Sẽ là không quá khi nói rằng, mỗi mùa gặt là một lễ hội kéo dài, với từng đoàn xe nối đuôi nhau đưa lúa về; lũ trẻ cùng nhau nô đùa, nghịch ngợm...
Có lẽ nhờ có em mà chị có vinh hạnh được nếm nhiều mùi tuổi thơ nhất, cái mùi đòn roi không phải đứa trẻ nào bây giờ cũng được nếm thử.
Mỗi mùa trung thu, tay mấy đứa con nít lại chi chít vết xướt do tre cứa, lại phồng rộp lên do mài miệng lon bia. Duy chỉ có khuôn mặt là rạng ngời lên qua ánh nến giấy màu hồng hào, ấm áp.
Có những lúc, áp lực cuộc sống khiến bản thân cảm thấy chán nản, buông xuôi. Từ tận nơi sâu thẳm nơi trái tim mình, bạn chỉ muốn cất lên tiếng nói nghẹn ngào "Nhớ lắm. Tuổi thơ ơi".
Từ rất sớm, nó đã vội gọi điện về nhà khi ba mẹ vẫn đang chìm trong giấc ngủ. Nó hiểu, đó là điều khác lạ hơn mọi khi, nhưng đó lại là điều nó muốn làm vì ý định đó đã ấp ủ trong lòng mấy ngày nay - ngày sinh nhật của ba.
Hạnh phúc thật bình dị, đó là có chốn bình yên để tìm về và có một vòng tay ôm chặt để san sẻ yêu thương.
Ngoài sân mưa rơi tí tách. Đĩa cơm rang đã nguội. Nó thốt lên: “Cảm ơn bố mẹ đã cho con những bài học làm người tuyệt vời nhất! Yêu bố mẹ nhiều!”.
Ngày mùa, người lớn đi gặt còn trẻ con chạy lăng xăng, đứa đi bắt cào cào, đứa mót lúa, đứa lại thả diều... tiếng cười vang khắp cánh đồng.
Đêm về trên xóm bản. Bếp lửa người ngồi quanh. Khói nhòe cay mắt đắng. Lửa say mặt ửng hồng.
Tôi có một tuổi thơ rất tuyệt vời. Đó là điều tôi cảm thấy đắc ý vô cùng khi có cơ hội nói chuyện với ai đó về tuổi thơ của tôi.
Nhìn cảnh vật xung quanh và con người làng bản quê ngoại, trong lòng tôi lâng lâng khó tả. Tôi tự thủ thỉ trong lòng, quê ngoại nay đã khác thật rồi...
Khi phải đối mặt với những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống hay vấp ngã trên đường đời, gia đình là nơi đầu tiên tôi muốn tìm về.
Lắng nghe những giọt mưa đêm rơi, tôi lại nhớ những cơn mưa ở quê, nhớ con đường quê ấy đầy ắp những kỷ niệm và thấy thương bố mẹ nhiều lắm.
Quê tôi ngát thơm hương thị. Dáng ai cô Tấm ngày xưa. Đêm trăng nghe bà kể chuyện. Lung linh vọng tiếng ầu ơ.
Tôi thích nhất là món bỏng gậy, có màu hồng màu trắng. Mua về rồi tách ra thành từng thanh nhỏ giả làm điếu thuốc. Cả lũ đều làm thế, rồi giả làm đại ca, đồ đệ châm thuốc cho nhau.
Tác giả nhớ bà khôn nguôi, người bà yêu thương, kể những câu chuyện cổ tích thắp lên cho con cháu những hy vọng, ước mơ.
Tôi sinh ra và lớn lên ở dải đất miền Trung nắng mưa khắc nghiệt. Bố mẹ làm việc vất vả lắm mới lo đủ cho mấy anh em ăn học. Sống cảnh nghèo khó chật vật lo từng bữa ăn, bố quyết định vào miền Nam làm công nhân.
Tuổi thơ cất tiếng khóc chào đời, mái nhà là nơi vọng tiếng khóc, cười đầu tiên của con trẻ. Tuổi học trò, dù ở nông thôn hay thành thị, khi ở trường hay đi đâu, làm gì thì cũng chẳng thể nào quên ở nhà còn mẹ, cha đang trông đợi.
Tôi vui say trong cuộc sống nơi đô thị và để cho những ký ức về ngôi nhà nơi có một người anh đang đợi tôi dần chìm vào giấc ngủ.
Hòa bình. Tôi nhớ mãi ngày hôm ấy, cha tôi bỏ làm lụng chạy theo những anh bộ đội. Nghe ai nói quê ở Nam Định là cha xoắn lấy chuyện trò, hỏi han, mời về nhà như những người thân quen gặp lại nhau sau hai mươi năm xa cách.
Con giờ này còn trốn ở ngã ba. Để ngóng mẹ phiên chợ ngày giáp Tết. Ba có giận xin đừng nhìn con thế. Con sẽ kịp về quét trước mảnh sân rêu.
Con đã trưởng thành, nhưng khi sống ở xứ người, con vẫn luôn nhớ về những tháng ngày sống cùng ba mẹ. Chưa bao giờ con thấy nhớ nhà da diết đến thế.
Những năm tháng đã qua, con hiểu mình là một đứa trẻ thật sự hạnh phúc. Con hạnh phúc vì biết cho dù con có đi xa đến phương trời nào thì con vẫn luôn có một tổ ấm để quay trở về.
Tôi biết mình sai rồi nhưng không dừng lại được. Tôi biết bạn ấy không có lỗi nhưng tôi quá ích kỷ để tự nhận mình đã sai. Tôi đã để bản thân lạc lối khi không tự khống chế được mình.
Tớ sẽ kể cho cậu nghe về những nỗ lực tớ làm được trong thời gian qua để mang đến cho ba mẹ tớ niềm tự hào, về những dự định sắp tới của tớ cùng ước mơ du học, vì vậy cậu đừng vội vàng bỏ đi nhé Sài Gòn.
Con chợt hiểu cách bố làm và con đường bố đi. Bố vẫn yêu thương con theo cách riêng của bố, chỉ là con không nhận ra hoặc con quá vô tâm mà thôi.
Hè đến, bọn con nít chúng tôi thời đó tha hồ thả diều, bắt dế, đánh trận giả... Những kỷ niệm ngày bé thơ đã được gói ghém và cất vào một nơi mà tôi gọi đó là miền ký ức.
Trên chiếc xe đạp cũ kỹ, cha phải đạp một đoạn đường hàng mấy cây số để cắt lúa thuê. Những vòng xe cứ âm thầm và lặng lẽ mà quay đều như chính quyết tâm cha mang trong lòng.
Tôi nhớ lắm những làn khói lam chiều, cánh cò bay vào lúc chiều tối, tiếng gà gáy và tiếng gọi nhau í ới đi học...