Tim mạch VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Cháu năm nay 32 tuổi, năm nay cháu đi khám sức khỏe định kỳ do công ty tổ chức thì đo kết quả điện tim đồ được 37 nhịp/phút. Cháu khá ngạc nhiên về kết quả này. Lần đầu tiên cháu đo điện tim đồ là năm 2018, kết quả lúc đó là khoảng 44 nhịp/phút. Bác sĩ cho cháu hỏi nhịp tim của cháu ...
Duy Tuấn, 32 tuổi, TP. Thủ Đức, TP.HCM
BSNT Vũ Trần Đình Huy

Bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào em,

Nhịp tim chậm có thể do tình trạng sinh lý bình thường (như ở các vận động viên, những người có thói quen hoạt động thể lực cường độ cao kéo dài...) hoặc do bệnh lý. Muốn xác định nhịp tim chậm này là bình thường hay bất thường, em cần được đo điện tim để xem đây là nhịp gì (nhịp xoang, nhịp bộ nối, hay nhịp bất thường khác...). Ngoài ra, bác sĩ cần biết thêm về tiền sử gia đình cũng như các triệu chứng bất thường nếu có. Do vậy, em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp để được thăm khám và tư vấn cụ thể nhé!

Em bị rối loạn lo âu và hay bị tình trạng rối loạn thần kinh tim: tức ngực khó thở, nhịp tim nhanh bất ngờ, đánh trống ngực. Xin hỏi bác sĩ em có nguy cơ bị cơn đau tim sau này vì nhịp tim nhanh bất ngờ như vậy không ạ?

Trần Công Nhiệm, 38 tuổi, Đắk Lắk

Tôi đã đặt stent năm 2009, sức khỏe vẫn bình thường, có đi khám định kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hôm nay tôi thấy có chương trình này rất hay, tôi muốn hỏi bác sĩ như sau. Tôi muốn kiểm tra toàn bộ mạch máu trong cơ thể xem còn có chỗ nào hẹp và stent của tôi đặt 2009 còn tốt không, xin ...

Nguyễn Liêm, 63 tuổi, Quận 1, TP.HCM

Tôi năm nay 53 tuổi đã bị cao huyết áp 10 năm nay, vẫn dùng thuốc tây đều vào mỗi buổi sáng. Nhưng tôi tự kiểm tra thấy huyết áp thường tăng cao vào thời điểm từ 16-18h, cao hơn thời điểm khác trong ngày. Tôi nên uống thuốc huyết áp vào thời điểm nào là hiệu quả nhất? Xin cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thắng, 53 tuổi, Quảng Ninh

Siêu âm tim động mạch chủ hở 2.5/4. Xin bác sĩ hướng dẫn các biện pháp cần hỏi trợ và khắc phục.

Nguyễn Viết Hải, 64 tuổi, Đà Nẵng
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bác,

Có nhiều nguyên nhân gây hở van động mạch chủ như tổn thương van hậu thấp (thấp tim), giãn gốc động mạch chủ, vôi hóa van, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn... Bác nên đi khám chuyên khoa tim mạch để bác sĩ thăm khác, tiến hành các cận lâm sàng tìm nguyên nhân hở van. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bác cách điều trị phù hợp nhằm cải thiện triệu chứng và làm chậm tiến triển của tình trạng hở van.

Chúc bác mạnh khỏe! Trân trọng!

Tôi có nhịp tim thường ở mức dưới 60 có bị ảnh hưởng đến sức khỏe không? Cảm ơn

Lê Tứ Hải, 56 tuổi, Quận 3, TP.HCM
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bác,

Nhịp tim người bình thường từ 60 - 100 lần/phút, nhịp đều. Nhịp tim của bác trên dưới 60 lần/phút, nếu nhịp đều đặn là nằm trong khoảng bình thường. Bác không cần lo lắng.

Chúc bác sức khỏe! Trân trọng!

Em đang uống thuốc theo toa bác sĩ về bệnh cường giáp, đã uống được 7 năm rồi, có đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Mỗi lần tái khám có xét nghiệm chỉ số TSH nên bác sĩ theo dõi chỉ số đó mà kê thuốc. Vậy nay em muốn hỏi là bệnh cường giáp của em về lâu dài có bị ...

Phạm Văn Kiều , 42 tuổi, Quận Gò Vấp, TP.HCM
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn,

Bệnh cường giáp có thời gian điều trị trung bình từ 1,5- 2 năm. Bệnh có khả năng tái phát. Nếu điều trị kéo dài 7 năm mà chưa khỏi thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để được tư vấn thêm về các phương pháp điều trị khác như mổ hoặc dùng iốt phóng xạ. Bệnh cường giáp không chuyển biến thành ung thư giáp. Một số trường hợp bệnh nhân viêm giáp tự miễn có lúc bị cường giáp, nhưng cũng có khi bị suy giáp.

Chúc bạn sức khỏe! Trân trọng!

Tôi bị suy giãn tính mạch sâu hai chân khoảng 10 năm rồi. Muốn tư vấn điều trị, xin nhờ bác sĩ.

Nguyen Xuan Thuc, 42 tuổi, TP. Thủ Đức, TP.HCM
ThS.BS Lê Thị Ngọc Hằng

Bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn,

Có nhiều phương pháp điều trị suy tĩnh mạch chi dưới. Trường hợp nhẹ có thể điều trị nội khoa trên nguyên tắc hạn chế các nguyên nhân gây ứ máu ở chân bằng cách tập thể dục đều đặn, kê cao chân nhất là khi ngủ, tranh thủ đi lại sau mỗi 30 phút ngồi liên tục, ăn nhiều chất xơ và rau quả... Trường hợp trung bình đến nặng bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa thì triệu chứng mới cải thiện.

Đối với những trường hợp tĩnh mạch nhỏ như tĩnh mạch dạng lưới hoặc dạng mạng nhện, kích thước khoảng vài milimet thì có thể chích xơ. Nhưng nếu suy giãn tĩnh mạch đi kèm suy van, chắc chắn phải loại bỏ tĩnh mạch đó. Trước đây, bác sĩ phải mổ mở để lấy tĩnh mạch ra. Ngày nay, kỹ thuật hiện đại cho phép sử dụng sóng cao tần hoặc laser. Năng lượng phát ra dạng nhiệt sẽ làm xơ hóa toàn bộ tĩnh mạch bị bệnh, khiến chúng teo đi và không còn lộ trên da chân nữa.

Gần đây, y khoa có thêm những kỹ thuật mới, chẳng hạn như bơm keo trong lòng tĩnh mạch. Ở thủ thuật này, keo sẽ bám dính trong lòng tĩnh mạch bị suy giãn, khiến tĩnh mạch bị ép lại thành một khối dẹt và vô hiệu hóa chức năng.

Bạn bị suy tĩnh mạch sâu hai chân 10 năm nay thì khả năng phải can thiệp ngoại khoa. Mời bạn đến khám tại phòng khám Ngoại Tim mạch, BVĐK Tâm Anh để được bác sĩ thăm khám, tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp. Thân mến!

Con em nay được 2 tháng tuổi, cháu được bác sĩ chẩn đoán là thông liên thất phần màng lúc mới sinh, kích thước 5.3mm. Cháu sinh được 3,3kg, nay được 4,5kg không tăng cân mấy. Giờ thông liên thất phần màng là đường kính 2,5 mm, PG max 73 mmHg, không thông liên nhĩ, quai động mạch chủ quay trái, không hẹp eo, không ...

Đặng Thị Tuyền, 32 tuổi, Ninh Bình
ThS.BS Nguyễn Hoài Vũ

Bác sĩ khoa Tim mạch, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Thông liên thất là bệnh lý tim bẩm sinh, lỗ thông có khả năng tự đóng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp lỗ thông không thể đóng lại và cần phải can thiệp. Thời điểm quyết định đánh giá là 2 tuổi. Chính vì vậy, chị nên đưa bé đi khám định kỳ thường xuyên tại bệnh viện có chuyên môn sâu để theo dõi thông liên thất. Hiện nay, BVĐK Tâm Anh là địa chỉ uy tín có thể giúp chị theo dõi tình trạng của cháu cũng như tư vấn về phương pháp điều trị tối ưu nhất. Trân trọng!

Bác sĩ cho em hỏi, em hay bị lạnh tay chân dù thời tiết nắng nóng hay lạnh mát trời, thì không biết là bị bệnh gì ạ? Em cảm ơn!

Kieu Ngoc Nguyen, 32 tuổi, Quận 8, TP.HCM
ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn