Thứ sáu, 22/11/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Có kế hoạch dài hạn và quản lý cảm xúc tốt là nguyên tắc giúp anh Hồng Bội, một nhà đầu tư gần 20 năm trên thị trường chứng khoán, hạn chế rủi ro.

Sau một thời gian làm công ăn lương rồi tự khởi nghiệp, anh Hồng Bội (sinh năm 1964) sống tại TP HCM thấy ngoài việc tự kinh doanh, bản thân cần phải dùng tiền để đầu tư vào doanh nghiệp khác, giúp đa dạng cách tích lũy và sinh lời.

Cuối năm 2002, anh thấy Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP HCM đăng bán cổ phiếu CII nên dùng 50 triệu đồng đăng ký mua.

Giữ lô cổ phiếu trên hơn một năm thì CII niêm yết. Lúc bấy giờ, anh mới tìm hiểu "lên sàn" là gì và đăng ký tài khoản giao dịch chứng khoán. Thời điểm đó, anh Bội cho biết không tìm hiểu nhiều thông tin mà cứ chọn các công ty dẫn đầu trong ngành để mua cổ phiếu, có khi mua cả chục mã khác nhau.

Giai đoạn đầu tham gia đầu tư chứng khoán, anh Bội cứ mua rồi bán liên tục. Sau một thời gian, anh nhận ra cách này không hợp lý. Anh chuyển sang mua cổ phiếu tích trữ lâu dài, khoảng 5-7 năm hoặc lâu hơn.

"Tôi thấy việc mua rồi bán cổ phiếu liên tục rất mất thời gian. Bản thân tôi còn công việc chính để làm, không thể sáng nào cũng mở bảng giá lên theo dõi và canh thời điểm để mua và bán", anh giải thích.

Từ năm 2002-2016, nhà đầu tư này đã mua hơn 10 mã cổ phiếu, có mã giữ trung hạn, có mã nắm dài lâu, hầu hết trong số đó đều có lợi nhuận tốt. Anh Bội cho biết IRR (tỷ suất thu nhập nội bộ) của giai đoạn này vào khoản 26,11% mỗi năm. Trong đó, mã cổ phiếu đem lại tiền lời nhiều nhất là VNM khi IRR trong 8 năm là 37,98% một năm. Mã cổ phiếu giữ lâu nhất và sinh lời nhiều thứ hai là CII, có IRR trong 13 năm là 32,75% một năm. Trong danh mục đầu tư, riêng HAG là mã cổ phiếu duy nhất khiến anh chịu lỗ.

Giai đoạn này, thị trường trải qua nhiều đợt biến động mạnh, không ít người bán tháo để cắt lỗ, nhưng anh Bội vẫn bình tĩnh, thậm chí còn rót vốn thêm khi có tiền nhàn rỗi. Theo anh, sự tăng giảm thị giá của một cổ phiếu là đương nhiên. Mã nào tăng rồi cũng có lúc quay đầu, mã nào giảm rồi cũng tăng giá trở lại. Vì thế, khi đầu tư cổ phiếu dài hạn, anh gần như không lo về diễn biến nhất thời của thị trường.

Nhà đầu tư đang quan sát bảng giá tại một công ty chứng khoán ở TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Nhà đầu tư đang quan sát bảng giá tại một công ty chứng khoán ở TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

"Nguyên tắc đầu tư của tôi là bỏ tiền vào một kênh chậm và đều, tích trữ lâu năm. Đầu tư cổ phiếu tích lũy có rủi ro rất thấp. Chính thời gian nắm giữ lâu sẽ giúp mình không bị lỗ mỗi khi thị trường biến động xấu", anh nói và lưu ý thêm, muốn đầu tư lâu dài cần có kế hoạch tài chính dài hạn để dự liệu trước khi nào mới cần những món tiền lớn.

Quan sát thị trường gần 20 năm, nhà đầu tư này cho rằng hiện tại phần đông mua cổ phiếu rồi bán kiếm lời, ít ai mua để tích trữ nên họ dành thời gian rất nhiều để lùng sục tin tức thời sự. Trong khi đó, với kế hoạch đầu tư dài hạn, anh luôn tập giữ bình tĩnh, tránh để cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của mình. Do có, cơ cấu đầu tư là những doanh nghiệp dẫn đầu ngành, nhà đầu tư này gần như "lãnh cảm" với các tin tức xấu trên thị trường. Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất thời, các mã cổ phiếu anh mua gần như đều lấy lại giá trị và tăng trưởng tốt.

Anh khuyên các nhà đầu tư không nên quá nhạy cảm và sợ hãi, bán tháo khi thị trường xuống dốc và cũng tránh tham lam, dồn hết tiền khi cổ phiếu đang sinh lời mạnh. "Tất nhiên đây là việc không dễ, bản thân tôi cũng mất khoảng 13 năm để va vấp trên thị trường và học cách quản lý cảm xúc, kiểm soát lời - lỗ và quản trị tài sản", anh Bội nói thêm.

Gần 20 năm tham gia đầu tư, đến nay anh vẫn giữ quan điểm thận trọng với thị trường cổ phiếu khi bản thân chưa thật sự hiểu về nó. Suốt thời gian qua, nhà đầu tư này không rót quá 20% tài sản của mình vào cổ phiếu. Số tiền nhàn rỗi còn lại, anh ưu tiên cho quỹ mở, phù hợp với khẩu vị chấp nhận rủi ro thấp của mình.

Anh Bội dần chuyển cơ cấu tài sản của mình sang quỹ mở từ cuối năm 2015, đầu năm 2016. Theo anh, đây là kênh đầu tư phù hợp với bản thân vì không cần chọn cổ phiếu mà chỉ cần rót tiền cho các quỹ, họ sẽ đầu tư hộ. Hiện tại, các quỹ đầu tư cổ phiếu chiếm khoảng 30% và quỹ đầu tư trái phiếu chiếm 10% tổng tài sản đầu tư của anh. Từ tháng 1/2016 đến nay, IRR của giai đoạn đầu tư qua quỹ mở là 22,47% một năm.

Theo anh Bội, bất kỳ ai cũng đều có thể đầu tư và cần phải đầu tư tích lũy tài sản. Tuy nhiên, để kiếm tiền chính bằng thị trường cổ phiếu, đòi hỏi chúng ta nhiều kỹ năng như tiếp nhận, xử lý, phân tích thông tin... Với những ai không có kỹ năng trên, có thể cân nhắc quỹ mở thay vì đầu tư trực tiếp cổ phiếu.

Tất Đạt

Độc giả có thể gửi bài viết về chia sẻ kinh nghiệm đầu tư thành công hoặc thất bại tại đây hoặc về kinhdoanh@vnexpress.net

Bạn cần tư vấn gì?