Xuân xưa đào đỏ mai vàng,
Xuân nay mắt tím lòng buồn miên man.
Xuân xưa con có mẹ hiền,
Xuân nay con có muộn phiền sánh đôi. (Đặng Thanh Bình, Texas, Mỹ)
Bà nội ơi! Cành mai nhà con nở rồi! Bà nội thấy đẹp không? Con với em gắn hoa lên đó! Em chưa biết làm, em gắn hoa tòn ten không hà, còn con thì biết rồi, con gắn hoa dính vô luôn! (Phụng Hiền, Mỹ)
Quanh năm quen tay với những công việc mang vác nặng nhọc không làm cho bàn tay các anh trở nên thô cứng, những chiếc bánh chưng và những bó giò vẫn được gói rất vuông vức, đẹp đẽ, chắc nịch. (Lê Thanh Tùng, Nga)
Đời viễn xứ đến bây giờ đã mỏi,
Bao năm rồi lang bạt giữa trời Âu.
Đắng cay thì nhiều, hạnh phúc được là bao!
Ngoảnh mặt nhìn, lại một mùa xuân qua... (Hoàng Việt Hùng, Đức)
Tết tại nước ngoài nói chung và tại Pháp nói riêng là một dịp để người Việt gặp gỡ, thăm hỏi sau một năm bận bịu, cũng là cơ hội để có thể được nói tiếng Việt, nghe tiếng Việt và tìm lại những nét đẹp trong văn hóa Việt. (Tôn Việt Hưng, Pháp).
Tết của con và những người bạn chỉ vỏn vẹn có 45 phút, không trang điểm, không trang sức, vừa thay áo dài vừa ăn và vội vã chụp vài tấm hình cùng nhau làm kỷ niệm ngày cuối năm thôi mẹ à! (Phạm Âu Thùy, Mỹ).
Tết dù chỉ là một từ đơn âm nhưng có sức nặng vô hình ghê gớm. Những ngày này, chỉ cần nói đến Tết là lòng những người Việt xa xứ lại trùng xuống, nhất là với những sinh viên lần đầu xa nhà. (Nguyen Le Hoang, Anh).
Tết của sinh viên Việt Nam ở Australia có dưa hấu, bánh chưng và cả trò chơi bầu cua truyền thống. Chúng tôi xem pháo hoa giao thừa xong thì đi... ra biển, vì biển có nước giống ở Việt Nam. (Trần Lê Bảo Yến, Australia)
Nhớ da diết những lúc hai mẹ con đi chùa đêm giao thừa. Khói hương nghi ngút và người đông tấp nập. Con lại líu ríu đi bên mẹ, mắt nhìn xung quanh đầy vẻ khám phá. (Nguyễn Thị Tâm, Mỹ).
Ngày 22/1, lúc đang ăn trưa, tôi nhận được điện thoại của gia đình. Lúc này ở Việt Nam, cả nhà đang ăn bữa cơm tối tất niên (giờ Italia chậm hơn giờ Việt Nam là 6 giờ). Mọi người nói đều mạnh khỏe, ở nhà ổn cả và động viên mình không phải lo gì, cứ yên tâm học tập và làm việc. (Vu Duc Chinh, Italy).
Tàn tuần hương cả nhà hóa nhang trên đầm. Từng bộng than chứa chan quê nhà bà con. Mẹ rưng rưng nhủ thầm khấn linh ông bà. Lạnh bầm da, đã qua giao thừa Geneva. (Nguyễn Lê Hoa, Thụy Sĩ).
Vậy là đã hai mùa xuân xa nhà, xa Hà Nội. Hai mùa xuân đón tết một mình, vật vờ trên xứ sở hoa anh đào. (Sai Dang, Nhật Bản).
> Gửi bài dự thi Xuân quê hương
Hàng năm cứ đến Tết, tôi lại được dịp trổ tài nấu các món ăn Việt để thết đãi anh xã Tây và lúc nào cũng được chồng "nịnh đầm" rằng món ăn Việt là số một và vợ Việt Nam cũng luôn là số một. (Loan Zaunders, Australia)
> Gửi bài dự thi Xuân Quê hương
Dù xa quê nhưng các gia đình người Việt ở Austin, Texas, Mỹ, vẫn được hưởng trọn một cái Tết ấm cúng, sum vầy với hoa đào, phong bao lì xì và các món ăn truyền thống tự tay vào bếp nấu. (Thu Hoài, Mỹ)
Với nhiều du học sinh không thể về Tết để sum vầy cùng gia đình, việc tự tay gói những chiếc bánh chưng để cảm nhận hương vị Tết quê nhà trở thành mong ước và niềm vui tinh thần. (Phạm Đức Trực, Adelaide, Australia)
Tết là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, bởi vậy, từ những ngày đầu định cư tại bang Tây Australia, cộng đồng người Việt Nam năm nào cũng tổ chức đón Tết cho đồng bào xa quê hương.
> Cỗ tết Australia
Xa nhà, buồn tủi thật nhưng là bài học quý giá giúp tụi con hiểu thế nào là gia đình, là quê hương. Mấy anh chị em ở đây sẽ đùm bọc, yêu thương nhau, cùng nhau bước tiếp chặng đường dài phía trước. (Dương Nữ Trà My, Hàn Quốc)
Sinh sống tại xứ người, tôi cũng dành thời gian để tạo một “góc Tết” trong nhà để nhắc nhở các con mình luôn nhớ đến nguồn gốc và phong tục của người Việt Nam. (Trang Lê, Seattle, Mỹ)
> Gửi bài dự thi Xuân Quê hương
Trên bàn tiệc ngày Tết của những người gốc Việt ở Australia cũng có những món ăn truyền thống như một hình thức duy trì nét văn hóa ẩm thực và không khí Tết dù sống xa quê hương.
Tết thương, có lẽ Tết sẽ rất ngạc nhiên khi nhận được lá thư này. Tụi mình đã là bạn của nhau được ba mươi bốn năm rồi đó. Tuy nhiên, mình không có Tết ở bên cạnh tổng cộng sáu năm. (Nguyễn Bích Thùy, Winnipeg, Canada)
Tết đến, xuân về, hứng mộng mơ
Quây quần bè bạn, viết bài thơ
Hương xuân ấm áp quê ta đó
Tuyết lạnh nơi đây lòng ngẩn ngơ… (Dương Trọng Tuấn, Minsk, Belarus)
Không khí xuân đang ngập tràn khắp mọi nơi, khắp mọi gia đình. Không chỉ ở Việt Nam, không khí Tết còn ngập tràn trong lòng những người con đi học xa nhà, xa quê hương, xa Tổ quốc. (Nguyễn Mậu Thạch, Nga)
"Về thôi em tuyết đã buốt bàn chân,
Gió thông thốc trên làn da tím tái
Phiên chợ cuối tuần chẳng người qua lại
Về đi thôi còn kịp đón giao thừa…“ (Phạm Thế Năng, Berlin, Đức)
Chẳng còn lại bao nhiêu
Những ngã ngang nay thuộc về xưa cũ
Tôi như người mơ ngủ
Cố kiếm tìm Hà Nội của thời tôi... (Nguyễn Lê Hoa, Thụy Sĩ)
Cái lạnh như ở Huế làm cho nó nhớ Tết vô cùng. Nó nhớ nhưng không buồn vì nó biết sẽ có một ngày nó sẽ về. Nó tin rằng sinh ra ở đâu thì sẽ về lại ở đó. (Vịt Trần, Vancouver, Canada)
> Gửi bài dự thi Xuân Quê hương
Không bao giờ tôi có thể quên hình ảnh bố tôi ngồi khoanh chân bên cái nong lớn, quanh ông là những chồng lá dong xanh mướt được rửa sạch, xếp ngay ngắn bên rá gạo nếp trắng ngà và những nắm đỗ đã được mẹ tôi thổi chín. (Phạm Thế Năng)
Tết này, chỉ Tết này nữa thôi con còn cô đơn, mẹ nhỉ! Tết sau và những Tết sau nữa, con sẽ được ở bên bố mẹ, sẽ được cùng bố mẹ đón giao thừa như những ngày xưa. Hẹn năm sau, con sẽ trở về... (Nguyễn Thị Thanh Nga, Nga)
Tết rực rỡ trong các chợ hoa, tết rộn ràng cùng màn múa lân, tết lấp lánh trong ánh mắt háo hức của các em nhỏ, và tết ngời lên trong vẻ thanh xuân của cô gái Việt ở Little Saigon. (Trần Ngọc Nữ, Westminster, Mỹ)
> Gửi bài dự thi Xuân Quê hương
Mỗi năm cứ vào độ tết đến xuân về, hòa chung với niềm vui xuân mới cùng đất mẹ Việt Nam, anh chị em lưu học sinh trường Đại học Năng lượng Moscow lại tất bật với những công việc chuẩn bị để đón xuân. (Lê Văn Định, Nga).