Outlander, Tucson và CX-5 - so kè trang bị CUV hơn 900 triệu
Mẫu xe gầm cao cỡ C phiên bản mới đọ trang bị với đối thủ cùng tầm giá dưới 950 triệu đồng.
Mẫu crossover 7 chỗ được đánh giá cao trong phân khúc ở khả năng vận hành êm ái, khả năng cách âm khá tốt so với các đối thủ. Cũng giống như các mẫu xe khác của hãng, Outlander được nâng cấp thiết kế Dynamic Shield với vẻ ngoài trẻ trung, tuy vậy nội thất vẫn chưa thật sự tương xứng với ngoại hình. Đối thủ của Outlander là CX-5, CR-V, Tucson...
Tại Việt Nam, Mitsubishi Outlander 2022 được phân phân phối chính hãng 2 phiên bản. Giá lăn bánh tham khảo như sau:
Tên phiên bản | Giá niêm yết | Lăn bánh tại HN | Lăn bánh tại TP.HCM | Lăn bánh tại Hà Tĩnh | Lăn bánh tại các tỉnh khác |
---|---|---|---|---|---|
2.0 CVT | 825 triệu VNĐ | 946.694.000 VNĐ | 930.194.000 VNĐ | 919.444.000 VNĐ | 911.194.000 VNĐ |
2.0 CVT Premium | 950 triệu VNĐ | 1.086.694.000 VNĐ | 1.067.694.000 VNĐ | 1.058.194.000 VNĐ | 1.048.694.000 VNĐ |
Ngày 28/02/2022, Mitsubishi ra mắt Outlander 2022 phiên bản nâng cấp tại Việt Nam với một số thay đổi nhẹ ở thiết kế nội, ngoại thất. Phiên bản lắp động cơ 2.4 giá hơn 1 tỷ đồng không còn được phân phối.
Do chỉ là một bản nâng cấp giữa vòng đời, ngoại thất Outlander không có quá nhiều chi tiết được chỉnh sửa |
So với phiên bản trước đó, Mitsubishi Outlander mới được tinh chỉnh nhẹ tạo hình bên ngoài.
Mẫu xe Outlander sở hữu kích thước tổng thể dài, rộng, cao lần lượt là 4.695 mm x 1.810 mm x 1.710 mm; chiều dài cơ sở là 2.670 mm và khoảng sáng gầm ở mức 190 mm. So với các mẫu xe cùng phân khúc thì kích thước xe chỉ ở mức trung bình, thậm chí chiều dài cơ sở của Outlander lại có phần thua thiệt so với Peugeot 3008, Kia Sportage, MG HS, Hyundai Tucson, Volkswagen Tiguan…
Hệ thống treo đa dụng treeng Outlander giúp mẫu xe thuận tiện di chuyển trên nhiều cung đường khác nhau |
Mẫu CUV hạng C tới từ nhà Mitsubishi sử dụng khung gầm liền khối đi cùng hệ thống treo trước Macpherson và treo sau Đa liên kết. Đây là hệ thống treo phổ dụng nhất mà cũng đa dụng nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay, giúp cho xe giảm trọng lượng, vừa thuận tiện di chuyển trên nhiều loại đường khác nhau, từ đường nhựa cho tới các cung đường offroad nhẹ. Hệ thống phanh trước và sau đều sử dụng phanh đĩa.
Đầu xe Outlander vẫn tuân thủ theo ngôn ngữ thiết kế Dynamic Shield ấn tượng của Mitsubishi |
Thiết kế phần đầu của Mitsubishi Outlander mới chỉ tinh chỉnh một số chi tiết chứ không có quá nhiều sự khác biệt so với phiên bản cũ. Mặt ca lăng vẫn được thiết kế đẹp mắt với 2 thanh ngang bằng nhôm nằm giữa phần lưới tổ ong sơn đen. Cụm đèn pha nối liền mặt ca lăng, vuốt về phía sau và chia khoang cho các đèn bên trong. Trên bản Premium, Mitsubishi nâng cấp cho Outlander hệ thống đèn pha LED tự động điều chỉnh xa gần. Trong khi đó, Outlander bản CVT thường sẽ chỉ là loại halogen dạng thấu kính.
Phần viền của mặt ca lăng và cản trước của xe được ốp mạ crom đem tới sự ấn tượng và thẩm mỹ hơn hơn đầu xe. Trên phiên bản Premium, xe được trang bị thêm một số chi tiết và công nghệ như: Rửa đèn pha, ốp đèn sương mù mạ crom, cảm biến trước, camera trước…
Những chi tiết mạ crom kết hợp với đường dập nổi tạo cảm giác sang trọng và thể thao ở phần thân xe Outlander |
Thân xe của Mitsubishi Outlander sở hữu những đường dập nổi vừa trẻ trung mà còn đảm bảo khí động học cho xe. Gương được làm to bản, tích hợp đầy đủ các công nghệ: Gập điện, Chỉnh điện, Tích hợp đèn báo rẽ. Tay nắm cửa được mạ crom có trang bị nút bấm sử dụng cùng chìa khóa thông minh. Cả phần viền cửa kính lẫn nẹp hông cũng được mạ crom sáng bóng, mang đến sự hài hòa trong tổng thể thiết kế của mẫu xe.
Đuôi xe vẫn giữ nguyên kiểu thiết kế hầm hố, đẹp mắt giống phiên bản cũ |
Thiết kế phần đuôi cũng gần giống y hệt so với phiên bản tiền nhiệm. Vẫn là cụm đèn hậu cỡ lớn sử dụng công nghệ LED được nối liền bằng thanh viền crom, cánh lướt gió cùng đèn phanh trên cao, ăng ten kiểu vây cá, camera lùi, cảm biến đỗ xe phía sau…
Điểm khác biệt rõ rệt nhất so với phiên bản trước có lẽ là phần cản sau được thiết kế to bản và có phần hầm hố hơn.
Cả hai phiên bản CVT và CVT Premium đều sử dụng la-zăng 18 inch với tạo hình mới đa chấu, sơn 2 tông màu. Đi cùng với đó là lốp Toyo với thông số 225/55R18.
Nội thất Outlander thế hệ mới vẫn giữ nguyên cách sắp xếp bên trong xe và chỉ tinh chỉnh một số chi tiết.
Không gian nội thất và khoang lái có phần trung tính nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi |
Điểm nhấn đầu tiên bên trong khoang lái là phần Táp-lô là Tappi cửa có những dải trang trí giả carbon với viền mạ crom tạo thêm phần nổi bật và cảm giác thể thao. Vô lăng 3 chấu bọc da, trợ lực điện với đầy đủ các nút bấm điều chỉnh hệ thống giải trí, đàm thoại rảnh tay, Cruise Control… Trên vô lăng còn trang bị lẫy chuyển số tạo cảm giác lái xe tiện dụng và thể thao hơn. Phía sau vô lăng là cụm 2 đồng hồ Analog và 1 màn hình nhỏ hiển thị các thông tin: Chế độ vận hành, mức tiêu hao nhiên liệu, các cảnh báo…
Cụm màn hình cảm ứng giải trí với kích thước 8 inch, có đầy đủ các kết nối |
Chính giữa là cụm màn hình giải trí có kích thước 8 inch hiển thị thông tin giải trí, hệ thống camera và có thể kết nối USB, Apple CarPlay, Android Auto… Phía dưới là cụm chỉnh điều hòa bằng núm xoay và các phím bấm, hệ thống điều hòa trên xe là độc lập 2 vùng tự động.
Khu vực điều khiển ở ở giữa xe được làm khá đẹp mắt và sang trọng với chất liệu nhựa đen bóng và viền ốp nhôm. Cụm nút bấm Phanh tay điện tử và Autohold được bố trí ngay dưới cần số. Ngoài ra, khu vực này còn có khay đựng cốc, cổng USB, nút kiểm soát cảm biến…
Trang bị ghế da cao cấp với tựa lưng họa tiết quả trám trên phiên bản Premium |
Cả hai phiên bản của Outlander đều có ghế da, riêng bản Premium thì có thêm họa tiết hình quả trám. Hàng ghế trước có thể chỉnh điện 8 hướng và có thêm tính năng sưởi ghế, trên bản Premium còn có thể chỉnh độ phồng lưng ghế.
Khoảng cách giữa các hàng ghế khá rộng, hàng ghế thứ hai còn có thể trượt lên xuống để chia sẻ không gian với hàng ghế thứ ba, biên độ trượt lên tới 24cm. Xung quanh vị trí ngồi của hành khách có rất nhiều hộc đựng đồ. Ở hàng ghế thứ 2 vẫn được trang bị bệ tỳ tay, cửa gió riêng; còn ở hàng ghế thứ 3 là cổng sạc tẩu 12v.
Hàng ghế hành khách của Outlander có thể gập phẳng để tạo không gian để đồ lớn hơn |
Khi sử dụng cả 3 hàng ghế, độ rộng của khoang để đồ còn khoảng 40cm. Tuy nhiên hàng ghế thứ 3 có thể gập phẳng để tạo không gian để đồ rộng rãi. Ngoài ra, Outlander có có một hộc chứa đồ phụ bên dưới được ngăn cách bằng nắp đậy.
Một số tính năng và chi tiết nội thất tiện nghi khác trên Outlander có thể kể đến: Hệ thống âm thanh 6 loa, Gương chiếu hậu trong xe chống chói, Cửa kính chỉnh điện một chạm tất cả các vị trí, Cửa sổ trời trên bản Premium…
Động cơ trên Outlander 2022 vẫn giữ nguyên như bản tiền nhiệm, loại 2.0 I4 MIVEC, công suất 145 mã lực tại vòng tua máy 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 196 Nm tại 4.200 vòng/phút. Đi cùng với đó là hộp số CVT cho khả năng chuyển số và vận hành vô cùng mượt mà.
Mitsubishi trang bị cho Outlander khối lượng công nghệ an toàn dồi dào không kém các đối thủ trong cùng phân khúc |
Khi các đối thủ trong phân khúc như Mazda CX-5, Honda CR-V hay mới đây là Hyundai Tucson chạy đua trang bị công nghệ an toàn chủ động, Outlander mới cũng không ngoại lệ. Hãng bổ sung gói an toàn e-Assist nhưng chỉ dành cho bản CVT 2.0 Premium. Các tính năng của gói này bao gồm: cảnh báo lệch làn đường, cảnh báo điểm mù, hỗ trợ chuyển làn, cảnh báo và giảm thiểu va chạm phía trước, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau.
Ngoài ra sẽ là bản 2.0 CVT lẫn 2.0 CVT Premium đều được trang bị các công nghệ an toàn phổ biến như: Chống bó cứng phanh (ABS), Hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA), Phân phối lực phanh điện tử (EBD), Cân bằng điện tử, Hỗ trợ khởi hành ngang dốc, Ga tự động (Cruise Control), Cảm biến lùi, Camera lùi, Phanh tay điện tử kèm chức năng giữ phanh. Hai bản đều có 7 túi khí.
Tài chính hạn hẹp nhưng tôi vẫn muốn mua xe gầm cao phục vụ gia đình, xin hỏi tôi nên chọn CX-5 hay Outlander. (Huy Nguyễn)
Tôi muốn mua xe Outlander CVT bản tiêu chuẩn, lần đầu mua xe nhờ độc giả đã sử dụng chia sẻ về ưu nhược điểm. (Diệu Minh)