Tiêu hóa VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Em đi siêu âm định kỳ thì có phát hiện nhu mô gan phải, có nốt vôi hoá 7mm. Em muốn hỏi nốt vôi này có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không? Nốt vôi có phát triển to hơn hay có cơ hội tan đi không? Em có cần phải can thiệp phẫu thuật không? Nếu phải phẫu thuật cắt bỏ nốt vôi thì ...
Nguyễn Giang, 38 tuổi, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
BSNT Đào Trần Tiến

Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan - Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Nốt vôi hoá trong gan thường là lành tính và không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khoẻ. Các nốt vôi hoá trong gan đa phần được phát hiện tình cờ trên các thăm dò hình ảnh (siêu âm hoặc chụp chiếu) mà không có triệu chứng gì hoặc không ảnh hưởng gì đến chức năng gan.

Do vậy, trường hợp của bạn có thể yên tâm và chỉ cần siêu âm kiểm tra định kỳ mà không cần phải can thiệp gì (phẫu thuật).

Chúc bạn chóng khoẻ.

Em bị viêm gan b lúc bầu 2 tháng cuối. Bác sĩ có chỉ định dùng thuốc savi tenofovir 300.
Giờ sinh em bé rồi, em cho bé bú thì dùng thuốc có ảnh hưởng không ạ? Hay phải dừng sử dụng? Mong bác sĩ tư vấn, em cám ơn ạ.
Đinh Thị Ngọc, 26 tuổi, Xóm 1 thanh lươg thanh chương nghệ an
ThS.BSNT Phạm Khắc Khiêm

Chào bạn,

Bạn nên đến khám và tư vấn cụ thể với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được đánh giá cụ thể về tình trạng viêm gan virus B và tư vấn chỉ định điều trị cũng như theo dõi sau đó.

Trân trọng.

Tôi bị vàng da từ nhỏ, có phải do suy gan hay vấn đề gì về gan không? Có cách nào điều trị? Xin cảm ơn!
Trần Thanh Lam, 28 tuổi, Gò Vấp, Hồ Chí Minh
BS.CKI Huỳnh Văn Trung

Bác sĩ khoa Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Tình trạng vàng da của bạn đã kéo dài từ nhỏ đến nay bạn đã 28 tuổi. Một thời gian khá dài. Do đó, bác sĩ khuyên bạn nên đi khám sớm về gan mật để biết rõ nguyên nhân vì sao mình bị tình trạng vàng da lâu như vậy. Từ đó nhanh chóng có phác đồ điều trị thích hợp.

Trân trọng.

Em hay bị đau bụng vùng quanh rốn, nhất là về buổi chiều hoặc đêm. Em có đi nội soi và siêu âm ở phòng khám, bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày, HP dạ dày. Bệnh em liệu có chữa khỏi hẳn không ạ, thưa bác sĩ?
Nguyễn Thị Sửu, 38 tuổi, Quảng thanh, thủy nguyên , hải phòng
BSNT Đào Trần Tiến

Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan - Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Viêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hoá khá thường gặp, do tổn thương trên bề mặt niêm mạc dạ dày (viêm trợt). Điều trị viêm loét dạ dày nhằm mục đích giảm triệu chứng, giúp nhanh liền niêm mạc, ngăn ngừa biến chứng và tránh tái phát. Tiên lượng bệnh viêm loét dạ dày nói chung tương đối tốt.

Trường hợp bạn (nữ, 38 tuổi) hoàn toàn có thể điều trị khỏi bệnh. Bạn cần điều chỉnh lối sống (chế độ ăn, tránh các thuốc chống viêm giảm đau), tuân thủ theo đơn thuốc điều trị và tái khám định kỳ để đảm bảo khỏi bệnh hoàn toàn.

Chúc bạn chóng khoẻ.

Cách đây 2 năm, tôi thỉnh thoảng bị đau bụng, cơn đau dữ dội, diễn ra trong khoảng 2 -3 tiếng. Nửa năm gần đây cơn đau giảm cường độ nhưng kéo dài hơn. Đau bắt đầu ở vùng giữa bụng dưới rồi lan ra xung quanh. Trong và sau cơn đau khoảng 3-4 ngày nước tiểu có màu rất đậm sau đó dần trở ...
Phuong Anh Nguyen, 41 tuổi, Hà Nội
BSNT Đào Trần Tiến

Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan - Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Đau bụng là triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau và chỉ khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân mới có thể điều trị có hiệu quả.

Trường hợp bạn, đau bụng kéo dài 2 năm, với từng cơn đau dữ dội, có tiểu xẫm. Bạn đã được nội soi dạ dày với mức độ viêm nhẹ và điều này có thể không liên quan với triệu chứng đau của bạn. Kết quả siêu âm bụng có nhiều sỏi và bùn túi mật, kết hợp với tăng các chỉ số về men gan có thể gợi ý sỏi mật có liên quan đến triệu chứng đau bụng của bạn. Các viên sỏi nhỏ hoặc bùn mật trong túi mật có thể di chuyển gây tắc mật làm xuất hiện cơn đau bụng và làm tăng men gan sau đó. Do vậy, trường hợp của bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá gan mật để được chỉ định đánh giá xét nghiệm máu (theo dõi tình trạng viêm, chỉ số men gan, tắc mật) và thực hiện chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ mật tuỵ để đánh giá chính xác đường mật và sỏi mật trong túi mật.

Chúc bạn chóng khoẻ.

Tôi hay bị đầy bụng khó tiêu khi ăn vào, muốn đi ngoài nhiều nhưng khó đi, cảm giác đau rát phía vùng bụng bên tay trái. Đặc biệt, khi uống bia vào thì bị căng bụng khó tiêu. Xin bác sĩ tư vấn giúp đây là bệnh gì? Cám ơn bác sĩ
Phan thế huân, 43 tuổi, Chung cư ct3 vĩnh điềm trung nha trang
BS.CKI Huỳnh Văn Trung

Bác sĩ khoa Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào bạn

Với những gì bạn mô tả, chưa thể kết luận về tình trạng bệnh. Do đó, bạn nên đến khám chuyên khoa Tiêu hóa để thực hiện nội soi dạ dày và đại tràng, qua đó xác định rõ những biểu hiện bạn nêu là do bệnh lý gì. Từ đó có phác đồ điều trị thích hợp.

Trân trọng.

Tôi được chẩn đoán u đường mật type 4 gây hẹp tắc đường dẫn mật, đã đặt stent 2 bên gan trái và phải vùng ngã ba đường mật tháng 4/2021. Tháng 4/2023 tôi bị sốt, vàng da vàng mắt, khám lại được biết do tắc stent bên phải, đang làm dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da đã hơn 4 tháng nay. Xin ...
Tiêu hồng Đức, 64 tuổi, 5/74 Nguyễn trung Ngạn. Quận 1.TpHCM
BSNT Đào Trần Tiến

BS.CKII Võ Ngọc Bích, khoa Gan - Mật -Tụy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào anh,

Với tình trạng bệnh anh miêu tả, anh cần được thăm khám sớm bởi bác sĩ chuyên khoa Gan mật tụy. Do đó, anh nên nhanh chóng đến khám trực tiếp với bác sĩ, đem tất cả các kết quả siêm âm, chiếu chụp để bác sĩ xem xét và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Trân trọng.

Tôi có người nhà bị ung thư thực quản đã 10cm. Vậy có thể dùng biện pháp nút mạch để kéo dài sự sống được không ạ? Xin cám ơn bác sĩ.
vuduytinhbg, 59 tuổi, Bắc Giang
Tôi bị u xơ tiền liệt tuyến, bác sĩ khuyên phẫu thuật, nhưng tôi muốn chữa bằng nút mạch có được không? Tình huống nút nhầm mạch máu của tạng, hoặc cơ quan khác có bao giờ xảy ra? Cám ơn bác sĩ!
Nguyễn Trung Cương, 63 tuổi, 20, Đỗ Chính, Ngô Quyền, Hải Phòng
Mẹ tôi bị ung thư dạ dày giai đoạn 2b, đã phẫu thuật và hoá trị cách đây 2,5 năm. Mẹ tôi vẫn đi khám định kỳ 3 tháng một lần, thực hiện xét nghiệm máu và chụp X-quang. Các chỉ số hiện ở mức ổn định. Tuy nhiên, bà vẫn thi thoảng bị đau bụng. Vậy khám định kỳ chỉ xét nghiệm ...
Đỗ Thị Nga, 34 tuổi, Tp Thanh Hoá
ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân

Bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa - TT Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Đối với tình trạng của mẹ bạn, nếu trước mổ có làm các xét nghiệm chẩn đoán ung thư (như CA 19-9) mà có tăng cao thì sau mổ cần theo dõi sau 3 tháng - 6 tháng - một năm. Sau mổ, trị số này thường giảm; nếu tăng lại cần xem xét tình huống tái phát bệnh, cần được bác sĩ chỉ định hướng điều trị.

Ngoài ra, bạn cũng nên cho mẹ nội soi dạ dày kiểm tra 3 tháng - 6 tháng - 12 tháng theo chỉ định của bác sĩ phẫu thuật hoặc nội soi khi nghi ngờ có tái phát. Thực hiện CT bụng, ngực hoặc CT toàn thân sau 6 tháng-12 tháng (theo ý kiến bác sĩ phẫu thuật).

Đối với câu hỏi chữa bệnh bằng liệu pháp miễn dịch, bạn nên tư vấn bác sĩ ung bướu để có câu trả lời phù hợp với tình trạng bệnh của mẹ bạn.

Trân trọng

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn