Hầu hết các bài dự thi được bình chọn nhiều phiếu nhất đều thuộc về các độc giả là sinh viên đang học ở châu Âu.
> Thể lệ cuộc thi Xuân Quê hương
Xin mời độc giả bình chọn cho bài dự thi hay nhất tuần thứ 4 của cuộc thi Xuân Quê hương, được đăng từ ngày 30/1 đến 5/2.
> Bình chọn
Ban biên tập cuộc thi Xuân Quê hương xin thông báo thời gian bình chọn cho bài dự thi tuần 3 cuộc thi Xuân Quê hương bắt đầu từ ngày 30/1 và kết thúc lúc 24h ngày 5/2.
Đón một cái tết trong bệnh viện đã đủ khiến người ta chạnh lòng. Bạn không chỉ đón Tết trong bệnh viện mà còn ở nơi đất khách quê người, trong mùa đông lạnh lẽo, không bạn bè, không người thân. Ước mơ của bạn chỉ là "được về nhà". (Trần Thị Nhung, Hàn Quốc)
Vài ngày trước năm mới, bạn hỏi mình liên tục Tết này có về không, lại còn vui vẻ lên biết bao kế hoạch cho hai đứa mình. Nhìn vẻ hớn hở của bạn, thật khó để mở lời, rằng năm nay mình vẫn không thể cùng bạn đón Tết. (Lê Thúy Hạnh, Canada)
Tôi nhận ra tháng chạp là khi thấy những siêu thị người Việt bắt đầu bày biện những thứ bánh, mứt, hoa, quả đủ màu. Tôi biết những ngày cận Tết là lúc mẹ nhắc nhở mua quà tặng biếu thông gia. Rất đơn điệu nhưng cũng đủ cho tôi biết Tết đến rồi. (Vũ Tường Vân, Mỹ)
Một cụ già 92 tuổi, hai vợ chồng chúng tôi, một em gái 17 tuổi, ba thế hệ người Việt ở Sydney có ba câu chuyện về Tết nhưng chúng tôi đều có một điểm chung là luôn hướng về quê hương, như lá rụng về cội... (Dương Yến, Australia)
Hôm nay là chiều ba mươi Tết rồi, vậy mà 4 giờ chiều mới lấy được xe ra khỏi hãng thì về đến nhà biết có kịp không, chỉ còn 2 tiếng đồng hồ để bầy biện nấu nướng, cúng giao thừa, chắc là phải ba đầu sáu tay may ra mới kịp. (Bích Hường, Đức)
Cũng hoa, cũng bánh, cũng chè...
Cũng đôi câu đối viết treo trên tường.
Cũng mâm cơm cúng tổ tiên,
Cũng thay áo mới chờ xuân...một mình! (Phạm Hường, Đức)
Dù phải tất bật với nhiều bài thi cuối kỳ nhưng những du học sinh Việt Nam tại Anh vẫn diện trang phục áo dài, nón quai thao, áo the, khăn xếp... tham gia nhiều hoạt động chào đón Tết cổ truyền Việt Nam. (Linh Nga, Anh)
Đúng mùng một Tết, con bắt đầu kì thi kết thúc học kì I. Ngồi trong phòng thi mà lòng con cũng cứ chộn rộn không yên. (Vũ Hoài Ly, Pháp).
Hôm nay mình đi làm về từ sớm, nhận được lời chúc mừng năm mới từ mấy đứa bạn và đám học trò cưng ở bên này mình vui lắm. Bỗng dưng thấy con người ở đây cùng không quá khô khan, vị kỉ như những gì mình vẫn nghĩ. (Bui Hieu, Mỹ).
Các bạn học sinh Việt Nam tại đại học Colorado State, Mỹ rộn rã chuẩn bị chương trình mừng Tết Nhâm Thìn và giới thiệu văn hóa Việt Nam với các thầy cô và bạn bè tại Mỹ. (Anh Hà, Colorado, Mỹ).
Thương một buổi sáng cuối năm ba tôi đã chầu chực từ sáng sớm ở cửa hàng mậu dịch chờ mua thịt tiêu chuẩn Tết, nhưng mãi đến quá trưa đành phải về tay không, vì ba tôi quá hiền và thật thà không thể chen lấn xô đẩy như người khác. (Lê Thị Tuyết, Hà Lan).
Từ khi nhà mình biết tin con có em bé, mẹ chẳng ngại gì việc ngày ngày đi học tiếng Nhật để sang bên này chăm con. Quả thật, con cảm động lắm, nếu ở vị trí của mẹ, chắc con sẽ không thể làm được như vậy. (Minh Đức, Nhật)
Không có sắc vàng của bông mai, màu đỏ của hoa đào trên xứ Phù Tang. Chỉ có chút hương vị quê nhà của bánh chưng, giò chả cũng làm nên không khí Tết cổ truyền của người Việt tại Nhật. (Nguyễn Huyền Anh, Nagoya, Nhật Bản).
Cách đây mấy ngày, học trò gửi email chúc Tết: “Cô ơi, nhớ ngày mùng ba ở nhà cô vui nổ trời. Bao giờ cô lại về ăn Tết Việt Nam để tụi em đến chúc Tết cô?” Đọc thư mà thấy nao nao trong dạ… Bao giờ nhỉ? Bao giờ? (Trân Lan, Michigan, Mỹ)
Trên một miền đất lạ, ta cũng đi chùa ngày Tết. Cũng chùa, cũng Phật, cũng linh thiêng, nhưng sao lòng ta trống trải và xa cách, rồi tự hỏi: liệu khấn bằng tiếng Việt thì thần Phật ở đây có hiểu? (Lê Thị Tú Anh, Nhật Bản).
Các chàng trai, cô gái theo học ngành kỹ thuật nhưng vẫn khéo léo thái thịt, cuốn nem, gói bánh chưng... để đón một cái Tết xa nhà nhưng đầm ấm bên bạn bè tại Paris. (Nhóm sinh viên trường Telecom Paristech, Pháp).
Mỗi khi gặp những gương mặt đầy rạng rỡ, háo hức khi gói ghém đồ đạc, xách vali về nước thì lại có một nỗi ganh tỵ dâng tràn trong khóe mắt đang cay xè của tôi. (Nguyệt Ánh, Australia)
> Gửi bài dự thi Xuân Quê hương
Tôi ước mơ mình sẽ làm bánh bao dài lâu, sẽ bắt đầu dù tuổi không còn trẻ nữa... và ước mơ từ những đồng tiền kiếm được mùa xuân này, tôi sẽ mua cho con dâu mình đôi bông tai ngày cưới, dù ngày xưa tôi không có được điều đơn giản đó. (Nhung Lê, Oregon, Mỹ)
Tách, tiếng chìa khóa tẽ đôi cánh cửa và căn phòng tối. Xông nhà và lẩm bẩm chúc mừng năm mới với những cuốn sách sau cánh cửa, tôi biết mình phải trở về với hiện tại, năm mới rồi, tiếp tục học hành thôi. (Lê Bảo Ly, Đức)
Ở Bangkok, tôi đã có một giao thừa online hạnh phúc và ấm áp khi kết nối được với Đà Lạt quê hương, người đã mang đến cho tôi những giây phút ấy là em - người bạn gái bé nhỏ của tôi. (Đỗ Phan Anh, Thái Lan)
Tôi không hề có "xuân ấm áp” bởi thay vì mưa phùn thì những trận bão tuyết vẫn cứ vô hồn, thản nhiên đổ xuống, để cho người Việt tha phương như tôi phải đón xuân về giữa giá băng. (Tường Vân, Atlanta, Mỹ)
Một thanh niên người Việt sinh ra ở Đức, bằng giọng dễ thương, kể những trải nghiệm thú vị về Tết, dù ở phương Tây vẫn duy trì tục kiêng quét nhà và còn mua gạo đầu năm để cả năm không đói. (Minh Khoa, Đức)
> Ăn Tết Đức
Tết cả nhà sẽ hát bài "Ba ngọn nến lung linh", các "nến hồng" thì thuộc lắm, chỉ có ngọn "nến vàng" là trình độ tiếng Việt rất bập bẹ mặc dù cưới vợ Việt đã mười năm nay, về phép "nến vàng" vẫn "chào anh bố vợ". (Hien Linh, Đức)
Đại gia đình chúng tôi gồm mẹ, anh chị em và con cháu gần 20 người đều sống ở Mỹ nhưng không mấy khi được gặp mặt nhau đầy đủ, Tết là cơ hội sum vầy cho những cuộc đời xa xứ tất bật của chúng tôi. (Kim Nguyễn, Mỹ)
Năm nào ông nội cũng nói con qua vái ba đi. Bà nội tiếp lời: ba mày đi đâu thì đi chứ Tết là nó về nhà, tội nghiệp, mới ở với con một cái Tết mà đã đi, chiến tranh ác thiệt... (Quỳnh Như, Mỹ)
Tống trà nghinh đón xuân về
Ngắm mai đào nở tràn trề vui xuân
Én bay tô điểm trời xuân
Vẽ mùa xuân mới tựa tranh Đông Hồ. (Lieu Nguyen, Los Angeles, Mỹ)