Hầu hết người mắc Covid-19 đều khỏe lại trong vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh, nhưng một số thì không. Người đã khỏi bệnh có thể gặp loạt vấn đề về sức khỏe mới, đang tái phát hoặc đang diễn ra trong khoảng 4 tuần trở lên, sau lần đầu tiên bị lây nhiễm. Dưới đây là những di chứng thường gặp phải và các bộ phận bị ảnh hưởng.
Bộ phận bị tác động | Biểu hiện |
Hô hấp | - Ho kéo dài như: ho khan hoặc ho có đàm, cảm giác vướng đàm ở họng. - Đau họng, khô họng như có dị vật ở họng, nuốt vào không trôi mà khạc không ra. |
Phổi | Bệnh nhân bị tổn thương phổi lâu, phổi có thể bị xơ hóa, tuy không chết nhưng khi hồi phục lại vẫn còn tổn thương, xơ hóa. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến các triệu chứng hô hấp lâu hơn, phải mất một thời gian sau để hồi phục dần. |
Khứu giác và vị giác | Thay đổi khứu giác hoặc vị giác làm giảm cảm giác khi ăn uống, dẫn đến không muốn ăn, suy dinh dưỡng. |
Tiêu hóa | Các rối loạn tiêu hóa như cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau dạ dày, trào ngược dạ dày, chán ăn. |
Tim mạch | Đau ngực hoặc tức ngực, tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực. |
Đầu |
- Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: đau đầu, đau âm ỉ hoặc đau căng, đau nặng nề... cả vùng đầu hoặc khu trú, cục bộ. |
Trí não | - Người bệnh cũng sẽ gặp các vấn đề với trí nhớ và tập trung gọi là "sương mù não" như: giảm trí nhớ, không tập trung được lâu, dễ xao nhãng trong công việc và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. - Mất ngủ với nhiều mức độ và biểu hiện như: khó vào giấc, trằn trọc, giật mình khi ngủ, mơ nhiều, thức dậy sớm không ngủ lại được; và các suy yếu ban ngày như: ngủ dậy không có sức, không tập trung. |
Tâm lý | Trầm cảm, lo âu. |
Hệ miễn dịch | Bệnh nhân từng mắc Covid-19 có tỷ lệ nhất định hiện tượng cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại virus, điều này có thể khiến cho các bộ phận của cơ thể gây ra bệnh tự miễn. Các tình trạng tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể do nhầm lẫn, gây viêm (sưng đau) hoặc tổn thương mô ở những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng. |
Da | Không ít bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 bị khởi phát bệnh về da do hệ miễn dịch suy yếu, làm tiền đề cho các vi sinh vật dạng ký sinh trùng tạm trú trên da bùng phát. Do đó, khi xuất hiện các vết mảng chàm hóa hoặc viêm nang lông cần đi bệnh viện, chẩn đoán giảm thiểu triệu chứng và khôi phục hàng rào bảo vệ da. Tình trạng viêm da đột ngột mà không điều trị đúng cách khiến bệnh kéo dài và trở nặng thành bệnh mạn tính, gây mất thẩm mỹ, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng thể trạng và tâm lý người bệnh. |
Hải My