Tiêu hóa VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Tôi phát hiện viêm gan siêu vi B năm 13 tuổi. Đến nay cũng đã nhiều lần xét nghiệm và kiểm tra định lượng virus, bác sĩ nói bình thường, hầu như không cho điều trị gì. Tôi cũng hay ngứa trên da, hay nổi mụn bọc có mủ trên mặt (thường là sau khi uống bia rượu, cà phê, cũng có bệnh dạ dày). ...

Lập, 41 tuổi, P.26, Bình Thạnh, TP HCM
ThS.BS Hồ Hoàng Phương

Chào bạn, tính ra bạn đã bị viêm gan mạn hơn 28 năm. Người bị viêm gan siêu vi B mạn về lâu dài có nguy cơ cao bị xơ gan, ung thư gan cũng như các biến chứng liên quan như giảm chức năng tế bào gan, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.

Điều đặc biệt, ung thư gan trên người viêm gan B mạn có thể bỏ qua quá trình xơ gan, khác với các nguyên nhân khác thường diễn tiến đến xơ gan rồi ung thư gan. Đã một năm bạn chưa đi khám lại bệnh của mình, do đó bạn nên đi khám để bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn.

Về chẩn đoán hình ảnh, bạn nên được siêu âm đàn hồi gan để đánh gia hình thái, cấu trúc nhu mô gan, tầm soát u gan, đồng thời đánh giá độ cứng nhu mô gan qua siêu âm đàn hồi, từ đó đánh giá mức độ xơ hóa gan của bạn. Qua các kết quả hình ảnh này, bác sĩ lâm sàng sẽ có kế hoạch theo dõi, ra quyết định điều trị và tiên lượng các biến chứng trong tương lai liên quan đến bệnh dành cho bạn.

Các thiết bị mới về kiểm tra cũng như điều trị viêm gan B đã có ở BV Đa khoa Tâm Anh chi nhánh TP HCM chưa ạ? Tôi muốn khám viêm gan B thì đăng ký như thế nào và cần làm những xét nghiệm gì?

Ngô Nga, 47 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai

Tôi phát hiện nhiễm virus viêm gan B cách đây 13 năm. Hiện tại tôi có 3 đứa con rồi, trước khi sinh bé thứ 3 tôi có thăm khám và uống thuốc theo đơn của bác sĩ được một thời gian. Sau khi sinh xong thì vì con nhỏ, kinh tế eo hẹp nên tôi không tiếp tục thăm khám và điều trị nữa ...

Phan Thị Mai, 39 tuổi, Tổ 10, Phú Thạnh, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, BRVT
ThS.BSCKII Lê Thanh Quỳnh Ngân

Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào bạn, bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm, có thể không có triệu chứng cụ thể nhưng nếu ngưng thuốc đột ngột có thể khiến bệnh bùng phát gây suy gan. Trong thời gian 4 năm bạn không uống thuốc và không tái khám thì tình trạng bệnh có thể khá nguy hiểm. Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra: tình trạng hoạt động của virut, men gan có tăng hay không, siêu âm đo độ đàn hồi gan có xơ hóa hay không?

Về con của bạn, bạn không nói rõ sau sinh, các con của bạn có được kiểm tra hay không, và có em bé nào bị viêm gan B hay chưa? Thông thường, người mẹ bị viêm gan B và có nồng độ virut cao, không điều trị trong thai kỳ chống lây nhiễm cho em bé thì khả năng lây cho em bé là khá cao. Vì vậy, nếu trong thời gian bạn sinh 3 con, bạn không kiểm tra thì nên đưa con đi kiểm tra. Nếu bé bị nhiễm thì cần có chỉ định điều trị, nếu chưa nhiễm thì có thể kịp thời chích ngừa vắc xin phòng chống viêm gan B.

Tôi siêu âm có nang gan 50mm và bản thân có nhiễm siêu vi B, tuy nhiên vẫn khám định kỳ 06 tháng/lần. Nang gan 50mm có đáng ngại không ạ?

Thanh Thuy Vu Thi, 56 tuổi, TP.HCM
PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Hiền

Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang can thiệp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, nang của bạn là lành tính, việc có mắc viêm gan B không liên quan đến nang này. Bạn không cần phải quá lo lắng, nếu như nang này làm bạn khó chịu hay đau thì bạn có thể đến cơ sở y tế chọc hút nang và tiêm cồn tuyệt đối. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu điều trị nang gan không cần phẫu thuật, người bệnh sẽ giảm đau nhanh chóng.

Tôi bị viêm gan B mạn 5 năm, 2 năm qua xét nghiệm không phát hiện virus. Vậy giờ tôi có cần uống thuốc tennofovir nữa không. Từ khi phát hiện bệnh thì tôi uống thuốc này hàng ngày hàng năm. Vậy giờ tôi dừng hẳn được không ạ?

Mỹ Yên, 34 tuổi, Đà Nẵng
BS.TS Vũ Trường Khanh

Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Đối với trường hợp của bác, khi điều trị viêm gan B mạn tính và mong muốn dừng thuốc thì cho tới nay, các chỉ định dừng thuốc cần cân nhắc kỹ. Phần lớn các trường hợp sau khi dừng thuốc có thể khiến virut bùng phát trở lại.

Nguy hiểm nhất sau khi dừng thuốc và không theo dõi chặt, khả năng bùng phát viêm gan, xơ gan vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy chúng ta cần rất thận trọng khi quyết định dừng thuốc. Dừng thuốc cần có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Gan Mật.

Tôi 45 tuổi, khám gan 2003 bị viêm gan siêu vi B, thể ngủ yên. Hiện sức khỏe vẫn bình thường, chỉ ngủ không được ngon. Vậy tôi cần theo dõi thế nào? Xin bác sĩ tư vấn giúp. Cám ơn.

Nguyễn Văn Biên, 44 tuổi, Giồng Trôm, Bến Tre

Em phát hiện mình có men gan cao và gan nhiễm mỡ đã 2 năm nay. Chỉ số men gan tăng gấp 2 lần bình thường. Em đi khám bác sĩ có cho uống thuốc tây trong vòng một tháng để hạ men gan. Em đang phân vân là mình có nên dùng thuốc tây kéo dài để trị bệnh không vì em lo lắng ...

Trần Thanh Luân, 35 tuổi, Thành phố Thủ Đức

Mẹ tôi 57 tuổi, 2 tháng trước bị sốt cao liên tục, cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố, sau khi vào chụp tổng quát phát hiện vệt mờ trên gan, nghi ngờ u gan. Sau đó chụp CT, MRI cũng chỉ thấy vệt mờ, nhưng đã chuyển sang nghi ngờ áp xe gan. Bác sĩ tiếp tục chỉ định sinh thiết, khi ...

Nguyễn Thanh Nhật, 33 tuổi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1
PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Hiền

Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang can thiệp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, nếu bạn có phim chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ thì có thể gửi cho chúng tôi để hội chẩn và có kết luận chính xác. Với tình trạng mẹ bạn như vậy thì cần phải làm xét nghiệm, tuy nhiên tôi chưa rõ mẹ bạn đã được làm các marker về ung thư tế bào gan như: anphaFP, PIVKA II... chưa. Mẹ bạn cũng cần chụp đánh giá và sinh thiết lại để chẩn đoán xác định, vì bà bị viêm gan mãn tính do vậy cần phải biết được tổn thương này là tổn thương loại gì. Mẹ bạn đã sinh thiết do đó các bác sĩ hẹn sau 2 tháng kiểm tra lại là phù hợp. Chúc mẹ bạn sớm tìm ra bệnh và điều trị triệt để.

Định lượng HPV ngưỡng phát hiện: 3x10 2 copies/ml, đang uống thuốc EM/Tenofovir 200mg/300mg. Bác sĩ có thể cho tôi hỏi, tình trạng của tôi nên điều trị như thế nào? Lưu ý trong chăm sóc sức khỏe ra sao?

Nguyễn Văn Hải, 45 tuổi, Đồ Sơn, HP
BS.TS Vũ Trường Khanh

Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, đối với viêm gan virus B thì hiện nay việc điều trị dừng thuốc là rất khó khăn vì khả năng tái phát rất cao. Đặc biệt nguy cơ sau khi bùng phát gây suy gan. Chính vì vậy, khi dùng các loại thuốc điều trị ức chế virus viêm gan B qua đường uống phải dùng lâu dài.

Bác sĩ cho tôi hỏi các phương pháp điều trị sau khi mổ cắt bỏ khối u gan bên trái?

Bình Nguyễn Thanh, 63 tuổi, 164 Hai Bà Trưng, Tiền An, Bắc Ninh
BS.TS Vũ Trường Khanh

Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Đối với u gan lành tính, khi cắt bỏ sẽ hoàn thành việc điều trị. Đối với u gan ác tính, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào gan, cần đặc biệt chú ý mình có bị nhiễm viêm gan virus B không, nếu có cần phải điều trị ức chế viêm gan virus B. Kiểm tra u gan trên nền xơ gan cần đi khám bệnh đề phòng biến chứng như xuất huyết tiêu hóa.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn