Chủ nhật, 8/9/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Chỉ báo Bollinger Bands là gì?

Bollinger Bands là một công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật để đo lường biến động của thị trường.

Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật được cấu tạo từ các đường trung bình động đơn giản (simple moving average). Chỉ báo này gồm có 3 dải, bao gồm:

- Dải giữa (Middle Band) là đường trung bình động đơn giản chu kỳ 20 ngày (SMA20); được tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa.

- Dải trên (Upper Band) được tính bằng cách lấy đường SMA cộng với 2 lần độ lệch chuẩn

- Dải dưới (Lower Band) được tính bằng cách lấy đường SMA trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn

Trong đó, độ lệch chuẩn cho thấy sự chênh lệch về giá trị của từng thời điểm đánh giá so với giá trị trung bình. Hơn nữa, nó là một đại lượng để đo mức độ phân tán của tập dữ liệu.

Các nhà giao dịch dài hạn có thể áp dụng chu kỳ dài hơn và độ lệch chuẩn cao hơn, trong khi các nhà giao dịch ngắn hạn có thể điều chỉnh chu kỳ và độ lệch chuẩn ở mức thấp hơn.

Chỉ báo Bollinger trên biểu đồ giá cổ phiếu VND. Ảnh: TradingView

Chỉ báo Bollinger trên biểu đồ giá cổ phiếu VND. Ảnh: TradingView

Thông thường, với thị trường trong xu hướng sideway, các nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược bán ra khi giá chạm vào dải trên và mua vào khi giá chạm vào dải dưới của Bollinger Band.

Tuy nhiên khi ở xu hướng tăng hoặc giảm mạnh của thị trường thì chiến lược này lại khá rủi ro.

Một trong những phương pháp giao dịch phổ biến khác khi sử dụng chỉ báo Bollinger Bands đó là sự thu hẹp (Bollinger Squeeze)

Sự thu hẹp là hiện tượng xảy ra khi 2 dải trên và dưới của Bollinger Band chuyển động lại gần nhau và dần tiến sát đến dải giữa, thể hiện rằng giá chứng khoán đang trong giai đoạn tích lũy, biến động thấp.

Đây là một tín hiệu cho thấy giá chứng khoán chuẩn bị có những biến động mạnh và nhanh trong tương lai. Tuy nhiên, dải bollinger thu hẹp không phải là tín hiệu giao dịch bởi bởi nó không dự báo cho xu hướng giá tăng hay giảm trong tương lai.

Dải Bollinger bó hẹp lại trước khi tăng mạnh. Ảnh: TradingView

Dải Bollinger bó hẹp lại trước khi tăng mạnh. Ảnh: TradingView

Cũng giống như các chỉ báo khác, dải Bollinger không phải lúc nào cũng chính xác 100%. Bên cạnh những thông tin Bollinger Band cung cấp, nhà giao dịch nên sử dụng cùng với các công cụ phân tích khác để xác định rõ hơn xu hướng thị trường, giảm thiểu rủi ro.

Dải Bollinger dựa trên đường trung bình động đơn giản, sử dụng các điểm dữ liệu trong quá khứ. Do đó, đây là một chỉ báo có dộ trễ, các dải sẽ luôn thay đổi với các động thái giá, và không dự báo chúng. Điều này có nghĩa là các nhà giao dịch có thể không nhận được tín hiệu giao dịch cho đến khi chuyển động giá đang diễn ra.

Bạn cần tư vấn gì?