Một góc thành phố Genova, Italy. Ảnh: Vu Duc Chinh. |
Ở Việt Nam, ai cũng biết Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cổ truyền) là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Ngày đó cũng là ngày sum họp gia đình, mọi người đều cố thu xếp để về nhà, từ các bạn sinh viên lên học ở các thành phố lớn đến những người làm việc xa nhà sau một năm mưu sinh vất vả.
Đối với các du học sinh nước ngoài, không phải lúc nào cũng có điều kiện để về nhà mỗi dịp Tết đến, nhất là các du học sinh học ở các nước Âu Mỹ. Ở các nước châu Âu, không như Pháp, Đức hay Cộng hòa Séc, là những nước có khá nhiều du học sinh hay người Việt Nam sinh sống, ở Italia không có nhiều. Tôi ở thành phố Genova, hiện tại ở đây đang có 12 du học sinh Việt Nam.
Trước Tết mấy ngày, mọi người đã thông báo cho nhau là tất cả sẽ gặp nhau khoảng 15h30 ngày 22/1 tại nhà của hai anh du học sinh Việt Nam. Nhà đủ rộng để 12 người ngồi ăn uống thoải mái.
Ngày 22/1, lúc đang ăn trưa, tôi nhận được điện thoại của gia đình. Lúc này ở Việt Nam, cả nhà đang ăn bữa cơm tối tất niên (giờ Italia chậm hơn giờ Việt Nam là 6 giờ). Mọi người nói đều mạnh khỏe, ở nhà ổn cả và động viên mình không phải lo gì, cứ yên tâm học tập và làm việc. Tôi thật sự mừng và nói rằng “Ở bên này con vẫn bình thường, công việc cũng thuận lợi và có mấy người Việt Nam cùng ở Khu học xá, nhiều lúc vẫn đi ăn tối với nhau”, sau đó hối hận vì lẽ ra mình phải gọi điện về nhà trước mới phải, cứ thâm tâm rằng mồng một Tết sẽ gọi điện chúc Tết gia đình cả hai bên luôn thể. Tôi thấy mình là người hạnh phúc vì có gia đình đầy đủ, đầm ấm.
Cậu em ăn trưa cùng cũng gọi điện về cho gia đình, sợ đến gần giao thừa thì nghẽn mạng, không thể gọi được. Lúc đó, lại một cậu em út nữa đến khệ nệ mang theo mấy chai rượu vang và ít đồ ăn. Sau khi cả ba anh em ăn xong, chúng tôi quyết định đến luôn địa điểm gặp mặt. Đến nhà, chỉ có năm người, mỗi người một tay kê bàn ghế, dọn dẹp, rồi chúng tôi ăn mứt gừng, uống nước trà Thái Nguyên và nói chuyện. Ăn uống đơn giản vậy thôi nhưng chúng tôi cảm thấy không khí Tết trong miếng mứt Tết, ngụm nước trà.
Khoảng 15h30 đến 16h00, mọi người bắt đầu đến, và mỗi người một việc, người làm thịt gà, người làm nem… Gần 6 giờ, rượu được rót trước vào 12 ly, mọi người tập trung trước đồng hồ trên màn hình máy tính, và trước mười giây, tất cả cùng đồng thanh đếm ngược, và đến đúng thời điểm giao thừa, tất cả nâng ly chúc mừng năm mới. Cậu em út đã tải được chương trình “Gặp nhau cuối năm”, chương trình Táo quân mà mọi người Việt Nam đều ưa thích, mọi người vừa ăn vừa xem, đều thấy cái Tết như ở đang ở Việt Nam vậy.
23h30, mọi người mới lục tục kéo nhau về, lúc này ở Việt Nam là 5h30 mồng 1 Tết, tôi cảm thấy cái không khí ở nước ngoài lúc này như không khí đêm giao thừa ở nhà mình vậy. Một cảm giác bâng khuâng như hồi ở nhà trước đây tôi đi chơi giao thừa, trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới,
Vu Duc Chinh
Bình chọn bài dự thi tuần thứ 2. Gửi bài dự thi tại đây. Bấm vào đây để xem thể lệ cuộc thi.