Rối loạn phát triển thần kinh bao gồm các vấn đề như tự kỷ, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, khó khăn trong học tập và bại não có liên quan đến cách não và hệ thần kinh phát triển.
Theo nghiên cứu được công bố trên JAMA Network Open, trẻ sơ sinh nhiều khả năng bị chẩn rối loạn phát triển thần kinh trong năm đầu tiên sau khi sinh so với những trẻ không tiếp xúc với Covid-19. Nghiên cứu đánh giá tác động của tiêm chủng trong thời kỳ thai sản và báo hiệu vấn đề sức khỏe khi nhiều đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong kỳ đại dịch.
Các nhà nghiên cứu cho biết, trong khi nhiều rối loạn thường được chẩn đoán muộn, các triệu chứng rối loạn thần kinh liên quan đến giọng nói, ngôn ngữ và chức năng vận động phổ biến hơn đáng kể ở những trẻ tiếp xúc với Covid-19 ngay khi còn trong bụng mẹ.
Phát hiện này được tiến hành dựa trên khảo sát 7.772 trẻ em được sinh tại các bệnh viện Massachusetts trong thời kỳ đại dịch, 222 trẻ trong số đó có cha mẹ mắc Covid-19 khi đang mang thai.
Mối liên hệ giữa chứng rối loạn phát triển thần kinh và Covid-19 ở trẻ sơ sinh ngay trong bụng mẹ vẫn được duy trì sau khi các nhà nghiên cứu tính đến các yếu tố liên quan gồm chủng tộc, tuổi mẹ, giới tính, sinh non và các yếu tố nguy cơ phổ biến xảy ra với người mang thai mắc Covid-19.
Theo các nhà nghiên cứu, mắc dù chưa xác định được rõ nguyên nhân, tỷ lệ rối loạn phát triển thần kinh đặc biệt cao ở trẻ sơ sinh tiếp xúc với Covid-19 trong trong tam cá nguyệt thứ ba. Đây là chặng đường cuối cùng của thai kỳ, kéo dài kể từ tuần 29 đến tuần 40. Trong giai đoạn này, bé sẽ phát triển hoàn thiện và bắt đầu quay đầu xuống để chuẩn bị chào đời.
Thông qua nghiên cứu, các khoa học nhấn mạnh việc cần có thêm các công trình khác để củng cố cho kết luận vừa đưa ra và nghiên cứu thêm cách Covid-19 tác động đến sự phát triển của trẻ.
Hồng Thảo (theo Forbes)