Có những người tưởng chừng như bị hai từ “số phận” đánh gục, nhưng họ vẫn tìm cho mình một cách riêng để sống. Niềm vui, hạnh phúc với họ không được xây từ những cái lớn lao, mà từ những điều rất bé nhỏ và giản đơn.
Bị dị tật bẩm sinh, đôi chân co quắp, teo tóp, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào cha mẹ và những chiếc xe lăn, nhưng chàng trai tật nguyền ở một vùng quê nghèo xứ Nghệ đã vượt lên số phận để có công việc cùng mái ấm hạnh phúc.
Khi đến thôn Nhân Bắc, Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, không ai không biết Hồ Đức Chúc. Bị liệt một chân, nhưng với nghị lực vươn lên, anh đã tạo được mái ấm cho mình với vợ và 2 con (một gái - một trai).
Cụ Trãi đã 80 tuổi, có một đứa con trai bị bệnh thiểu năng từ nhỏ và mới mắc thêm chứng đau khớp nặng. Hai mẹ con cả đời sống nhờ vào sự giúp đỡ của dòng họ.
Mai Lan vẫn thường thức dậy từ 4h30 sáng, đi bộ chừng 2 cây số ra đường nhựa để bắt xe buýt đi thành phố Vị Thanh bán xổ số.
“Bếp ăn tình thương” đã duy trì sang năm học thứ ba, chính là nhờ tấm lòng nhân ái của chú Hải và những thành viên trong nhóm từ thiện với học sinh nghèo.
"Mỗi một giọt máu cho đi một cuộc đời ở lại", câu nói này hoàn toàn đúng đối với em một cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng đầy ý chí và nghị lực.
Trường THCS Phú Thịnh dạy học ca chính vào buổi sáng, buổi chiều bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo các bạn yếu. Nhiều em nhà xa nên tự túc ở lại vào buổi trưa, trong đó có gần 20 em khi thì gói cơm mang sẵn, lúc ghé căng tin lót dạ...
Em Nguyễn Văn Mạnh - học sinh lớp 8A, trường Trung học cơ sở Kim Xá, xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của huyện Vĩnh Tường.
"Vợ chồng tôi đã già rồi. Căn bệnh của tôi không biết sẽ sống chết khi nào cô ơi… Tôi chỉ tội cho đứa nhỏ bơ vơ, không nơi nương tựa. Nhiều đêm, tôi trằn trọc đến khuya mà không ngủ được vì lo cho tương lai của cháu…".
Chàng thợ xây Lê Văn Sau (thôn 2, Lý Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) có nụ cười hiền hậu và cách nói chuyện đầy hóm hỉnh dù một cánh tay đã tàn phế.
Tác phẩm "Vợ chồng già nuôi 3 con bị tâm thần phân liệt" của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền được ban tổ chức đánh giá xuất sắc trong tuần thứ 7 cuộc thi "Viết nên điều kỳ diệu".
Cô Trần Thị Thu Hương đã dành cả cuộc đời, bỏ qua hạnh phúc của bản thân để nuôi dưỡng 168 đứa trẻ bị ảnh hưởng chất độc da cam, câm điếc, bị bệnh down trong mái ấm Thiện Giao ở Hải Phòng.
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo có 7 anh chị em, bà Trần Thị Sinh (sinh 1955) ở chùa Linh Quang, khu Đương Xá 3, phường Vạn An, TP Bắc Ninh là người thiệt thòi nhất trong gia đình khi bị chứng tàn tật bẩm sinh.
Thầy Vũ Ngọc Đoàn - giáo viên trường THPT Đồng Quan (Phú Xuyên - Hà Nội) đã dạy cho bao thế hệ học sinh lớn lên và thành đạt trong cuộc sống. Hiện sức khỏe của thầy đã giảm sút và khó khăn hơn khi đứng lớp giảng dạy.
Gia đình ông Phan Tường và bà Trần Thị Hiền trú tại thôn Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú lộc tỉnh Thừa Thiên Huế có 4 người con (3 trai một gái) nhưng có tới 3 người bị tâm thần phân liệt.
Cuộc đời kém may mắn khi không chồng, không con lại mang di chứng da cam, nhưng bằng đam mê và có khiếu viết lách nên ở tuổi xế chiều, người đàn bà ấy đã xuất bản tập truyện ngắn đầu tay và bỗng nhiên thành người “nổi tiếng”.
Năm tháng qua đi, với tấm lòng yêu con vô bờ bến cùng những nỗ lực vượt qua khó khăn, vất vả, tôi đã giúp con dần hồi phục và khỏe mạnh.
Bị bệnh phong từ lúc 14 tuổi, nhưng nhờ biệt tài cầm - kỳ - thi - họa trời phú và bằng tâm hồn khao khát sống, cống hiến cho đời mà ông Phạm Đình Tiến đã chiến thắng bệnh tật và sống cuộc đời có ý nghĩa.
Với Lý, đến trường là niềm hạnh phúc lớn nhất mà không nỗi vất vả nào có thể ngăn em. Được đi học đối với em cũng cần thiết như việc phải có cơm ăn vào mỗi bữa.
Cuộc sống khốn khó của cậu bé nghèo học giỏi Lê Văn Linh khiến người đọc ứa nước mắt, cảm thông cho một số phận. Câu chuyện về mảnh đời của em được viết giàu tình cảm trong tác phẩm đạt giải tuần 6 cuộc thi "Viết nên điều kỳ diệu".
Dáng người nhỏ, ánh mắt đượm buồn... là những ấn tượng đầu tiên tôi cảm nhận được khi gặp em Lê Văn Chiến (học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Ngọc Sơn, Thanh Chương, Nghệ An).
Phạm Văn Danh được chẩn đoán bị suy tủy xương không xác định được nguyên nhân. Đây là căn bệnh hiểm nghèo rất khó chữa trị.
Trần Hồng Giang từng mang mặc cảm rất lớn, sống khép mình, thậm chí có suy nghĩ muốn chấm dứt sự tồn tại trên đời này. Đến một ngày, anh hiểu ra rằng cuộc sống thực sự có ý nghĩa và anh không đơn độc giữa đời…
Mồ côi cha, mẹ suy thận nặng phải chạy thận ở bệnh viện, cả tháng mới về một lần, nên trong ánh mắt cậu trò nghèo học giỏi Lê Văn Linh luôn ẩn chứa nỗi buồn, sự thiếu thốn tình cảm...
Tuổi thơ của bé Trương Thị Ngân lẽ ra được vui đùa với bạn bè, được ê a câu chữ thì nay lại chìm trong bóng tối, ước mơ vùi vào nỗi đau... là những trăn trở của tác giả Phan Thị Dương - chủ nhân giải nhất tuần thứ 5 cuộc thi "Viết nên điều kỳ diệu".
Chỉ với một tư thế đứng thẳng đơ, sinh hoạt rất khó khăn, nhưng ông Trương Quang Thứ (làng Trắp, tỉnh Nghệ An) với nghị lực phi thường đã vươn lên sống, làm đẹp cho đời bằng những vần thơ và là tấm gương cho người khuyết tật.
Ở cái tuổi xưa nay tóc đã bạc trắng, mắt mờ, nhưng bà giáo Hồ Phương Nam vẫn ngày ngày lên lớp dạy chữ cho trẻ khuyết tật, giúp chúng hòa nhập cuộc sống.
5 năm qua, Mái ấm Thánh Tâm (ở thôn Nghĩa, xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã trở thành nơi nuôi dưỡng ước mơ cho những đứa trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi. Đây còn là nơi nương tựa của người già cô đơn.