Câu chuyện đón Tết bất ngờ trên đất Mỹ của kỹ sư phần mềm Ngô Việt Khánh Huy giành được nhiều bình chọn của độc giả nhất trong tuần cuối cuộc thi "Xuân Bốn phương".
Nhắm mắt cảm nhận bằng con tim và lắng nghe những thanh âm của ngày Tết. Chợt thấy sống mũi cay cay, bóng hình của ngày Tết quê hương cứ ùa về trong trí nhớ. (Trần Vũ Kiều Phương, Pháp)
Sống xa nhà cả nghìn cây số nhưng nó nhất quyết tính giờ ngày Tết theo giờ Việt Nam. Người ta bảo nó hâm, sống ở đâu thì phải theo giờ ở đấy. Nó không nghe. Nó cố níu giữ lại một mảnh của quê nhà theo cách ấy. (Thùy Dương, Anh)
Không biết có phải khi xa quê hương, gia đình, người ta thường có cảm giác cô đơn, hoài niệm, hay thực sự trong lòng luôn có cảm giác đau đáu nhớ nhà mà phải khi Tết đến mới thấy mình cần một điều gì đó ấm áp. (Quỳnh Trang, New Zealand)
Đi chợ Tết Tây tốn kém không khác gì ở nhà. Các món đặc sản như cá hồi tươi, tôm hùm, cua gạch thường được tung ra thời gian này. Đi chợ Tết cũng tay xách nách mang nhiều thứ lắm. (Như Quỳnh de Prelle, Bỉ)
Quả lắc đồng hồ bình thản đong đưa. Thời khắc giao thừa tim như hóa đá. Xuân Sài Gòn, đây mùa đông nghiệt ngã. Tuyết đầy trời, con nhớ nắng quê hương. (Hải Yến, Đức)
Quê nhà giờ chưa hết xuân nhưng cũng có thể đang vào mùa Giêng. Mùa Giêng quê tôi không chỉ một tháng Giêng mà bao hàm cả tháng hai, tháng ba âm lịch. Mùa Giêng nắng cháy khét thịt da. (Nguyễn Thành Nam, Mỹ)
Thành phố ấm áp hương mùa xuân. Đường vui ríu rít muôn bàn chân. Trời cao chim líu lo giọng ngân. Xuân nâng cánh bay vào đời. (Đặng Trần Bảo Khánh, Đức)
Tác giả Hồ Hoàng Hải với những kỷ niệm tuổi thơ ở vùng sông nước miền Tây chiếm được nhiều tình cảm của độc giả trong tuần thứ 3 cuộc thi "Xuân Bốn phương".
Sáng mùng một Tết ra khỏi nhà, thở một hơi thật sâu, tìm cho mình một chút mùi hương mà bao năm qua mình vẫn nhớ, mùi của Tết. Nhưng dường như chỉ có mùi của tuyết quanh quẩn đâu đây. (Nina Hoang, Mỹ)
Đây có lẽ là cái Tết thứ năm con xa nhà bố mẹ nhỉ. Bước chân lên máy bay từ khi 16 tuổi đến bây giờ con cũng đã 21 tuổi rồi. (Trần Thị Chúc Quỳnh, Thụy Điển)
Ngày đầu xuân, tôi và mọi người cùng nhau đi chơi, thưởng thức những món truyền thống của đất nước Singapore, tự nhiên thấy thèm bánh chưng, củ kiệu, thịt kho tàu quá chừng. (Thu Hà, Singapore)
Biển đảo đất trời với núi sông. Xuân đến quê ta nắng ửng hồng. (Đặng Sỹ Thìn, Đức)
Tập gói bánh chưng. Sao mà khó quá. Có hai mặt lá. Biết xếp bên nào? (Hải Yến, Đức)
Hàng trăm gương mặt sinh viên Việt Nam trên toàn nước Đức và nhiều bạn bè quốc tế hội tụ trong chương trình đón Tết sôi động do hội sinh viên Berlin-Potsdam tổ chức. (Huyền Trang, Đức)
Yêu quá người nhà nông. Lúa thương nặng trĩu bông. Vụ mùa bội thu hoạch. Lúa chín reo khắp đồng. (Lâm Kim Thanh, Đức)
Đêm trừ tịch trời Nam là chiều Erfurt phủ tràn tuyết trắng. Trong căn phòng ký túc nhỏ, mỗi đứa một góc giường. Mắt đỏ hoe ôm điện thoại đón giao thừa. (Thùy Linh, Đức)
Chuyến đi công tác dài ngày ở San Jose vào ngay trúng dịp xuân đã cho tôi cơ hội được một lần đón Tết nơi xứ lạ, nhưng xen vào đó là nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương tha thiết. (Ngô Việt Khánh Huy, Mỹ)
Nâng một ly rượu nho tự chúc mình thêm tuổi mới, tôi tự hứa với lòng chắc chắn năm sau sẽ về Việt Nam đón Tết, thắp nụ cười cho bà, thắp niềm vui cho ông và cùng bạn bè ôn lại chuyện vui năm cũ. (Đào Nguyễn Anh Việt, Đức)
Đã hai năm trôi qua kể từ khi tôi rời xa gia đình, một mình du học đến một chân trời mới, một đất nước hoàn toàn xa lạ với quê hương. Đã hai mùa Tết đến, khi mọi người ở quê nhà sum vậy, tụ họp bên nhau, thì tôi vẫn tất tả và quay cuồng với bài vở, cuộc sống ở nơi đây. (Đặng Trần Bảo Khánh, Đức)
Tiếng đàn bầu thay lời nói mẹ cha. Lời Tổ quốc gọi mời ta về lại. Xuân quê hương đang bừng hoa kết trái. Nước non nhà đã sáng lại niềm tin (Nguyễn Tiến Hảo, Slovakia)
Giọt xuân hương quyện đón búp non. Sân đình hội vật trống vang dồn. Phấp phới đu bay lưng ong uốn. Xuân quê tình thắm chẳng vàng son. (Vũ Lập, Đức)
Cái Tết đến rồi đi. Người người nói về cái Tết, nhưng lúc cái Tết đi vẫn để lại một dư vị đặc biệt trong lòng tôi ngày ấy. (Khánh Huỳnh, Mỹ)
Tết tuổi thơ tôi là những ngày đầu tháng Chạp mẹ đi tìm mua đủ các loại cá, nào là cá lóc, cá sặt bướm để về làm khô, phơi đầy trước sân nhà. Rồi mẹ mua đủ các loại tép về làm mắm tôm mặn, tôm chua, để chuẩn bị cho ngày Tết. (Hoàng Hải, Mỹ)
Xuân về em ở quê hương. Anh nơi xứ lạ tuyết vương mái đầu. Tuyết vương anh có gỡ đâu. Để cho ai đó với đầu của anh. (Nguyễn Tiến Hảo, Slovakia)
Khi tôi cúng đêm ba mươi, mời ông bà về ăn Tết với mình, lúc lầm rầm khấn bái thì bên ngoài nắng hửng vàng cả góc sân còn chồng thì ngơ ngác chẳng hiểu tôi đang làm gì. Mấy đứa nhỏ trong nhà nhìn tôi lạ lẫm khi phát cho mỗi đứa phong bao lì xì đỏ thắm. (Huỳnh Thị Ngọc Hân, Mỹ)
Những ai còn cha, còn mẹ, xin đừng chê Tết nhạt. Tết nào còn cha mẹ thì Tết ấy vẫn còn rất đậm, đậm tình yêu thương gia đình. (Nguyễn Thái Hòa, Pháp)
Giao thừa nhớ mẹ. Giọt lệ lăn tràn. Bên nhà pháo nổ hoa ngàn. Nơi đây thổn thức, trong làn khói sương. (Lâm Kim Thanh, Đức)
Những kỷ niệm đón Tết giản dị của tác giả Phạm Thị Anh Đào giành được nhiều bình chọn từ độc giả nhất trong tuần 2 của cuộc thi "Xuân Bốn phương".