Thứ bảy, 19/4/2025

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp bác sĩ

Em bị virus viêm gan B khoảng 10 năm, nhưng bác sĩ chưa cho điều trị thuốc do virus chưa hoạt động vẫn nằm trong gan. Em xin nhờ bác sĩ phương pháp phòng tránh và điều trị với ạ? Em xin hỏi giờ em có thể tiêm vaccine viêm gan được nữa không ạ? Em xin cảm ơn!

hoang.tn.cbsxdh1, 28 tuổi, Bình Phục, Thăng Bình, Quảng Nam

Em bị virus viêm gan B khoảng 10 năm, nhưng bác sĩ chưa cho điều trị thuốc do virus chưa hoạt động vẫn nằm trong gan. Em xin nhờ bác sĩ phương pháp phòng tránh và điều trị với ạ?

Vũ Tuấn Phát, 39 tuổi, 300 Nguyễn Xiển , Tân Triều, Thanh Trì

ThS.BSNT Bùi Quang Thạch

Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Bạn bị viêm gan B nhiều năm và hiện tại virus chưa hoạt động nên chưa cần phải dùng thuốc ức chế virus viêm gan B, viêm gan B nếu chưa hoạt động khi dùng thuốc sẽ không hiệu quả. Ngoài ra có thể có tác dụng phụ của thuốc; chính vì thế khi virus chưa hoạt động bạn cần thăm khám định kỳ 6 tháng/lần đề theo dõi đánh giá hoạt động của virus viêm gan B cũng như sàng lọc ung thư gan, ngoài ra bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị, vì tất các các thuốc hầu hết chuyển hóa qua gan có thể làm tổn thương gan.

Tôi đi khám được bác sĩ chẩn đoán bị virus viêm gan B nhưng không kê đơn thuốc. Như vậy có tiêm phòng viêm gan B được không bác sĩ?

Nguyễn Văn Long, 38 tuổi, Nghĩa Trung

BS.TS Vũ Trường Khanh

Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, khi một người bị nhiễm viêm gan virus B thì việc tiêm phòng không còn giá trị nữa.

Con gái tôi năm nay 15 tuổi, cháu bị đầy hơi từ mấy tháng nay. Sau khi ăn sáng và sau khi đi vệ sinh xong cháu bị đầy hơi căng bụng nhưng không thể xì hơi được. Xin bác sĩ cho biết cháu bị bệnh gì và cháu nên uống thuốc gì để giảm bớt tình trạng này?

Trần Văn Huàn, 52 tuổi, 95/81 đường Nguyễn Trãi, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng

BSNT Đào Trần Tiến

Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan - Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Trường hợp con bạn bị đầy hơi sau khi ăn, khó xì hơi, trung tiện. Đây là triệu chứng có thể gặp trong một số bệnh liên quan đến chức năng như chứng khó tiêu, hội chứng ruột kích thích, tuy nhiên đôi khi có thể gặp trong các bệnh lý viêm nhiễm dạ dày ruột....

Do vậy, trước tiên bạn nên điều chỉnh chế độ ăn cho con bạn, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, giảm đồ ăn chiên rán, tập thể dục đều. Nếu tình trạng chưa cải thiện, bạn nên đưa cháu đến bác sỹ chuyên khoa Tiêu hóa để được tư vấn và điều trị.

Tôi bị viêm gan B di truyền từ bố mẹ, tôi muốn khám và điều trị tại Hà Nội, xin hỏi bệnh viện, hay cơ sở y tế nào uy tín, chuyên về điều trị gan B? Xin cảm ơn!

Lưu Hoài Nam, 39 tuổi, Số nhà 68, tổ 4, phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

BS.TS Vũ Trường Khanh

Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, trước tiên bạn cần lưu ý, viêm gan virus B không phải bệnh di truyền mà là bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh đẻ, chuyển dạ. Bệnh viện Tâm Anh với khoa Tiêu hóa - Gan Mật - Tụy hoàn toàn có khả năng thăm khám, điều trị bệnh viêm gan B.

Mình có virus viêm gan B mạn tính, năm nào cũng khám định kỳ, các chỉ số đều ổn, 5 tháng trước mình khám thì tải lượng virus cao 10 mũ 10, nhưng các chỉ số khác đều ở mức bình thường. Bác sĩ có tư vấn mình không cần uống thuốc, vì virus đang ở ngưỡng phát triển nên uống thuốc cũng không giảm ...

Phạm Mây, 28 tuổi, 10 Mai Chí Thọ, Thủ Thiêm, Thủ Đức


Em muốn hỏi về tình trạng tiêu hóa của em và bé gái (4,5 tháng tuổi). Con ăn sữa mẹ hoàn toàn, và một tháng trước cả mẹ và con bị Covid-19. Hiện sau khi khỏi Covid-19 thì cả mẹ và con đều có vấn đề tiêu hoá. Mẹ thì đi ngoài phân sống/ lổn nhổn tình trạng nhẹ, bụng thi thoảng ê ...

Bùi Thị Loan, 33 tuổi, 61/9 F361 An Dương, Tây Hồ, Hà Nội

ThS.BSNT Bùi Quang Thạch

Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, con bạn sau Covid-19 một tháng hiện tại đi ngoài phân lỏng, xét nghiệm có bạch cầu trong phân, nếu muốn biết con bạn bị rối loạn phân do hậu Covid-19 hay do bị nhiễm khuẩn đường ruột cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để đánh giá, chẳng hạn như: bạch cầu trong máu, CRP, máu lắng là các xét nghiệm đánh giá có nhiễm khuẩn hay không, cấy phân để đánh giá có nhiễm khuẩn đường ruột hay không? Ngoài ra con bạn có các triệu chứng khác như sốt, đau bụng hay các biểu hiện khác?

Bạn nên đưa con đi khám ở chuyên khoa nhi Tiêu hóa để thăm khám thêm. Khi xác định có nhiễm khuẩn đường ruột thì bé mới cần dùng kháng sinh, còn không có nhiễm khuẩn thì sẽ không sử dụng kháng sinh. Về phía mẹ không cần thiết phải kiêng khem gì, chỉ hạn chế các thức ăn khi ăn vào gây ruột kích thích làm đau bụng tăng lên, hay đi phân lỏng tăng lên.

Bạn nên tập cho con thói quen uống nước nhiều hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ nên chọn những loại nước lành mạnh như nước suối, nước lọc, nước trái cây.... nên tránh những loại nước uống có khả năng dễ kích thích đường tiêu hóa như cà phê, bia, rượu, nước ngọt có gas... Nên ăn các loại thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất đặc biệt các vitamin C, vitamin D, vitamin B12, canxi và các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.

Em năm nay 31 tuổi, bị viêm gan B đã 15 năm nay. Hiện tại sức khỏe của em bình thường, sắp tới em kết hôn nên rất lo lắng sẽ lây cho vợ và con em sau này. Vợ em thì vẫn âm tính, sau này chúng em muốn có con thì cần phải tiêm phòng hay làm gì để con được an toàn ...

Trần Đức Mạnh, 31 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội

BS.TS Vũ Trường Khanh

Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, bạn bị viêm gan virus B thì cần xét nghiệm xem vợ bạn bị viêm gan virus B hay chưa? Vợ bạn có thể xét nghiệm HBsAg và Anti HBs. Nếu chỉ số HBsAg âm tính và kháng thể Anti HBs dương tính và trên 10 đơn vị, tức là vợ bạn đã có miễn dịch và không phải tiêm phòng. Vợ không bị thì khả năng lây sang con là không có. Để tránh bố lây cho con thì sau này lưu ý trong quá trình sinh hoạt không nên dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng...

Viêm gan B có dễ trị không thưa bác sĩ?

Trương Thành Ký, 32 tuổi, UBNN Phước Tân, Xuyên Mộc

BS.CKI Huỳnh Văn Trung

Bác sĩ khoa Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào Ký,

Hiện tại viêm gan B khi có chỉ định điều trị hầu như chỉ cần sử dụng 1 loại kháng virus duy nhất, ưu tiên kháng virus có tỉ lệ kháng thấp nhất như tenofovir, entecavir. Tùy theo chức năng thận, tình trạng loãng xương, điều kiện kinh tế ...mà bác sĩ sẽ lựa chọn kháng virus phù hợp. Các thuốc đều uống 1 lần/ngày và hầu hết ít tác dụng phụ. Mục tiêu điều trị nhằm ngăn ngừa tổn thương gan cũng như biến chứng xơ gan, ung thư gan do virus siêu vi B, còn tỉ lệ mất HBsAg rất thấp # 0.5-1% mỗi năm. Cảm ơn bạn.

Tôi bị bệnh viêm gan siêu vi B từ năm 2000, năm 2016 tôi thấy mệt mỏi nên đi bệnh viện khám và được bác sĩ chẩn đoán virus tăng cao, có thể gây ung thư gan. Tôi đã được bác sĩ cho thuốc TENOFOVIR 300 và uống được 6 tháng xong xét nghiệm lại thấy giảm lượng virus nên bác sĩ cho tôi uống ...

Nguyễn Xuân Thế, 44 tuổi, Hayes london England

ThS.BSCKII Lê Thanh Quỳnh Ngân

Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào anh Thế, khi bắt đầu điều trị Tenofovir, anh có triệu chứng viêm gan và virus tăng cao cần uống thuốc, như vậy chỉ định dùng thuốc là phù hợp. Khi uống thuốc liên tục nồng độ virus sẽ xuống dưới ngưỡng an toàn.

Tuy nhiên khi ngưng thuốc siêu vi sẽ tăng lại, đặc biệt nếu bạn không thể tái khám theo dõi thường xuyên thì việc ngưng thuốc rất nguy hiểm có thể gây bùng phát siêu vi, suy gan hoặc thậm chí ung thư gan.

Vì vậy, nếu không tái khám thường xuyên được thì nên uống thuốc lâu dài. Nếu nồng độ siêu vi âm tính nhiều năm và có thể theo dõi được mỗi 3-6 tháng ở nước ngoài thì bạn sẽ nghe theo các tư vấn của các bác sĩ ở Balan nhé.

Bố tôi bị ung thư dạ dày, 72 tuổi, thể trạng rất yếu, chỉ còn xương và da, bị bệnh parkison. Giờ chỉ ăn được rất ít cháo loãng xay và sữa do bị chảy dãi nhiều và rất hay bị nghẹn. Vậy có phương pháp điều trị ung thu dạ dày nào hiệu quả không? Tôi xin cảm ơn ạ.

Trần Thị Dịu, 38 tuổi, Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội

Cho em hỏi trong máu có virus viêm gan B khoảng 20 năm. Em vẫn hay đi khám định kỳ 6 tháng/lần. 6 tháng trước em kiểm tra nồng độ gan HBV DNA 121.500 UI/ml. Bác ĩ cho em uống thuốc Tenofovir alafenamid (Fozvir 25mg) mỗi ngày 1 viên. Em uống 3 tháng sau em đi xét nghiệm HBV DNA còn 15.IU/ml nhưng bác sĩ ...

Nguyễn Thị Tuyết Nga, 47 tuổi, 438 Lê Hồng Phong, Q.10

ThS.BSNT Bùi Quang Thạch

Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Bạn bị viêm gan B nhiều năm, khám định kỳ 6 tháng/lần là rất tốt, hiện bạn đang điều trị viêm gan B bằng một loại thuốc mới nhất hiện nay rất hiệu quả và ít tác dụng phụ nhất, chỉ số xét nghiệm cho thấy thuốc ức chế virus viêm gan B rất tốt.

Viêm gan B không diệt được chỉ dùng thuốc để ức chế virus nhân lên, các thuốc chỉ thải virus ở trong máu nhưng trong nhân tế bào gan vẫn còn virus. Vì thế nếu ngừng thuốc virus sẽ tiếp tục nhân lên và có thể bùng phát gây nguy hiểm. Bạn nên điều trị kéo dài, thời gian điều trị bao lâu dựa vào các xét nghiệm virus khác như HBeAg, antiHBe, HBsAg, HBcrAg, có thể có trường hợp điều trị suốt đời.

Uống thuốc kéo dài có thể có tác dụng phụ nhưng các loại thuốc mới sẽ hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể, chẳng hạn cùng loại thuốc tenofovir nhưng loại gọi là TDF có tác dụng phụ lên thận và xương nếu dùng kéo dài nhưng loại Tenofovir bạn đang dùng là TAF sẽ giảm được các tác dụng phụ này.

Nếu so sánh cân bằng lợi ích giữa các tác dụng phụ có thể gặp nếu dùng thuốc kéo dài so với việc nếu không dùng thuốc viêm gan B có thể gây ra các biến chứng như xơ gan, ung thư gan thì việc dùng thuốc kéo dài vẫn có nhiều lợi ích hơn.

Điều trị viêm gan B mạn tính cần chú ý những gì thưa bác sĩ?

Nguyễn Trung Hiếu, 51 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai

BS.CKI Huỳnh Văn Trung

Bác sĩ khoa Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào anh Hiếu ,

Trong quá trình điều trị viêm gan B mạn cần theo dõi thường xuyên nồng độ men gan (AST, ALT), tình trạng HBeAg, nồng độ virus, dấu chỉ điểm ung thư gan AFP, mức độ xơ hóa gan. Tùy theo tình trạng tổn thương gan hay giai đoạn viêm gan mà bác sĩ sẽ tư vấn cho anh khoảng thời gian theo dõi phù hợp với anh.

Song song đó cũng cần theo dõi chức năng thận, tình trạng loãng xương, cũng như các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư gan, xơ gan như: tình trạng đồng nhiễm viêm gan C, HIV, viêm gan D, thói quen rượu bia, thuốc lá, tình trạng đường huyết, mỡ máu...

Chúc anh nhiều sức khỏe.

Cháu vị viêm gan B mạn, cháu có điều trị dùng thuốc Baraclude và xét nghiệm các chỉ số liên quan đều đặn trong 10 năm nay theo phác đồ của bác sĩ ở một bệnh viện lớn. Hiện các chỉ số của cháu vẫn luôn ổn định và trong giới hạn cho phép. Tuy vậy cháu đọc 1 số tài liệu cho thấy dùng ...

Nguyễn Thế Hưng, 38 tuổi, Hà Nội

ThS.BSNT Bùi Quang Thạch

Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, bạn bị viêm gan B đang điều trị thường xuyên là rất tốt, thông tin dùng thuốc ức chế virus gây ung thư gan và dùng ngắn hạn (3-6 tháng hoặc 1-2 năm) là không chính xác, hiện cũng chưa có bằng chứng khoa học nào về thuốc ức chế virus gây ung thư gan.

Viêm gan B thường phải điều trị kéo dài có khi suốt đời để dự phòng các biến chứng của viêm gan B như xơ gan hay ung thư gan, chính điều trị viêm gan B không đủ thời gian hoặc bỏ thuốc sẽ có nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của viêm gan B như xơ gan và ung thư gan.

Tôi có điều trị viêm gan B mạn tại một bệnh viện công. Tôi mới làm xét nghiệm lại tình trạng bệnh như sau: siêu âm gan bị nhiễm mỡ, định lượng HBV thấp, chỉ số AFT < 2.0, men gan ổn. Bác sĩ xem kết quả bảo tình trạng gan hiện tại ổn, nhưng tôi có cảm giác no hơi, buồn nôn khi đói, ...

Đình Trọng, 59 tuổi, Thanh Hóa

ThS.BSNT Bùi Quang Thạch

Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, bạn bị viêm gan B nên bác đang lo lắng, bạn bị viêm gan B đang điều trị nghĩa là viêm gan B mạn, vì đang được điều trị nên có thể yên tâm. Bởi vì mục đích của điều trị viêm gan B có 4 mục tiêu sau:

1. Ức chế lâu dài sự sao chép của HBV.

2. Cải thiện chất lượng sống, ngăn ngừa diễn tiến xơ gan, HCC.

3. Dự phòng lây truyền HBV cho cộng đồng bao gồm dự phòng lây truyền mẹ con.

4. Dự phòng đợt bùng phát VGVR B.

Hiện tại định lượng virus viêm gan B thấp, men gan bình thường nghĩa là virus đang được kiểm soát tốt và đang bị ức chế sự nhân lên, virus được kiểm soát tốt sẽ ngăn ngừa các biến chứng như xơ gan, ung thư gan.

Ngoài ra siêu âm gan không có u, chỉ số ung thư gan là αFP bình thường, bạn đang được sàng lọc và theo dõi ung thư gan rất tốt. Bạn có cảm giác no hơi, buồn nôn khi đói có thể do có các bệnh lý liên quan đến dạ dày và tá tràng.

Tình trạng của bạn cần được thăm khám trực tiếp chuyên khoa Tiêu hóa để chẩn đoán và điều trị, các biểu hiện này thường ít lên quan đến bệnh lý gan. Hiện tại bạn tiếp tục điều trị viêm gan B, mục đích điều trị viêm gan B lâu dài chính là tránh các biến chứng xấu nhất đã nêu ở trên là xơ gan, ung thư gan.

tiêu hóa
 
 
ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn