MỹTS Võ Văn Giàu, 38 tuổi, cùng cộng sự, phát hiện ra gene chủ đạo ngăn chặn tình trạng chết tế bào não, mở đường cho chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer.
Từ kỹ sư hóa dầu, TS Nguyễn Ngọc Tuân chuyển hướng nghiên cứu vật liệu sinh học, cùng cộng sự phát triển thành công dây chằng nhân tạo phân hủy sinh học và thúc đẩy tái tạo mô dây chằng.
Suốt thời thơ ấu đạp xe hơn 20 km đi học, Trần Mạnh Trí quyết tâm theo đuổi con đường nghiên cứu lĩnh vực hóa học rồi trở thành chủ nhân giải Tạ Quang Bửu 2024.
GS.TS Phùng Văn Đồng cùng cộng sự phát hiện ra mô hình có thể dự đoán khối lượng neutrino và sự tồn tại phổ biến của vật chất tối nhằm khai phá những bí ẩn vũ trụ.
GS.TS Đinh Thị Mai Thanh cùng cộng sự tổng hợp thành công vật liệu mới mang thuốc, có khả năng tiêu diệt 75% tế bào ung thư bàng quang.
MỹGS Nguyễn Ngọc Tú, Đại học Kennesaw State University (Mỹ)được bầu vào Ban Chủ tịch và bổ nhiệm làm Chủ tịch quỹ học bổng dành cho sinh viên dự hội thảo lượng tử, diễn ra tháng 9 tại Montréal, Québec, Canada.
TS Nguyễn Thị Phương Thảo, Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec, được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu, nhờ thành tích xuất sắc, khả năng tạo tác động lớn trong lĩnh vực nghiên cứu.
TS Lê Xuân Lực, 34 tuổi, cùng cộng sự phát triển thành công đầu dò loại nhiều chân cho phép tiếp xúc nhiều điểm có thể đo hiệu suất chip chính xác hơn.
PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Đại học Connecticut được bầu vào lớp thành viên cấp cao năm 2024 của Học viện sáng chế Mỹ vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu.
Sang Mỹ, từng làm đủ nghề, có lúc tưởng chừng giấc mơ sụp đổ, TS David Vu nhận ra 'chỉ có con đường học vấn mới thay đổi được hiện tại' và anh trở thành chủ nhân của 28 bằng sáng chế.
Khát khao tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh ung thư, TS Nguyễn Chí Long, Đại học Chicago tin nghiên cứu về cơ chế tế bào ung thư di căn có thể ngăn chặn bệnh phát triển.
TS Nguyễn Chung cùng các cộng sự tại Australia đang nghiên cứu phát triển cảm biến siêu nhỏ có khả năng phát hiện khí amoniac trong hơi thở, cảnh báo các vấn đề về sức khỏe.
Trong lĩnh vực thần kinh, một hội chứng có tên ALS khiến người bệnh liệt và tử vong, chưa có thuốc điều trị, Trần Lê Bảo Châu cùng cộng sự tại Đại học Melbourne, nghiên cứu công nghệ mới để tìm nguyên nhân.