ tức và tương đối ổn định, bất kể hình hình của thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thâm niên thường sử dụng chiến lược phòng thủ khi không chắc chắn về thị trường.

Cổ phiếu của các công ty lâu đời trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu, tiện ích và chăm sóc sức khỏe là những ví dụ phổ biến về cổ phiếu phòng thủ.

- Tiện ích, bao gồm các công ty trong lĩnh vực điện, nước, khí đốt và quản lý chất thải cung cấp các dịch vụ cần thiết...

- Hàng thiết yếu, các mặt hàng chủ lực như đồ gia dụng, đồ vệ sinh cá nhân, thực phẩm và đồ uống luôn được người tiêu dùng ưu tiên trong bất kỳ tình hình kinh tế.

- Chăm sóc sức khỏe là một hàng hóa hoặc dịch vụ khác mà người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua trong một nền bối cảnh kinh tế nhiều biến động, đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra. Lĩnh vực này bao gồm bảo hiểm, dược phẩm, thiết bị y tế và bệnh viện.

- Viễn thông, bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ cáp, điện thoại và internet, là những dịch vụ mà người tiêu dùng không bao giờ ngừng cần, ngay cả khi kinh tế khó khăn.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ cổ phiếu nào trong các nhóm kể trên đền là cổ phiếu phòng thủ. Chỉ có những cổ phiếu đến từ doanh nghiệp có dòng tiền dồi dào, nợ vay thấp, lịch sử chi trả cổ tức đều đặn và lịch sử kinh doanh tốt mới đáng để nhà đầu tư quan tâm.

Cách xác định cổ phiếu phòng thủ

- Cổ tức: Công ty trả cổ tức ổn định thàng năm, có thể trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ tức bằng cổ phiếu, trong đó cổ tức bằng tiền mặt thường chiếm tỷ trọng lớn hơn.

- Hệ số Beta: Cổ phiếu phòng thủ luôn có hệ số Beta nhỏ hơn một.

- Chỉ số P/E: Là một trong những chỉ số phù hợp để định giá cổ phiếu. Với cổ phiếu phòng thủ, tỷ lệ P/E thường thấp.

Ưu và nhược điểm của cổ phiếu phòng thủ

Ưu điểm Nhược điểm

- Ổn định: Nhu cầu của hàng hóa thiết yếu và dịch vụ liên quan đến cổ phiếu phòng thủ luôn cao trong bất kỳ giai đoạn kinh tế nào. Hơn nữa, việc chi trả cổ tức đều đặn cũng là một điểm cộng của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thuộc nhóm phòng thủ.

- Rủi ro thấp. Việc bổ sung danh mục đầu tư với những cổ phiếu này giống như một biện pháp bảo vệ chống lại những thay đổi đột ngột trên thị trường chứng khoán, bảo vệ tài sản của nhà đầu tư.

- Có xu hướng hoạt động tốt hơn khi thị trường suy thoái.

- Tăng trưởng thấp: Mặt trái của sự ổn định là các cổ phiếu phòng thủ hiếm khi tăng trưởng nhanh.

- Có thể được định giá quá cao: Cổ phiếu phòng thủ thường được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong thời gian thị trường biến động, nên có thể được định giá quá cao. Điều này cũng có thể khiến cổ phiếu có giá trị tăng cao giả tạo trong thời kỳ suy thoái.

- Hoạt động kém hiệu quả trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế tốt

Bạn cần tư vấn gì?