Cụ thể, ở một số quốc gia gồm Bolivia, Botswana, Lebanon, Mexico, Oman và Nga, tuổi thọ trung bình giảm gần 4 năm kể từ khi đại dịch bùng phát. Khu vực Mỹ Latinh, Caribe, Trung và Nam Á, tuổi thọ trung bình giảm gần 3 năm từ 2019 đến 2021. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của dân số Australia và New Zealand đã tăng 1,2 năm do nguy cơ tử vong thấp hơn trong đại dịch.
Trước đó, một nghiên cứu của Đại học Oxford về tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ được công bố vào 2021 chỉ ra, năm 2020 ghi nhận mức giảm tuổi thọ trung bình kỷ lục kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai do tác động của đại dịch Covid-19.
Ngoài ra, tuổi thọ trung bình ở nam giới giảm nhiều hơn nữ giới ở hầu hết các quốc gia, trong đó, nam giới Mỹ sụt giảm nhiều nhất với 2,2 tuổi so với năm 2019.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe trước sự tấn công của virus, chuyên gia khuyên người bệnh cần đảm bảo các biện pháp phòng dịch như tiêm chủng, đeo khẩu trang... Hiện, tiêm chủng vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất trước sự gia tăng của các biến thể mới dòng Omicron. Ngoài ra, người dân được khuyến cáo duy trì chế độ ăn uống và luyện tập khoa học để đảm bảo sức khỏe thể chất và tâm thần.
Cũng theo báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới 2022, Liên hợp quốc ước tính xu hướng tuổi thọ toàn cầu sẽ tăng trở lại và tăng lên khoảng 77,2 tuổi vào năm 2050.