Thụ thể men chuyển 2 (ACE2) xuất hiện trong các mô tinh hoàn có thể làm tăng nguy cơ SARS-CoV-2 xâm nhập. Ngoài ra, mối liên quan của tín hiệu thụ thể androgen với Covid-19 cũng giải thích lý do nam giới thường mắc bệnh nặng hơn. Do đó, một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Drug Discovery Today đã giải thích về tác động của Covid-19 đối với sức khỏe sinh dục nam giới.
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và là nguyên nhân gây ra hầu hết các ca tử vong liên quan đến ung thư ở nam giới. Mức độ biểu hiện TMPRSS2 và ACE2 cao cũng được phát hiện trong mô tuyến tiền liệt.
Các nhà nghiên cứu công nhận TMPRSS2 và các chất ức chế kháng androgen có thể được sử dụng làm phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đang mắc Covid-19. Do đó, lợi ích của TMPRSS2 có thể hỗ trợ việc phát triển các liệu pháp điều trị Covid-19 moeid.
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH) là sự tăng trưởng của các tế bào biểu mô và mô đệm trong vùng chuyển tiếp của tuyến tiền liệt. Đây là một trong những tình trạng phổ biến nhất ở nam giới lớn tuổi. BPH có thể dẫn đến tiểu không tự chủ, bí tiểu cũng như nhiều dạng triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS).
Việc ức chế con đường ACE2, Ang (1-7) và Mas do nhiễm SARS-CoV-2 có thể làm BPH trầm trọng hơn. Trên thực tế, một số nghiên cứu trước đây phát hiện LUTS tăng ở những nam giới lớn tuổi sau mắc Covid-19.
Rối loạn bàng quang
Khi bàng quang đầy, nó sẽ điều chỉnh các chức năng của dây thần kinh và cơ. Do đó, khi bàng quang hoạt động quá mức sẽ gây viêm và các rối loạn chức năng bàng quang thường xảy ra sau Covid-19.
Rối loạn chức năng sinh tinh
Sự bài tiết nội tiết tố androgen của tế bào Leydig rất quan trọng cho quá trình sinh tinh và duy trì đặc tính giới tính thứ cấp. Tế bào Leydig cũng được tìm thấy để điều chỉnh mức độ tế bào lympho và đại thực bào trong tinh hoàn.
Covid-19 gây rối loạn chức năng sinh tinh thông qua các phản ứng miễn dịch hoặc viêm. Bên cạnh đó, Covid-19 cũng khiến mức độ cytokine tiền viêm, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn tự miễn cao hơn.
SARS-CoV-2 còn làm giảm nồng độ tinh trùng, tăng viêm tinh hoàn, giảm lượng tinh dịch... Ngoài ra, sự phân mảnh DNA trong tinh trùng do SARS-CoV-2 liên quan đến sự phát triển của phôi bị suy giảm, tăng tỷ lệ sẩy thai và giảm tỷ lệ thụ thai thành công.
Rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương (ED) ở bệnh nhân Covid-19 có thể phát sinh do huyết động phổi thay đổi, thiểu năng sinh dục không triệu chứng, gánh nặng tâm lý và rối loạn chức năng nội mô... Cũng có thể do một số bệnh nền như tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì và cao huyết áp...
Chứng thiếu máu do Covid-19 cũng có thể dẫn đến sự phát triển của ED. Ngoài ra, bão cytokine ở một số F0 còn ảnh hưởng đến tế bào nội mô mạch máu, làm tăng nguy cơ ED. Sau khi phục hồi Covid-19, ED có thể như một chỉ số về sức khỏe chung ở nam giới. Các chất ức chế phosphodiesterase-5 (PDE5) được các chuyên gia đánh giá hiệu quả trong điều trị Covid-9 và ED.