Thứ sáu, 24/1/2025
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Hoạt động tự doanh chứng khoán

Tự doanh là hoạt động mà công ty chứng khoán đóng vai trò như một nhà đầu tư trên thị trường.

Họ sẽ mua bán chứng khoán cho chính mình thông qua cơ chế giao dịch khớp lệnh, thoả thuận trên các sàn chứng khoán hoặc thị trường phi tập trung. Mục đích của hoạt động này là thu lợi nhuận từ chênh lệch giá và dự trữ để đảm bảo tính thanh khoản của thị trường.

Giai đoạn 2005-2010, tự doanh là nghiệp vụ chính và chiếm nguồn thu lớn tại các công ty chứng khoán. Đến giai đoạn khó khăn 2011-2015, hầu hết công ty thu hẹp nghiệp vụ này hoặc chuyên nghiệp hóa thông qua tách bạch hoạt động quản lý quỹ với hoạt động cốt lõi.

Theo Luật Chứng khoán, công ty chứng khoán chỉ được cấp phép hoạt động tự doanh khi có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng và đã được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình. Họ cũng buộc thông báo cho khách hàng biết nếu là đối tác trong giao dịch thoả thuận với khách hàng.

Có hai trường hợp không được xem là tự doanh gồm mua, bán chứng khoán do sửa lỗi giao dịch và mua, bán cổ phiếu của chính công ty chứng khoán. Trong trường hợp bị đình chỉ nghiệp vụ này, công ty chứng khoán chỉ được bán chứ không được tăng thêm các khoản đầu tư (trừ khi phải mua để sửa lỗi giao dịch, làm tròn lô lẻ hoặc thực hiện quyền liên quan đến chứng khoán đang nắm giữ).

HoSE và HNX quy định lệnh tự doanh của công ty chứng khoán trong nước có ký hiệu là P, nhằm phân biệt với lệnh của nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.

Bạn cần tư vấn gì?