Tiêu hóa VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Tôi bị viêm gan virus B đã điều trị 1,5 năm, đã uống thuốc kháng virus. Hiện xét nghiệm virus đã về âm tính và tôi vẫn còn đang uống thuốc điều trị virus. Như vậy, tôi có cần đi tiêm ngừa viêm gan B không? Mong bác sĩ tư vấn, xin cảm ơn.

Phạm Thị Mỹ Linh, 45 tuổi, Ninh Kiều, Cần Thơ
ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long

Bác sĩ Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào chị,

Chị đang bị viêm gan B và vẫn đang uống thuốc điều trị virus thì không có chỉ định chích vaccine viêm gan B. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, những người đang bị nhiễm hoặc đã nhiễm và hết viêm gan B thì không cần tiêm phòng viêm gan B vì không có hiệu quả.

Trân trọng.

Tôi thường hay bị đau bụng âm ỉ ở phía tay phải. Đây là bệnh gì và chữa trị như thế nào? Nhờ bác sĩ tư vấn, xin cảm ơn

Lam Nhu Tuyet, 66 tuổi, Bình Giã
BS.CKI Hoàng Đình Thành

Bác sĩ Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào chị,

Với những biểu hiện như chị miêu tả, bác sĩ chưa thể tư vấn cụ thể cho chị tình trạng. Nếu tình trạng đau kéo dài, chị nên đến khám tại các chuyên khoa tiêu hóa để bác sĩ thăm khám và chỉ định những xét nghiệm cần thiết, nhằm tìm ra bệnh (nếu có).

Trân trọng.

Em đang uống thuốc kháng virus viêm gan B là A.T Entecavir 0.5mg. Thuốc này có dùng chung được với thuốc Abgalic Fort không? Trong sinh hoạt thường ngày, em cần chú ý thêm gì? Xin cảm ơn.

sumonwar.1111990, 33 tuổi, TP Hà Tĩnh
ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long

Bác sĩ Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào em,

Abgalic fort với hoạt chất silymarin là thuốc có tác dụng bảo vệ, phục hồi chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan và tổn thương gan do nhiễm độc. Thuốc này có thể dùng chung với thuốc kháng siêu vi B để hỗ trợ điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong sinh hoạt hàng ngày, em cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng bia rượu, hạn chế thực phẩm chiên rán và nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn thức ăn quá nhiều đường. Em nên tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giữ chỉ số khối cơ thể BMI dưới 23.

Em đã mắc bệnh siêu vi viêm gan B thì nên tiêm phòng thêm viêm gan A, xét nghiệm viêm gan C và điều trị viêm gan C (nếu mắc bệnh). Em cần thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc kê đơn, chất bổ sung hoặc thảo dược nào vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị hoặc gây hại cho gan. Em cũng nên uống thuốc đều đặn và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi bệnh.

Để tránh lây nhiễm viêm gan B cho người khác, em không nên dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc đồ cắt móng tay... , quan hệ tình dục an toàn. Những người sống chung với người bị viêm gan B nên tầm soát viêm gan B và chủng ngừa nếu chưa bị nhiễm bệnh.

Trân trọng.

Chào bác sĩ,
Mẹ của em năm nay 75 tuổi bị xuất huyết tiêu hóa gần 2 tháng nay, dù đã nội soi dạ dày, trực tràng, ruột non, làm các xét nghiệm máu, sinh khiết, CT vùng bụng và chụp cắt lớp tất cả các mạch máu nhưng vẫn không phát hiện được nguyên nhân gây xuất huyết. Khoảng 7-10 ngày, mẹ em lại ...

Hồ Tấn Thiện, 37 tuổi, Lê Lợi, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
BS.CKI Hoàng Đình Thành

Bác sĩ Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào em,
Với những thông tin em chia sẻ, trường hợp của mẹ em rất khó khăn. Lời khuyên là em nên sớm đưa mẹ đến bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị để thăm khám lại.
Trân trọng.

Em bị kích thích bệnh tiêu hóa đã nhiều năm nhưng dùng nhiều thuốc không khỏi. Ăn đồ chua, sữa các loại, đồ lạnh... đều bị đi ngoài. Em còn hay bị mất ngủ nữa. Xin hỏi bác sĩ cách chữa trị dứt điểm.

dohoangthai244, 45 tuổi, Eakar, Daklak
BS.CKI Hoàng Đình Thành

Bác sĩ Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào anh,
Qua miêu tả, lời khuyên dành cho anh là nên đến các chuyên khoa tiêu hóa để bác sĩ thăm khám và thực hiện các đánh giá cận lâm sàng cần thiết nhằm xác định chính xác những triệu chứng là do đâu để có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Trân trọng.

Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi, bệnh nhân ung thư dạ dày đã điều trị hóa chất và phẫu thuật cắt bán phần xa dạ dày. Hiện tại tình trạng ổn, đã xuất viện. Nhưng em nghe mọi người nói là nên ăn thức ăn xay nhuyễn thành cháo thay ăn cơm như bình thường để ngăn ngừa tái phát thì có ...

Nguyễn Thị Ngọc, 33 tuổi, khu phố 2, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân

Bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa - TT Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Người bệnh ung thư dạ dày sau khi điều trị nên duy trì ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Vấn đề tái phát phụ thuộc nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố di căn vi thể có sẵn hoặc chưa phát hiện, vết cắt không đủ rộng... hay những yếu tố nguy cơ vẫn còn, tiếp xúc hóa chất (có thể trong thức ăn chứa hợp chất nitric...).
Trân trọng.

Chào bác sĩ,

Tôi ăn thịt cá thì phải chạy bộ trên máy thường xuyên mới đi đại tiện được. Nếu ăn nhiều rau và uống nhiều nước thì đại tiện 2-3 lần mới hết phân, phân khô. Tôi có uống thực phẩm chức năng. Tình trạng của tôi có bình thường không? Tôi có cần đi khám bệnh hoặc thay đổi thế nào ...

Đặng Thị Minh Ngân, 53 tuổi, đường 19, phường An Phú, quận 2, TP HCM
BS.CKI Hoàng Đình Thành

Bác sĩ Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào chị,
Theo như thông tin chị cung cấp thì chế độ ăn như vậy là tốt vì nhiều rau củ và uống đủ nước, thể dục hoặc vận động vừa sức. Tuy nhiên cần lưu ý rằng ăn thịt nhiều sẽ làm chậm tiêu hoá, nên giảm lượng thịt đỏ, tăng cường rau củ và nước. Nếu chị chưa từng nội soi đại tràng hoặc dạ dày thì khuyến khích nên nội soi tầm soát các bệnh lý ở ống tiêu hoá có thể xảy ra như polip, u lành, túi thừa hoặc viêm niêm mạc, nhất là khi đã trên 40 tuổi.
Trân trọng.

Mình có người nhà lúc trước bị bệnh viêm gan B nhưng đã âm tính. Vào tháng 4/2022, người nhà mình đi khám xét nghiệm men gan ở mức 22-33 nhưng cách đây 3 tuần thì men gan cao ở mức 825, cách một tuần thì ở mức 1225 và mới đây là 1950. Đây là bệnh gì và cách điều trị như thế nào? ...

Nguyễn Thanh Vân, 44 tuổi, Thôn 8, Liên Đầm, xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
BS.CKI Huỳnh Văn Trung

Bác sĩ khoa Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào anh,
Người nhà anh cần tái khám gấp vì tình trạng hoại tử tế bào gan đang có xu hướng tăng dần, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như virus, thuốc, nhiễm mỡ… Bác sĩ cần đánh giá và tầm soát nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp nhất, ngăn ngừa biến chứng, nhất là suy gan cấp.
Trân trọng.

Con rất dễ bị nghẹn, ăn uống nghẹn, không ăn mà chỉ nuốt cũng nghẹn, trào ngược cũng nghẹn. Con đã uống thuốc 8-9 tháng nhưng không đỡ. Cảm ơn bác sĩ.

Minh tuấn, 21 tuổi, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
BS.CKI Huỳnh Văn Trung

Bác sĩ khoa Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào em,

Lời khuyên dành cho em là nên bệnh viện sớm nhất có thể, đem theo kết quả nội soi và toa thuốc đang dùng (nếu có) để bác sĩ thăm khám và đánh giá. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng như em miêu tả như trào ngược dạ dày thực quản, loét thực quản, rối loạn vận động thực quản hoặc u chèn ép trong lòng hay bên ngoài thực quản...

Sau khi thăm khám, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho chỉ định nội soi lại dạ dày thực quản, chụp X-quang thực quản cản quang nhằm đánh giá rối loạn nuốt hoặc đo áp lực và nhu động thực quản... Do đó, để có thể chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị thích hợp, em nên sớm đến gặp bác sĩ.

Trân trọng.

Chào bác sĩ, cháu hiện nay thấy da mình khá vàng. Cháu có tìm hiểu thông tin và cháu nghĩ mình bị bệnh liên quan đến gan. Cháu thấy tình trạng vàng da của mình càng ngày càng nghiêm trọng, lòng bàn tay rất vàng, da mặt cũng vậy nhưng mắt không vàng lắm. Bác sĩ cho cháu hỏi bây giờ cháu cần làm gì?

nguyenthanhhang2938, 21 tuổi, Phú Thọ
THS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích

Bác sĩ khoa Nội soi tiêu hóa - TT Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào em,
Vàng da có thể do nhiều nhân như bệnh về gan hoặc do chế độ ăn uống. Để biết nguyên nhân vàng da cũng như đánh giá tình trạng của mình một cách chính xác, em nên đến bệnh viện để thăm khám vì bệnh này cần làm các xét nghiệm đánh giá.

Trân trọng.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn