Tôi bán sức lao động của mình, "nặn" ra những thực trạng, nguyên nhân, sáng kiến, giải pháp... chỉ vì tôi được thoả thuận bằng một hợp đồng thuê khoán chuyên môn: Tôi bán chữ và nhận được tiền. (Thanh Tĩnh)
> Cần nhìn thẳng vào thực trạng khoa học nước nhà
Nhà nước đã có những đổi mới để phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học. Nếu chúng ta có 5% công trình nghiên cứu khoa học thành công cả về cơ sở lý luận và ứng dụng thực tiễn cũng là một sự thành công lớn. (Duy Minh)
> Chính sách cho khoa học hay nhưng không phát huy hiệu quả
Thử hỏi bao nhiêu phần trăm trong số các GS, TS của chúng ta có trình độ và có khả năng làm nghiên cứu và làm quản lý nghiên cứu khoa học một cách thật sự và có hiệu quả? (Tony Bui)
> Sáng chế của nhà khoa học vốn được coi là điều mặc nhiên
Chúng tôi rất muốn cống hiến bằng khả năng và những gì được học nhưng nhìn lên chế tài và lực lượng xung quanh mình sao thấy mình đơn độc đến thế. Tình trạng khoa học thì phải nói là... chộp giật. (T.T.Trung)
> Cần phải hệ thống lại đội ngũ nghiên cứu khoa học hiện nay
Tôi không được học từ những nước phát triển, mà là tại Thái Lan - nước chúng ta đang xem là mục tiêu trực tiếp để vượt qua trong giai đoạn tới - nhưng nhìn cách họ đối xử với nghiên cứu mà thấy tủi thân. (Nicholas Sam)
> Làm thế nào để có công nghệ cao?
Nếu không có các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học, có lẽ Việt Nam hiện chỉ là nước nghèo nàn lạc hậu (chắc chắn lạc hậu hơn bây giờ), do đó đầu tư cho khoa học là điều hết sức cần thiết. (Lê Minh Kha)
> Kinh phí nghiên cứu của chúng tôi chỉ đủ trang trải điện nước
Tôi từng được tiếp xúc với một "nhà khoa học" có dự định nộp từ 5-7 đơn sáng chế cho một đề tài nghiên cứu của anh. Hỏi ra mới biết anh chỉ cần số lượng đơn thôi - chắc là để đáp ứng được yêu cầu quy định. (Hòa Bình)
> Hiệu quả khoa học phải do các nhà khoa học đánh giá
Nhân dân chính là chủ doanh nghiệp. Họ có quyền đòi hỏi sự minh bạch. Đúng như anh Hoàn nói là cần phải hệ thống lại đội ngũ nghiên cứu hiện tại, cho dù anh làm việc vì lý tưởng hay vì an phận. (Trần Vũ Linh)
> Lương thấp, nhà khoa học ngày làm 4 tiếng
Các nhà khoa học không chỉ phải làm khoa học mà còn phải loay hoay xoay sở trong các mối quan hệ vì duy trì công việc, tiền bạc. (Tran Hung)
> Hiệu quả kinh tế không phải là đầu ra của nghiên cứu khoa học
Rất nhiều báo cáo nghiệm thu, tổng kết đề tài, dự án hoàn toàn không có tính khoa học và không xây dựng được phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp. (Hoàng Anh Tuấn)
> Đẩy mạnh khoa học công nghệ bắt đầu từ đâu?
Ta thường đánh giá cao sự sáng tạo của người nông dân, còn coi những sáng chế của những trí thức là mặc nhiên, nên ít thấy những thành công của các công trình nghiên cứu, chỉ khi thất bại lại bị đem ra chê trách. (N.T.D)
> Làm khoa học không nhất thiết phải có bằng cấp
Thế giới phát minh ra bóng bán dẫn đầu tiên to bằng nắm tay, qua hàng chục năm cải tiến đến nay họ có vi mạch bán dẫn. Ta phát triển công nghệ sau thì không bắt đầu từ cái bóng bán dẫn to đùng ấy mà bắt đầu từ cái vi mạch thô sơ nhất. (Phan Bảo Lâm)
> Cần phát triển nền khoa học như thế nào cho phù hợp?
Và công việc của một nhà nghiên cứu như chồng tôi là: 9h sáng đến Viện, làm đến 11h trưa đi ăn cơm, nghỉ trưa, 2h chiều làm việc, 4h chiều về. Lương của chồng tôi khi đó là 1,2 triệu đồng một tháng. (Hương Trà)
> Đội ngũ cán bộ khoa học của ta chưa đủ tầm
Cần phải hiểu rằng, khoa học không phải là nghề kinh doanh để mà có thể tạo ra hiệu quả kinh tế ngay lập tức. Không thể nhìn vào một vài khía cạnh kinh tế, vật chất làm thước đo công việc của nhà khoa học. (Thanh Phương)
> Cần có chế tài đối với các nhà khoa học trì trệ
Đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế cho các đề tài nghiên cứu khoa học Việt Nam là viển vông và phi thực tế. Kể cả những nghiên cứu mang tính ứng dụng khoa học thì mục tiêu hiệu quả kinh tế cũng rất thấp. (Lê Sĩ Quang)
> Không nên tập trung vào nghiên cứu mang tính hàn lâm
Câu hỏi không phải là: "Chúng ta cần phát triển khoa học chừng bao nhiêu cho đủ?" mà câu hỏi ở đây là: "Chúng ta cần phát triển khoa học từ đâu, ở đâu, chú trọng vào đâu cho đúng?" (Đinh Xuân Hòa)
> Chính sách cho khoa học hay nhưng không phát huy hiệu quả
Doanh nghiệp Việt Nam nghĩ gì khi họ đầu tư? Và nhà khoa học lấy gì đánh đổi nếu kết quả mang lại không khớp với yêu cầu của nhà đầu tư? Nguyên lý kinh tế là đầu tư phải có lợi nhuận. Còn khoa học là đi tìm sự thật. (Nguyen)
> Cần có chế tài đối với các nhà khoa học trì trệ
Nếu một tổ chức khoa học "sống nhờ" tiền của Nhà nước sau 3-5 năm mà không có hiệu quả kinh tế, quốc phòng nên giải thể. Nếu nhà khoa học sau 2-3 năm mà không có công trình nào phát huy tác dụng cũng nên chuyển sang làm việc khác. (Le Van Hoan)
> Đội ngũ cán bộ khoa học của ta chưa đủ tầm
Là nước đi sau về KH&CN lại nghèo nên dù muốn cách mấy, chúng ta cũng phải mất rất, rất lâu mới có thể theo kịp các tiến bộ trên thế giới, chưa nói đến chuyện cạnh tranh với họ. (Văn Minh)
> Cần đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn cuộc sống
Nhiều chính sách hay nếu được thực hiện tốt thì đất nước sẽ phát triển rất tốt. Nhưng vì quản lý còn yếu kém đã dẫn đến chính sách không phát huy được hiệu quả, nhiều hệ lụy không đúng với chính sách. (Thanh Quang)
> Khoa học công nghệ phải chủ động từ khâu hoạch định