Trường hợp chế tạo gia công ở Việt Nam thì lại có nguồn gốc nước ngoài. Rõ rằng chúng ta đi sau thì phải học người đi trước nhưng chúng ta "không học đúng bài" mà là "học nhảy cóc": theo thông lệ thì ta phải đi từ A tới B rồi C, thay vào đó ta mua công nghệ nước ngoài để có C luôn (ta mua được C, người ta đã có D). Đồng ý là ta làm kinh tế, mua C có lợi về kinh tế thì mua song chuyện này ta không phải nhờ mấy nhà khoa học đi mua, mà chỉ cần là hợp đồng và qua tư vấn nếu cần. Mà việc đó chỉ cần các doanh nghiệp làm được rồi.
Còn mấy chục ngàn nhà khoa học thì phải tìm A, B để phát chuyển thành B hoặc B', để sài cái của mình chứ. Nếu không kịp tạo ra D thì phải sửa chữa được C, hoặc tạo ra C'. Cứ như tình trạng nhập công nghệ và tư liệu sản xuất như hiện nay thì không thể không nhập siêu được....
Mặt khác tôi cũng kiến nghị Bộ KHCN phải công bố các dự án cho công chúng ngay từ khi có chủ chương. Tốt nhất là càng xé nhỏ càng tốt. Đặc biệt là các thí nghiệm, sản phẩm A, B (sản phẩm gốc) mà đất nước chưa tạo ra được để khuyến khích toàn dân tham gia. Có chính sách khuyến khích về kinh tế, chính trị đối với cá nhân tổ chức thành công dự án nào đó.
Còn về ngân sách làm khoa học tôi đồng tình với ý kiến đầu tư đúng tầm nhưng cũng không nên mạo hiểm giao cho một ai đó độc lập mà phải có sự giám sát của các doanh nghiệp, người dân. Tôi cũng xin nói thêm hiện có rất nhiều cá nhân tổ chức, doanh nghiệp muốn tham gia những lĩnh vực mà họ có lợi thế mà không cần tiền, chỉ cần nhà nước có chính sách ưu đãi và khuyến khích họ.
Cuối cùng, xin nói thêm một điều làm khoa hoc không nhất thiết là phải bằng cấp. Theo tôi chỉ cần có hoạt động thực tiễn và tâm huyết thật sự. Xin cảm ơn!