Thứ sáu, 27/12/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Bán khống là gì?

Bán khống (short selling) là một chiến lược đầu tư cho phép sinh lời từ việc giá cổ phiếu giảm, nhưng không dành cho tất cả mọi người.

Bán khống thực chất là hoạt động bán cổ phiếu mà người bán không sở hữu vào thời điểm thực hiện giao dịch. Khi bán khống, nhà đầu tư mượn chứng khoán từ tài khoản của nhà môi giới và bán trong trường hợp dự đoán giá chứng khoán giảm, sau đó mua lại với giá thấp hơn trong tương lai nhằm thu lợi.

Bán khống là vay/mượn tài sản (cổ phiếu) để bán giá cao, sau đó mua lại ở vùng giá thấp nhằm mục đích kiếm lời. Ảnh: Shutterstock

Bán khống là vay/mượn tài sản (cổ phiếu) để bán giá cao, sau đó mua lại ở vùng giá thấp nhằm mục đích kiếm lời. Ảnh: Shutterstock

Ví dụ: Bạn vay 1.000 cổ phiếu V., sau đó bán trên thị trường chứng khoán với giá 110.000 đồng/cp, nhận về 110 triệu đồng. Nếu giá cổ phiếu V. giảm 5.000 đồng/cp, bạn dùng 110 triệu đồng của mình mua lại 1.000 cổ phiếu V. chỉ với giá 105 triệu đồng. Như vậy, bạn kiếm được 5 triệu đồng khi bán khống.

Trường hợp ngược lại, cổ phiếu V. tăng 5.000 đồng/cp, bạn sẽ phải mua lại số cổ phiếu trên với giá 115 triệu đồng, tức là lỗ 5 triệu đồng.

Cách bán khống

Để bán khống cổ phiếu, nhà đầu tư cần có tài khoản ký quỹ, có tiền mặt hoặc vốn cổ phần trong tài khoản ký quỹ đó làm tài sản thế chấp. Nhà đầu tư phải giữ đủ vốn chủ sở hữu trong tài khoản làm tài sản thế chấp cho khoản vay ký quỹ (ít nhất 25% theo quy định của từng công ty chứng khoán) nhằm duy trì vị thế bán (giữ cổ phiếu đã vay). Nhà đầu tư sẽ phải trả lãi cho những cổ phiếu đã vay và đảm bảo duy trì các yêu cầu về ký quỹ trong suốt thời gian nắm giữ cổ phiếu đó.

Khi giá cổ phiếu giảm, nhà đầu tư đóng vị thế bán bằng cách mua số lượng cổ phiếu đã vay với giá thấp hơn, sau đó trả lại cho công ty chứng khoán. Để có lợi nhuận, nhà đầu tư nên cân nhắc số tiền lãi suất, hoa hồng và phí phải trả.

Tại Việt Nam, đến nay, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chưa cho phép áp dụng hình thức giao dịch bán khống trên thị trường chứng khoán cơ sở. Một số nhà đầu tư "lách luật" bằng cách giao dịch cá nhân, thực hiện vay mượn giữa các nhà đầu tư cá nhân với nhau, hay còn gọi "bán nhờ trên tài khoản người khác". Tuy nhiên, phương pháp này khá phức tạp và không được áp dụng phổ biến.

Nhà đầu tư có thể thực hiện bán khống trên thị trường chứng khoán phái sinh dựa vào phương thức giao dịch hai chiều của thị trường này. Khi đó, nhà đầu tư có thể bán chứng khoán (hợp đồng tương lai chỉ số VN30) mặc dù không sở hữu cổ phiếu cơ sở, miễn là nhà đầu tư có đủ tiền ký quỹ.

Rủi ro bán khống

Mặc dù phương thức này có thể đem lại nguồn lợi lớn nhưng rủi ro cũng rất cao, cho dù là hình thức giao dịch chứng khoán cơ sở hay bán khống chứng khoán phái sinh. Khi thị giá cổ phiếu tăng, người giao dịch bán khống rất dễ bị lỗ, thậm chí khoản lỗ không giới hạn.

Trong thời gian chờ bán khống chứng khoán, nhà đầu tư phải chịu các khoản lãi cho tài khoản ký quỹ. Tiền lãi phát sinh sẽ ngày càng nhiều, nếu thời gian chờ mua lại quá lâu.

Hơn nữa, việc bán khống không có sự quản lý chặt chẽ nên dễ xuất hiện những vụ thao túng cổ phiếu và gây tổn thất cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Hình thức bán khống có sức hút bởi lợi nhuận lớn mang đến cho nhà đầu tư, nhưng cũng có thể khiến nhà đầu tư tổn thất nặng. Do đó, giao dịch bán khống không dành cho các cá nhân ít kinh nghiệm, đặc biệt trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động. Nhà đầu tư tư cần tìm hiểu rõ về chứng khoán, thị trường, các nguyên tắc cắt lỗ, phân tích kỹ thuật... ra sao để quyết định hướng đầu tư đúng đắn cho mình.

Bạn cần tư vấn gì?