Một nghiên cứu được công bố trên Medical News Today cho thấy viêm đa cơ trong Covid-19 có thể do sự xâm nhập trực tiếp của virus thông qua liên kết với thụ thể men chuyển 2 (ACE2), bệnh mạch máu vi mạch huyết khối, viêm tim - thận, bệnh cơ tim căng thẳng, rối loạn chức năng nội mô và độc tính của thuốc. Viêm cơ tim ở những bệnh nhân này cũng có thể gia tăng tỷ lệ tử vong cho họ.
Các nghiên cứu trước đây báo cáo tình trạng viêm cơ tim ở bệnh nhân Covid-19 chiếm khoảng 27-60%, tuy nhiên, những ước tính này không có tính đại diện. Việc không có hình ảnh về động mạch vành là một hạn chế trong việc xác định nguyên nhân của tổn thương cơ tim ở những bệnh nhân này.
Nghiên cứu hiện tại đã thông qua 3 giả thuyết: mối liên quan giữa việc kích hoạt quá trình cầm máu và tình trạng viêm hệ thống trong thời gian sau Covid-19; liên quan đến tim - thận và bệnh tim mạch có từ trước; viêm cơ tim sau Covid-19 liên quan đến tình trạng sức khỏe suy giảm dai dẳng.
Nghiên cứu này dựa trên thông tin lâm sàng, kết quả máu và nước tiểu, điện tâm đồ, các phép đo được thu thập trong thời gian nhập viện của những người mắc hội chứng hậu Covid-19. Ngoài ra, các chuyên gia còn tiến hành chụp CT, phân tích hình ảnh cộng hưởng từ tim mạch và thận (MRI) bệnh nhân. Những người tham gia với điều kiện từ 18 tuổi trở lên, nhập viện vì Covid-19 trước đó, được chẩn đoán chấn thương cơ tim và thận cấp tính (AKI).
Trong số 1.306 bệnh nhân tại nghiên cứu, có 74 người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc đang điều trị, 61 người thuộc nhóm thu nhập thấp và 36 người là nhân viên y tế. Về phương pháp điều trị trong quá trình nhập viện vì Covid-19, 109 bệnh nhân được điều trị oxy, 42 người được điều trị bằng thuốc kháng virus, 89 người được điều trị bằng steroid, 14 người được thông khí xâm nhập và 31 người được hỗ trợ hô hấp không xâm nhập.
Nguy cơ mắc bệnh mạch vành và xơ hóa cơ tim cao hơn cũng được phát hiện ở nhóm bệnh nhân sau Covid-19 so với nhóm đối chứng. Ngoài ra, nồng độ protein phản ứng C, fibrinogen, D-dimers, ferritin... cũng cao hơn so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ viêm cơ tim được xác định là khả năng cao ở 21 bệnh nhân, có thể mắc ở 65 bệnh nhân, ít mắc ở 56 bệnh nhân và 17 bệnh nhân không mắc. Viêm cơ tim cũng liên quan đến sự phân bố của xơ vữa động mạch vành.
Hơn nữa, khả năng bị viêm cơ tim liên quan đến xơ phổi, giảm phân suất tống máu thất trái ở phụ nữ và chấn thương thận cấp tính (AKI). Tỷ lệ viêm cơ tim cũng tương quan nghịch với HbA1c (mmol/mol). Những người mắc Covid-19 đã nâng cao nhận thức về bệnh tật, chất lượng cuộc sống, mức độ hoạt động thể chất và cải thiện tâm lý sau cuộc khảo sát.
Ngoài các tổn thương tim, Covid-19 còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Hiện nay, tỷ lệ người bệnh bị tổn thương thận cấp do Covid-19 chiếm khoảng 5% và 30% đối với nhóm bệnh nhân Covid-19 phải điều trị ICU. Nhiều bệnh nhân suy thận mạn hậu Covid-19, một số tử vong. Nguyên nhân Covid-19 tác động lên thận là do SARS-CoV-2 có thể bám vào thành ống thận, màng cầu thận và tấn công trực tiếp các tế bào thận. Ngoài ra, chúng làm phổi bị tổn thương, gây thiếu oxy cho các cơ quan, bao gồm cả thận.
Khi tấn công cơ thể virus này có khả năng kích hoạt phản ứng viêm gây ra "cơn bão cytokine", sẽ phá hủy thận và các cơ quan nội tạng. Nguy hiểm hơn, Covid-19 có thể gây đông máu thận, khiến cho thận bị viêm, từ đó người bệnh suy thận cấp, phải lọc máu mới có thể sống, có 40% nhóm người bệnh lọc máu nhưng không qua khỏi.
Ngoài ra, trên thực tế, sự lây nhiễm SARS-CoV-2 của các tế bào nội mô liên quan đến những thay đổi về hình thái tế bào và quá trình apoptosis của các tế bào nội mô. Hiện tượng này có thể tồn tại vài tuần sau khi bệnh nhân mắc Covid-19 cấp tính. Độc tính của thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị Covid-19 cũng có thể tác động đến sức khỏe của họ sau khi kết thúc đợt điều trị.
Thanh Thư (theo Medical News Today)