Những ngày giáp Tết, Facebook của bạn bè ở Việt Nam háo hức, báo chí cũng xốn xang đưa tin, nào bánh, nào giò, càng làm gia tăng nỗi nhớ nhà của những bạn sinh viên xa quê, đặc biệt là các bạn nữ lần đầu tiên đi xa. (Ngô Bích Hằng, Mỹ)
Đang lái xe thì u gọi điện. U kể chiều thứ sáu 27 Tết này đặt thêm vài cặp bánh chưng và cân giò. Nhà đã neo người, lại ăn ít, nhưng thói quen chuẩn bị Tết với nhiều thức ăn vẫn như xưa, không bỏ được. (Nguyễn Đức Lê, Mỹ).
Trong lễ hội Tết nguyên đán, tình cờ đi chung đường cùng các cô gái đang mặc áo dài thì một số người Pháp chạy đến hỏi chúng tôi rằng “hôm nay có phải tết truyền thống của các bạn không?". Tôi cảm thấy dâng lên một niềm tự hào dân tộc khó tả. (Nguyễn Hưng, Pháp)
Tết này có lẽ là cái tết rất buồn của gia đình mình. Con không thể về ăn tết được, bởi vì lịch học kín mít, bởi những ngày thi cử chồng chéo, và bởi vì con sợ. Con sợ nhìn ánh mắt ngấn lệ của mẹ và đôi bàn tay gầy của bố cứ níu kéo con sau cánh cửa ở sân bay. (Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Đức).
Xuân nay tôi thật gần. Sao xuân lại xa quá. Trời Tây đông buốt giá. Biết bao giờ gặp xuân. (Trần Văn Dương, Ba Lan).
Hôm nay chợ tết ở Houston thật náo nhiệt. Nhất là khu chợ Hồng Kông IV có rất nhiều người Việt Nam đang hân hoan đi chợ. Thế rồi Đình Sơn rảo mắt để nhìn quanh xem như tìm kiếm người quen. Nhưng tất cả đều xa lạ. (Lâm Ngọc, Mỹ).
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn cho người Việt dù chúng ta đang sống bất cứ xứ sở nào. Ở hải ngoại, đồng bào thường tổ chức đón Tết vào thứ bảy hoặc chủ nhật trước ngày chính thức để thích nghi với công việc làm ăn sinh sống ở địa phương. (Johnny To, Mỹ).
Tôi còn nhớ cách đây vài năm, khi mới đặt chân sang Mỹ, tôi đã rất hân hoan chờ đón cái Tết đầu tiên của mình trên vùng đất mới. (Dương Ngọc Bình, Mỹ).
Con tự trách mẹ sao lúc ý mẹ chiều con đến thế. Cả ngày 30 Tết mẹ hùng hục làm gà, nấu xôi, cúng giao thừa mà con gái của mẹ thì đi lượn đường từ sáng đến tận qua giao thừa. (Nguyễn Minh Biên, Nga).
Kìa hoa đào nở, từng cánh đỏ tươi. Nghe trong dòng nhựa, có bao lòng người ! (Trương Anh Tú, Đức).
Nhớ sao cái cảnh êm đềm khi cùng chị gái và bạn bè ngồi trông nồi bánh chưng đến tận khuya, vừa ngồi trông vừa đánh tam cúc hoặc đánh phỏm, cắn hạt dưa tí tách, thỉnh thoảng cao hứng vùi vài củ khoai vào lửa. Mẹ thì tíu tít chạy ra chạy vào. (Hà Phong Anh, Đức).
Xuân lại về đây trên quê hương. Xuân nay chắc nắng ấy thêm vàng. Trên tóc em tôi thơm mùi cỏ. (Trần Đình Diệp, Mỹ).
Thương xá của người Việt ở thành phố San Jose, Mỹ, dập dìu người đi mua sắm trong ngày 26 Tết. (Truc Le, Mỹ)
> Hoa xuân ở Little Saigon
Nhớ Tết xưa - lúc sum vầy, trong nhà ngoài ngõ tràn đầy sắc xuân. Trẻ thơ khoe áo, khoe quần. Làng trên xóm dưới mừng xuân an lành. (Thượng Trại, Czech)
Con biết không có gì buồn hơn là gia đình không được quây quần vào dịp Tết, con buồn, mẹ còn buồn hơn gấp nhiều lần. Hai năm rồi, sao mà con nhớ cái hương vị Tết đến thế. (Nguyễn Thanh Tịnh, Anh)
Lại một mùa xuân không có mai. 5 năm xứ người tay trắng tay. Thèm lắm mùa xuân trên đất mẹ. Buồn dâng lên khóe mắt cay cay... (Nguyễn Chí Thiện, Australia)
Tết về con lại vọng quê. Nhưng xa xôi quá biết về làm sao? Công việc dâng đến cao trào. Đang mùa buôn bán lẽ nào bỏ không? (Vũ Hoài Nam, Nga)
Bắt đầu từ bây giờ, độc giả có thể bình chọn cho bài viết hay nhất tuần 2 của cuộc thi Xuân Quê hương. Bình chọn sẽ kéo dài đến 0h ngày 21/2.
Ở Nga một thời, bánh chưng được coi như là đặc sản. Ai có người từ trong nước mang biếu một chiếc là cả nhà ngây ra nhìn ngắm, sau đó đặt lên bàn thờ, đến khi bóc phải điểm mặt đầy đủ các thành viên mới dám cầm dao ướm chia phần. (Nguyễn Huy Hoàng, Nga)
Tôi nhớ lắm mái tranh nghèo mẹ vẫn thường ngồi gói bánh, nhớ khói nghi ngút cái đêm mà chúng tôi thức trắng để canh bánh cho mẹ, nhớ bên hiên cành mai vàng khoe một màu hy vọng. (Phúc Nguyễn, Mỹ)
Thức ăn cho ba ngày Tết có thịt kho hột vịt (bằng nước dừa đóng hộp), giò thủ (nén trong chai dầu ăn; làm từ thịt đùi vì ở Đức không bán thịt mũi), củ cải ngâm cùng một ít thức ăn Tây không thể thiếu theo thói quen. (Mây Trần, Đức)
Những chiều tất niên ấm sực dáng mẹ bóng cha vào ra trên khúc sân bé nhỏ. Thoảng dài trong gió mùi hương trầm lan tỏa, mùi xôi, mùi măng, mùi thịt bò kho mía, mùi của sum họp, mùi gia đình đoàn viên náo nức. (Diệu Minh, Czech)
Tết quê mình là gì nhỉ? Là cùng chú sục sạo khắp vườn đào để mua đào cho cả nhà, vác trên vai đến vẹo cả lưng, là đứa trẻ lon ton theo ông ra vườn tìm những quả bưởi, quả cam, nải chuối đẹp nhất. (Trần Quốc Hoàn, Nhật)
Chúc cho người người sáng lạng một tương lai. Mừng cho mùa xuân đem ánh nắng mai về đất lạnh. Năm nay đổi mới nhiều công danh, nhiều may mắn. Mới cả niềm vui, mới cả những nụ cười. (Hoàng Anh Chiến, Hàn Quốc)
Những chiếc bánh mứt nóng hổi thơm lừng tỏa ra khắp căn nhà ấm cúng. Những tiếng cười đùa xung quanh của bọn trẻ nhỏ cứ làm cho không khí càng náo nức hơn. (Nguyễn Văn Ngọ, Mỹ)
Giao thừa của tôi năm nay lại không có cả ba và ông nội tôi. Thấm thoát đã 3 năm trôi qua rồi. (Phan Thành Phương, Pháp).
Tối tối con lại mở lại đoạn phim năm ngoái em gái quay cả nhà mình vào đêm giao thừa. Vậy là con cứ nằm trên giường khóc thút thít, nhìn ngắm mâm ngũ quả mẹ bày thật đẹp, nghe giọng nói của bố, của mẹ và tiếng cười đùa của hai chị em con nữa. (Thu Hà, Pháp)
Càng nghĩ thì càng nhớ, càng nôn nao trong lòng. Thế là tôi quyết định xin chồng về Việt Nam ăn Tết. Nhưng ngờ đâu gia đình chồng và chồng chẳng ai cho tôi về, mặc dù tôi đã năn nỉ và khóc hết nước mắt. (Ngọc Hiền, Hàn Quốc)
Con yêu những ngày Tết ấy của con, những ngày Tết dẫu không có pháo, hoa đào, và phong lì xì đỏ. Những ngày Tết mà dù vào thời khắc nào của năm, con cũng nhớ thật nhiều. (Vũ Quỳnh Anh, Mỹ)