Thứ bảy, 12/7/2025

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp bác sĩ

Hiện tại em bị chuẩn đoán mắc phải rung nhĩ kịch phát, có đường dẫn phụ. Vậy em có cần phải đốt điện sinh lý không?

xuansonbtt1981, 42 tuổi, Xuân phú. TP Huế

BS.CKI Phạm Thanh Bình

Bác sĩ Nội tim mạch Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào anh,

Anh được chẩn đoán mắc rung nhĩ kịch phát. Trường hợp của anh cần triệt đốt đường phụ và rung nhĩ bằng sóng tần số radio. Anh nên khám chuyên khoa Loạn nhịp Tim để được bác sĩ tư vấn cụ thể và điều trị sớm.

Em đi khám bác sĩ chẩn đoán em bị ngoại tâm thu nhĩ, nhịp nhanh nhĩ. Liệu em có bị chuyển thành rung nhĩ không?

Nguyễn Anh Tùng, 47 tuổi, Hà Nội

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào anh,

Theo thông tin anh cung cấp thì anh đã được chẩn đoán ngoại tâm thu nhĩ, nhịp nhanh nhĩ thì có thể dẫn đến rung nhĩ. Vì vậy, anh nên thăm khám chuyên khoa Loạn nhịp Tim, có thể gắn máy theo dõi nhịp tim 24-48 giờ (Holter ECG) để giúp phát hiện rung nhĩ cơn xảy ra xen kẽ với ngoại tâm thu nhĩ hay nhịp nhanh nhĩ.

Nhịp tim em đập chậm, chỉ 68 nhịp/phút, với chỉ số này đã phải điều trị chưa?

Mai Hương, 51 tuổi, quận 5

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào chị,

Nhịp tim bình thường trong khoảng 60 - 100 lần/phút. Nếu nhịp tim < 50 lần/phút lúc thức gọi là nhịp chậm, nếu > 100 lần/phút là nhịp nhanh, khi đó bác sĩ cần tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân. Nhịp tim của chị 68 lần/phút còn nằm trong khoảng giới hạn bình thường.

Bé 27 tháng bị thông liên nhĩ lỗ thứ phát, d =10,5mm, shunt trái - phải, rìa tĩnh mạch chủ dưới 3 mm thì mổ bằng phương pháp nào? Có nguy hiểm hay không? Chi phí mổ khoảng bao nhiêu ạ?

Lê Thị Quỳnh Như, 25 tuổi, Quảng Nam

ThS.BSNT Trần Quốc Việt

Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Gờ tĩnh mạch chủ dưới 5 mm thường không đóng được bằng thông tim can thiệp mà phải phẫu thuật. Tuy nhiên, trường hợp bé của bạn 27 tháng tuổi có kích thước lỗ thông trung bình. Thông thường >90% trường hợp thông liên nhĩ lỗ thứ 2 có thể đóng bằng dụng cụ. Trong trường hợp cần phẫu thuật thì vẫn có nhiều phương pháp phẫu thuật như phẫu thuật ít xâm lấn chẳng hạn. Vì vậy, bạn nên đưa bé đến bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch Nhi để bác sĩ thăm khám và đánh giá lại chính xác hơn tình trạng của bé, từ đó bác sĩ có thể tư vấn hướng điều trị phù hợp cho bé.

Hở van tim 2 lá và van tim động mạch chủ nhẹ, bác sĩ không kê thuốc uống có sao không?

Lê Văn Toán, 42 tuổi, Phú Yên

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào anh

Hở van 2 lá, hở van động mạch chủ nhẹ thường không cần dùng thuốc, chỉ cần theo dõi bằng siêu âm mỗi năm một lần, điều trị bệnh nền (nếu có). Khi hở van mức độ trung bình trở lên thì cần tìm nguyên nhân hở van. Hở van nặng (độ 3/4 hay 4/4) cần được điều trị thuốc, điều trị theo nguyên nhân và theo dõi chặt chẽ để quyết định thời điểm phẫu thuật sửa hoặc thay van đúng lúc.

Tôi xét nghiệm máu, chỉ số HDL 2.4mmol/l. Như vậy có nguy hiểm không?

Nguyễn Nhật Huy, 36 tuổi, Bình Định

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn,

HDL-C là loại cholesterol tốt cho tim, chỉ số này càng cao càng tốt, chống xơ vữa động mạch, có ích cho tim mạch. Nếu có bất cứ điều gì cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287102 6789 - 093 180 6858

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: 108 Phố Hoàng Như Tiếp, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội. Hotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872

Chúc bạn cùng gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Trân trọng!

Đã siêu âm và chụp động mạch cảnh, kết quả là xơ vữa động mạch I70 và có cho toa thuốc 3 tháng, nhưng tôi có bệnh nền về gan không dùng được, vậy có phương pháp nào tốt không?

Lê Văn Thắng, 53 tuổi, Bình Chánh, TP.HCM

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào anh,

Trường hợp của anh bị xơ vữa động mạch I70, có bệnh nền về gan, anh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá đầy đủ nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa, xét nghiệm mức cholesterol máu, đánh giá mức độ bệnh gan (mức độ suy giảm chức năng gan nhẹ, trung bình hay nặng) để bác sĩ chọn thuốc điều trị phù hợp. Không phải tất cả những người có bệnh nền gan không dùng được thuốc gì. Bên cạnh việc dùng thuốc, anh cần điều chỉnh lối sống và chế độ ăn tốt cho tim mạch nhằm góp phần làm chậm tiến triển bệnh.

Tôi bị xơ vữa động mạch vành từ 10-20 thì nên kiểm soát cholesterol xấu - LDL ở mức nào là an toàn?

Nguyễn Thái Bình, 44 tuổi, Long An

Chi phí phẫu thuật bàng phương pháp lasze hai chi dưới với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch độ C2 là bao nhiêu và có áp dụng Bảo hiểm y tế không ạ?

Nguyễn Văn Toàn, 40 tuổi, Nhà Bè, TP.HCM

Khi tôi bị khó tiêu do ăn bánh mì, nhịp tim tăng dần từ 80 đến 120 và huyết áp tâm thu tăng 178. Xin hỏi bác sĩ tôi có bị rối loạn nhịp tim không? Nhịp tim trung bình của tôi ban ngày dao động 66 đến 80 nhịp một phút, ban đêm 63 đến 70 nhịp một phút.

luavang01, 57 tuổi, Cần Thơ

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào anh,

Nếu mỗi lần ăn bánh mì mà huyết áp và nhịp tim của anh tăng thì khả năng là do anh bị dị ứng với bánh mì. Trường hợp chỉ bị một lần duy nhất do ăn không tiêu thì có thể là phản ứng của cơ thể với tình trạng khó chịu đó. Trường hợp nhịp tim và huyết áp thường xuyên không ổn định thì anh nên đến bác sĩ chuyên khoa khám để tìm nguyên nhân, có thể do loạn nhịp tim, bệnh mạch vành hoặc một nguyên nhân khác. Chúc anh sức khỏe!

Em có thai được 20 tuần, bác sĩ chẩn đoán tim thai con em bị thông liên thất phần màng 1mm. Vậy kích thước này có lớn theo tuổi thai không ạ?

Đinh Thị Kim Tâm, 35 tuổi, Đà Nẵng

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn,

Kích thước lỗ thông liên thất có thể thay đổi trong thai kỳ. Bạn nên tái khám và làm siêu âm tim thai theo yêu cầu của bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ có đánh giá chính xác về tình trạng của thai nhi, từ đó có hướng xử trí phù hợp. Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh!

Tôi nhịp tim rất chậm bình thường 53 nhịp/phút đến 69 nhịp/phút, vẫn sinh hoạt bình thường. Tôi cần làm gì để cải thiện tình trạng này?

Lê Viết Ly, 55 tuổi, Thái Nguyên

ThS.BS Lê Mạnh Tăng

Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào anh,

Nhịp tim bình thường dao động từ 60-100 nhịp/phút. Nhịp chậm xoang khi nhịp xoang với tần số tim < 60 nhịp/phút. Nhịp nhanh xoang khi nhịp xoang với tần số tim > 100 nhịp/phút. Đối với những người rèn luyện thể dục thể thao, hoạt động cường độ cao thì nhịp tim có thể chậm hơn.

Khi bị nhịp chậm xoang mà không có triệu chứng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thì không cần can thiệp gì, khám sức khỏe đánh giá định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần. Nếu có bất cứ triệu chứng gì bất thường, anh cần đi khám ngay để bác sĩ đánh giá xem các triệu chứng có liên quan đến nhịp tim không, có cần can thiệp không. Chúc anh sức khỏe!

Tôi đã từng bị đau thắt ngực dữ dội, mồ hôi toát đầm đìa, cấp cứu, ê kíp trực tiếp đón và xử trí bằng biện pháp cho truyền Epherigan và Mophin có đúng liệu pháp điều trị không bác sĩ?

Bùi Thu Hà, 61 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Trần Đức Minh

Chào bác,

Có lẽ bác muốn nói thuốc đến Paracetamol và Morphin. Cả hai loại thuốc này đều có thể sử dụng với bệnh nhân đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Bác có thể yên tâm với phác đồ điều trị này. Chúc bác sức khỏe!

Em uống rượu 3 ngày liên tiếp thì sáng ngủ dậy bị mỏi tay trái và đau tim, nóng ngực, chảy nhiều mồ hôi, thời gian đau khoảng 30 phút. Vậy em bị bệnh gì?

Dương Văn Sơn, 46 tuổi, Hà Nội

ThS.BS Lê Mạnh Tăng

Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào anh,

Đau ngực là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể liên quan đến bệnh lý của các cơ quan như tim mạch, tiêu hóa, cơ xương khớp, thần kinh... Vì vậy, để chẩn đoán tình trạng đau ngực, anh cần được thăm khám đánh giá đầy đủ về mặt lâm sàng: vị trí đau, tính chất đau, khởi phát, kết thúc, hướng lan, yếu tố gây đau tăng lên, giảm đi... kết hợp với các cận lâm sàng cần thiết. Anh nên đến các cơ sở y tế có khám đa chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và được bác sĩ tư vấn điều trị đầy đủ nhất.

Tôi cao 1,65m, 54kg, bị suy giãn tĩnh mạch nông, siêu âm mạch không có bất thường, điện tim bình thường. Vậy tôi có thể hiến máu được không?

Đà Giang, 46 tuổi, Hà Nội

ThS.BSCKII Nguyễn Thu Trang

Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Suy giãn tĩnh mạch nông không phải là chống chỉ định của việc hiến máu. Tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể là một trong những nguyên nhân của tình trạng hạ huyết áp tư thế. Khi chị hiến máu sẽ mất một lượng máu tương đối trong thời gian ngắn, đây là điều kiện thuận lợi hơn để xuất hiện tình trạng hạ huyết áp này. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong quá trình hiến máu, chị nên chuẩn bị sức khỏe tốt, được bác sĩ tư vấn đầy đủ về tình trạng, mức độ suy giãn tĩnh mạch và các chỉ số mạch, huyết áp trước khi hiến. Chúc chị sức khỏe!

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn