Tim mạch VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Tôi được bác sĩ chẩn đoán thiếu máu cơ tim nhiều và hẹp động mạch vành, đang uống thuốc điều trị thiếu máu. Buổi chiều tôi hay chơi đá bóng. Xin hỏi chơi bóng đá như vậy có tốt không? Tôi nên chơi môn thể thao nào phù hợp?
Lê Tín, 51 tuổi, Vị Thanh, Hậu Giang
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào anh,

Bệnh nhân có bệnh tim mạch cần tập thể dục hoặc chơi thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Những bệnh nhân có hẹp mạch vành nặng, sau nhồi máu cơ tim, đã có đặt stent mạch vành, suy tim, hẹp van tim nặng thì nên khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch và làm trắc nghiệm gắng sức trước khi chơi những môn thể thao gắng sức nhiều như bóng đá, tennis, golf...

Môn thể thao phù hợp với người bệnh tim mạch là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, cầu lông… Nếu trong lúc chơi có triệu chứng kiệt sức, tức ngực, khó thở, choáng váng, hồi hộp tim đập loạn xạ... thì anh nên ngưng vì đã quá sức và nên khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Người đã đặt stent có tham gia chơi bóng đá, cầu lông được không?
Tien Cao, 51 tuổi, TP.HCM
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào anh,

Anh đã từng đặt stent, nếu muốn chơi bóng đá, cầu lông, anh nên thăm khám bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể. Bác sĩ cần dựa vào một số thông tin như: vị trí đặt stent, đã đặt bao nhiêu stent, còn hẹp những nhánh khác chưa xử lý không, chức năng co bóp của tim, có hở van, hẹp van tim hay suy tim không, và các bệnh nền đi kèm… Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn về mức độ hoạt động thể chất phù hợp cho anh. Người bệnh tim mạch nên tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe, tránh gắng sức quá mức.

Em bị tăng huyết áp 145 mmHg, đã điều trị được một tháng, nay đã bình thường. Bác sĩ đã cho làm các xét nghiệm như siêu âm, điện tâm đồ 24h, chụp X-quang, xét nghiệm máu nhưng không phát hiện gì ở tim. Tuy nhiên tình trạng hụt hơi, nhiều lúc hơi khó thở thoáng qua, người đứng lên hơi choáng nhẹ vẫn còn. ...
Nguyễn Thanh Toàn, 32 tuổi, Quy Nhơn, Bình Định
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn,

Trường hợp của bạn 32 tuổi đã bị tăng huyết áp, nên cần tìm nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như bệnh thận mạn, hẹp động mạch thận, u tuyến thượng thận, cường giáp... Ngoài ra, bạn có triệu chứng hụt hơi, khó thở cần tầm soát thêm bệnh mạch vành. Nếu tất cả những bệnh lý ở trên đã được bác sĩ khám và loại trừ thì có khả năng bạn bị rối loạn thần kinh chức năng hoặc rối loạn lo âu. Bạn có thể thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể nhé!

Chúc bạn cùng gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Trân trọng!

Tôi bị cao huyết áp mức độ 1 ( 90/140 ), trước đây tôi uống mỗi ngày 1 viên Amlo 5mg, sau khi đi khác lại bác sĩ lạ cho uống mỗi ngày 2 viên Losatans 5mg thì xuất triệu chứng nặng ngực (nặng tim) bên trái. Xin bác sĩ cho biết đó là triệu chứng gì? Có phải do thuốc Losatans gây ra không ...

banghopluc@gmail.com, 41 tuổi, Q7, HCM
Hiện tại em bị chuẩn đoán mắc phải rung nhĩ kịch phát, có đường dẫn phụ. Vậy em có cần phải đốt điện sinh lý không?
xuansonbtt1981, 42 tuổi, Xuân phú. TP Huế
BS.CKI Phạm Thanh Bình

Bác sĩ Nội Tim mạch, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chào anh,

Anh được chẩn đoán mắc rung nhĩ kịch phát. Trường hợp của anh cần triệt đốt đường phụ và rung nhĩ bằng sóng tần số radio. Anh nên khám chuyên khoa Loạn nhịp Tim để được bác sĩ tư vấn cụ thể và điều trị sớm.

Em đi khám bác sĩ chẩn đoán em bị ngoại tâm thu nhĩ, nhịp nhanh nhĩ. Liệu em có bị chuyển thành rung nhĩ không?
Nguyễn Anh Tùng, 47 tuổi, Hà Nội
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào anh,

Theo thông tin anh cung cấp thì anh đã được chẩn đoán ngoại tâm thu nhĩ, nhịp nhanh nhĩ thì có thể dẫn đến rung nhĩ. Vì vậy, anh nên thăm khám chuyên khoa Loạn nhịp Tim, có thể gắn máy theo dõi nhịp tim 24-48 giờ (Holter ECG) để giúp phát hiện rung nhĩ cơn xảy ra xen kẽ với ngoại tâm thu nhĩ hay nhịp nhanh nhĩ.

Nhịp tim em đập chậm, chỉ 68 nhịp/phút, với chỉ số này đã phải điều trị chưa?
Mai Hương, 51 tuổi, quận 5
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào chị,

Nhịp tim bình thường trong khoảng 60 - 100 lần/phút. Nếu nhịp tim < 50 lần/phút lúc thức gọi là nhịp chậm, nếu > 100 lần/phút là nhịp nhanh, khi đó bác sĩ cần tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân. Nhịp tim của chị 68 lần/phút còn nằm trong khoảng giới hạn bình thường.

Bé 27 tháng bị thông liên nhĩ lỗ thứ phát, d =10,5mm, shunt trái - phải, rìa tĩnh mạch chủ dưới 3 mm thì mổ bằng phương pháp nào? Có nguy hiểm hay không? Chi phí mổ khoảng bao nhiêu ạ?
Lê Thị Quỳnh Như, 25 tuổi, Quảng Nam
ThS.BSNT Trần Quốc Việt

Bác sĩ khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Gờ tĩnh mạch chủ dưới 5 mm thường không đóng được bằng thông tim can thiệp mà phải phẫu thuật. Tuy nhiên, trường hợp bé của bạn 27 tháng tuổi có kích thước lỗ thông trung bình. Thông thường >90% trường hợp thông liên nhĩ lỗ thứ 2 có thể đóng bằng dụng cụ. Trong trường hợp cần phẫu thuật thì vẫn có nhiều phương pháp phẫu thuật như phẫu thuật ít xâm lấn chẳng hạn. Vì vậy, bạn nên đưa bé đến bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch Nhi để bác sĩ thăm khám và đánh giá lại chính xác hơn tình trạng của bé, từ đó bác sĩ có thể tư vấn hướng điều trị phù hợp cho bé.

Hở van tim 2 lá và van tim động mạch chủ nhẹ, bác sĩ không kê thuốc uống có sao không?
Lê Văn Toán, 42 tuổi, Phú Yên
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào anh

Hở van 2 lá, hở van động mạch chủ nhẹ thường không cần dùng thuốc, chỉ cần theo dõi bằng siêu âm mỗi năm một lần, điều trị bệnh nền (nếu có). Khi hở van mức độ trung bình trở lên thì cần tìm nguyên nhân hở van. Hở van nặng (độ 3/4 hay 4/4) cần được điều trị thuốc, điều trị theo nguyên nhân và theo dõi chặt chẽ để quyết định thời điểm phẫu thuật sửa hoặc thay van đúng lúc.

Tôi xét nghiệm máu, chỉ số HDL 2.4mmol/l. Như vậy có nguy hiểm không?
Nguyễn Nhật Huy, 36 tuổi, Bình Định
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn,

HDL-C là loại cholesterol tốt cho tim, chỉ số này càng cao càng tốt, chống xơ vữa động mạch, có ích cho tim mạch. Nếu có bất cứ điều gì cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287102 6789 - 093 180 6858

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: 108 Phố Hoàng Như Tiếp, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội. Hotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872

Chúc bạn cùng gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Trân trọng!

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn