Thứ sáu, 15/11/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán

Hiểu được các cung bậc cảm xúc trong đầu tư chứng khoán có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt, thành công hơn trong dài hạn.

Nhà đầu tư chuyên nghiệp thường dựa vào tâm lý chung thị trường để ra quyết định bán ra và mua vào hợp lý, tối ưu hóa lợi nhuận. Dưới đây là 16 cung bậc cảm xúc nhà đầu tư chứng khoán thường trải qua:

16 cung bậc cảm xúc thường có trong đầu tư chứng khoán.

16 cung bậc cảm xúc thường có trong đầu tư chứng khoán.

1. Nghi ngờ

Đây là giai đoạn cổ phiếu bắt đầu tăng nhẹ sau thời gian dài tích lũy. Nhiều nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu ở vùng giá này tuy nhiên còn nghi ngờ, không biết mã cổ phiếu có thực sự tăng giá hay chỉ là nhịp hồi ngắn hạn. Do đó, nhiều nhà đầu tư chần chừ chưa mua cổ phiếu ở giai đoạn này mà tiếp tục quan sát xu hướng.

2. Hi vọng

Một vài nhà đầu có kinh nghiệm sẽ nhận ra xu hướng tăng của thị trường theo chu kỳ, đặc biệt những mã cổ phiếu theo dõi trước đó. Lúc này, nhà đầu tư bắt đầu mua vào các cổ phiếu có tiềm năng và hy vọng nó sẽ tăng giá trong tương lai gần.

3. Lạc quan

Thanh khoản thị trường tăng được xác minh bởi khối lượng giao dịch lớn trong ngày. Lực mua áp đảo. Giá cổ phiếu tăng nhanh. Điều này càng thu hút dòng tiền. Nhà đầu tư vô cùng lạc quan với các triển vọng sắp tới của doanh nghiệp. Đây cũng là giai đoạn đặc biệt hấp dẫn nhà đầu tư mới (F0) tham gia thị trường

4. Niềm tin

Lúc này, những người mua cổ phiếu trước đó đã có lợi nhuận, nhưng họ tiếp tục kỳ vọng vào sự tiềm năng của doanh nghiệp cũng như cổ phiếu doanh nghiệp đó trong tương lai. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đổ thêm tiền vào danh mục của mình, mua thêm cổ phiếu.

5. Cảm xúc

Thông thường trong giai đoạn này, nhiều tin tức hỗ trợ được đưa ra, mang lại cảm xúc tích cực cho nhà đầu tư. Thực tế, chứng khoán là phản ánh tương lai. Những tin tích cực này chính xác đã được phản ánh vào giai đoạn lạc quan từ trước đó. Giai đoạn này tiếp tục thu hút dòng tiền và gia tăng số lượng nhà đầu tư mới.

6. Hưng phấn

Từ cảm xúc chuyển sang hưng phấn là rất nhanh. Khi đạt được mức lợi nhuận vượt cả kỳ vọng, nhiều nhà đầu tư cảm thấy tự tin vào khả năng đầu tư của mình. Không ít nhà đầu tư dồn toàn bộ số tiền có được và dùng đòn bẩy (ký quỹ hay còn gọi margin) để đầu tư nhiều hơn.

Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ nhận ra đây là đỉnh sóng và thực hiện chốt lãi.

7. Thỏa mãn

Thị trường bắt đầu có dấu hiệu đi ngang, nhưng đa số nhà đầu tư F0 không nhận ra được vì đang thỏa mãn với lợi nhuận có được một cách nhanh chóng. Tin tức hỗ trợ vẫn còn, do đó dòng tiền tiếp tục chảy vào chứng khoán. Nhà đầu tư mua cổ phiếu ở giai đoạn này thường rơi vào tình trạng "đu đỉnh".

8. Lo ngại

Thị trường bắt đầu xu hướng giảm, tài khoản của nhiều nhà đầu tư cũng giảm theo. Tâm lý lo lắng dần xuất hiện, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa dám đưa ra quyết định với danh mục của mình.

9. Từ chối

Tài khoản âm, mức lỗ ngày một tăng, nhưng nhà đầu tư không muốn cắt lỗ vì họ không tin thị trường đang bước vào giai đoạn phân phối. Nhà đầu tư vẫn tin vào khả năng hồi của thị trường sau vài nhịp điều chỉnh.

10. Sợ hãi

Giá cổ phiếu rơi vào đà giảm nhiều phiên liên tiếp, nếu tăng thì chỉ tăng nhẹ một phiên rồi lại quay đầu giảm sâu tiếp. Nhà đầu tư bắt đầu lo sợ khi số vốn bỏ ra bị hao hụt từng ngày.

11. Tuyệt vọng

Tài khoản âm thậm chí quá nửa, lỗ hơn 50%. Lúc này cắt lỗ cũng không còn ý nghĩa, nhà đầu tư rơi vào tuyệt vọng, chỉ mong mỏi được hòa vốn (về bờ).

12. Hoảng loạn

Thị trường bước vào giai đoạn xuống giá (thị trường con gấu). Nhiều tài khoản bị gọi ký quỹ (call margin) rồi bán giải chấp dẫn đến tâm lý hoảng loạn đối với nhiều nhà đầu tư.

13. Bán tháo

Vì hoảng loạn, nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu bất chấp mức giá thấp. Chính điều này càng khiến cho thị trường xuống giá hơn.

14. Thất vọng

Thị trường tiếp tục chuỗi ngày giảm điểm. Nhà đầu tư cảm thấy không còn hi vọng về bờ. Tâm trạng trở nên tiêu cực. Nhiều người bất mãn có thái độ và lời lẽ không hay về doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp và thị trường. Họ cho rằng thị trường chứng khoán là canh bạc, không phải kênh đầu tư.

15. Rời bỏ thị trường

Mất niềm tin vào thị trường, nhà đầu tư có tâm lý ân hận, hối tiếc và tự hứa sẽ không bao giờ "chơi" chứng khoán nữa. Thanh khoản thị trường lúc này gần như cạn kiệt vì không còn ai mua và nhà đầu tư cũng không còn bán ở giá thấp nữa.

16. Mất niềm tin

Thị trường chứng khoán không còn là một kênh đầu tư yêu thích. Dòng tiền dần chuyển sang các kênh đầu tư khác an toàn hơn như gửi tiết kiệm. Nhà đầu tư mất niềm tin hoàn toàn vào chứng khoán.

Nếu là nhà đầu chuyên nghiệp, giai đoạn 15 và 16 sẽ là thời điểm lý tưởng để "bắt đáy", khởi đầu cho giai đoạn nghi ngờ.

Bạn cần tư vấn gì?