Tiêu hóa VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Chào bác sĩ, tôi bị viêm dạ dày xung huyết, trào ngược dạ dày thực quản và bị thiếu máu do thiếu sắt. Tôi uống nhiều loại thuốc tây đều bị tác dụng phụ và kết quả điều trị không như mong muốn. Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có thể uống nghệ mật ong không hoặc có phương pháp điều trị nào cho tình ...

Phương Thảo, 36 tuổi, TP HCM
BS.CKI Hoàng Đình Thành

Bác sĩ Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Về phương diện y học phương Đông, nghệ và mật ong có tác dụng tốt trong điều trị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, điều mà chúng ta lo ngại là chất lượng của các sản phẩm này, nguồn gốc, tỷ lệ tinh chất và các chất phụ như đường và tinh dầu. Nó có thể không hoàn toàn tốt đối với những người bệnh mắc phải các rối loạn khác hoặc dị ứng.

Để đảm bảo an toàn, bạn có thể dùng thử trong một thời gian và kiểm chứng xem hiệu quả như thế nào hoặc bạn nên đến khám với chuyên gia về Y học cổ truyền (Y học dân tộc) để có lời khuyên chính xác hơn.

Trân trọng.

Em bị trào ngược dạ dày, đã đi nội soi 2 lần kết quả như nhau là viêm niêm mạc dạ dày và trào ngược thực quản. Em ăn vào là bị nghẹn ở cổ phải khạc nhổ, cũng thường xuyên đau họng, sốt âm âm được khoảng hơn một năm. Em đã đi khám nhiều nơi, uống nhiều loại thuốc mà không đỡ. Bác ...

Trần Đại Hải, 33 tuổi, Trần Quang Diệu, KP Tân Phước, phường Tân Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
BS.CKI Huỳnh Văn Trung

Bác sĩ khoa Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Với những thông tin bạn cung cấp, bác sĩ chưa thể đưa ra lời khuyên chính xác cho bạn. Vì vậy, bạn nên đến chuyên khoa Tiêu hóa để bác sĩ khám và xem xét việc thay đổi đơn thuốc (nếu cần) và điều trị phù hợp với tình trạng hiện tại của bạn.

Trân trọng.

Tôi có con trai 3 tuổi. Cách đây 3 tháng, con bị viêm tụy cấp do ngã xe đạp khiến tay lái đập vào bụng. Con đã được điều trị tại khoa Tiêu hóa của một bệnh viện lớn khoảng một tháng. Con tôi hết đau bụng, sức khỏe bình thường và được bác sĩ cho ra viện. Tuy nhiên, chỉ số tụy Lipase và ...

Nguyễn Hiệp, 36 tuổi, Ba Đình, Hà Nội

Xin được bác sĩ tư vấn giúp tôi trường hợp này.

Vi thể: Mảnh mô dạ dày có cấu trúc dạng polyp với lớp biểu mô tuyến phủ bề mặt không nghịch sản, bên dưới tăng sinh các ống tuyến chế tiết, vài ống tuyến dãn rộng tạo nang lót bởi các tế bào thành. Không tế bào dị dạng không điển ...

Nguyễn Thị Mận, 71 tuổi, 12 đường 3A, phường Bình Trị Đông B
ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân

Bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa - TT Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào chị,

Với những thông tin chị cung cấp thì tình trạng bệnh của chị không nguy hiểm. Chị nên chú ý sinh hoạt điều độ, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu để bảo vệ sức khỏe.

Trân trọng.

Tôi thường xuyên bị nóng trong bụng, có biểu hiện bốc hỏa, bác sĩ cho biết đây là bệnh gì và cách điều trị như thế nào? Trân trọng cảm ơn bác sĩ.

Lê Thị Minh Hằng, 54 tuổi, Hạ Hòa, Phú Thọ
ThS.BS Huỳnh Hoài Phương

Bác sĩ Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào chị,

Triệu chứng nóng trong bụng bốc hỏa có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh lý gan mật tuỵ hoặc những rối loạn về nội tiết ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể liên quan đến bệnh lý tim mạch, nhất là ở độ tuổi của chị. Do đó, để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, chị cần đến gặp trực tiếp bác sĩ. Trước hết, chị có thể đăng ký gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám tư vấn.

Trân trọng.

Tôi có thói quen hút thuốc lá ngày gần 10 điếu, thỉnh thoảng có uống cà phê và bia, thường xuyên bị stress lo âu công việc. Tôi thường xuyên bị trào ngược dạ dày khi ăn no, khi uống cà phê hay hút thuốc thì tiết nước bọt rất nhiều, phải khạc nhổ khiến tôi rất mặc cảm khi giao tiếp bạn bè.

...
Võ Văn Tòng, 40 tuổi, Đồng Tháp
ThS.BS Huỳnh Hoài Phương

Bác sĩ Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào anh,

Ở trường hợp của anh, anh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tầm soát lại HP. Nếu đã điều trị hai lần không hết thì anh cần xét nghiệm cấy vi trùng vì có khả năng bị vi trùng kháng thuốc. Bác sĩ sẽ thăm khám và cho thuốc điều trị triệu chứng, chỉ định thực hiện các cận lâm sàng để loại trừ các bệnh lý khác ngoài dạ dày.

Trong sinh hoạt hàng ngày, anh nên ngưng uống rượu bia và hút thuốc lá, giảm bớt áp lực công việc, không nên dùng thuốc nam bắc vì nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.

Trân trọng.

Tôi đã mắc bệnh viêm đại tràng kích thích khoảng 30 năm và đã điều trị ở nhiều bệnh viện nhưng bệnh không giảm. Điều này làm tôi cảm thấy rất chán nản. Hiện tại, xin hỏi bác sĩ có thuốc nào đặc trị viêm đại tràng không? Xin cảm ơn.

Phạm Hữu Nhân, 53 tuổi, TP Trà Vinh
BS.CKI Hoàng Đình Thành

Bác sĩ Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào anh,

Thật ra viêm đại tràng có nhiều thể loại khác nhau. Theo bác sĩ nhận định, tình trạng của anh rất có khả năng là hội chứng ruột kích thích. Đây không phải là một căn bệnh nan y, mà nó thường tái phát và gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh có đa dạng kiểu biểu hiện, việc điều trị sẽ tùy theo triệu chứng và cần phối hợp với thực hiện các chế độ kiêng cữ phù hợp với mỗi loại khác nhau.

Có 4 thể loại gồm hội chứng ruột kích thích thể táo bón, thể tiêu chảy, thể phối hợp và thể không phân loại. Không có một loại thuốc đặc trị mà việc chữa trị sẽ tùy thể loại, tùy giai đoạn, tùy cơ địa… Lời khuyên là anh nên đến khám và tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị hợp lý nhất.

Trân trọng.

Tôi phát hiện bị viêm gan B từ cách đây 20 năm và sỏi mật (13 mm) cũng khoảng 15 năm. Hiện giờ, sức khỏe tôi vẫn tốt và làm việc bình thường (cao 170 cm, nặng 64 kg). Cho tôi hỏi bác sĩ, với tình trạng như vậy, tôi cần điều chỉnh chế độ ăn thế nào cho phù hợp và có nguy cơ ...

vietquangcb, 47 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội
ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long

Bác sĩ Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào anh,

Trường hợp của anh đã bị viêm gan B từ 20 năm nay chứng tỏ anh đã bị viêm gan B mạn, cùng với sỏi mật. Trước hết, anh nên đến bệnh viện xét nghiệm tình trạng gan, bao gồm chức năng gan, tải lượng virus trong máu, siêu âm độ đàn hồi của gan. Các bác sĩ sẽ đánh giá xem cần phải làm gì.

Nguy cơ biến chứng của bệnh viêm gan B mạn có thể là các đợt viêm gan cấp, xơ gan, ung thư gan. Với sỏi mật, các biến chứng hay gặp là viêm túi mật cấp, tắc ống mật chủ. Trong đó, viêm hoại tử túi mật rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Để có thể "chung sống" với căn bệnh này, trong sinh hoạt hàng ngày, anh cần chú ý không làm việc hoặc tập thể dục quá sức, bỏ rượu bia, hạn chế các loại thức ăn nhiều mỡ động vật. Anh không nên sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng, thuốc nam, thuốc bắc không có nguồn gốc rõ ràng.

Trân trọng.

Em nhiễm virus viêm gan B đã được 12 năm. Hàng năm đi khám đều có kết quả: Hbeag -; Hbsag +; men gan bình thường, độ đàn hồi gan 6.41 kpa, độ xơ gan F0. Vừa rồi em có làm thêm định lượng HBV là 531 copies/ml, anti Hbe +.
Xin hỏi bác sĩ, chỉ số trên cho biết điều gì? Em chưa phải ...

Bùi An, 32 tuổi, Nam Từ Liêm
ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long

Bác sĩ Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào em,

Kết quả HbsAg (+) có nghĩa là em bị viêm gan siêu vi B.

Chỉ số men gan bình thường và độ xơ hóa gan F0 có nghĩa là siêu vi đang không hoạt động và không làm tổn thương tế bào gan.

Kháng thể Anti HBe (+) có vai trò quan trọng để ngăn chặn quá trình tự nhân đôi của siêu vi.

Nồng độ HBV DNA 531 copies/ml là ở mức thấp (thấp hơn 10000 copies/ml).

Các kết quả này có nghĩa là em bị nhiễm viêm gan siêu vi B mạn tính, giai đoạn không hoạt động và chưa cần điều trị với thuốc kháng siêu vi. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bệnh vẫn có thể diễn tiến thành viêm gan bùng phát, xơ gan, ung thư gan sau nhiều năm. Vì vậy, em cần theo dõi định kỳ mỗi 6-12 tháng.

Trân trọng.

Bác sĩ cho hỏi thời gian giữa hai lần nội soi dạ dày là bao lâu? Trước và sau khi nội soi cần chú ý gì? Xin cảm ơn.

Pham Ngọc Dũng, 60 tuổi, Chung cư Belleza, quận 7, TP HCM
TS.BS Phạm Hữu Tùng

Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa - Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,
Việc nội soi không nên thực hiện quá thường xuyên mà cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy vào tình trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định tần suất nội soi phù hợp. Cụ thể:
- Người bị viêm dạ dày nhẹ, không phát hiện loạn sản, teo niêm mạc hoặc các tổn thương tiền ác tính khác trong dạ dày và cũng không có tái phát các triệu chứng, đã nội soi lần một thì có thể không cần nội soi lại lần 2.
- Những người có yếu tố nguy cơ cao ung thư dạ dày như có cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư dạ dày, có tiền sử nhiễm vi khuẩn HP dạ dày, hút thuốc lá… thì ngoài nội soi dạ dày bình thường vẫn nên tầm soát định kỳ ung thư dạ dày bằng nội soi 2 năm một lần.
- Người bị viêm dạ dày mạn tính có teo niêm mạc, loạn sản tế bào: tùy mức độ có thể nội soi theo dõi định kỳ mỗi 1-2 năm một lần.
- Người bị Barrett thực quản, có loạn sản: Nội soi theo chỉ định của bác sĩ, thường là một năm một lần để theo dõi diễn tiến của bệnh.
- Người bị tổn thương dạ dày nghiêm trọng, có loạn sản dạ dày mức độ nặng: Bác sĩ có thể chỉ định nội soi 3-6 tháng một lần để theo dõi, kiểm tra tình trạng bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
Trân trọng.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn