Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào anh,
Thay van tự thân chỉ áp dụng cho bệnh nhân người nhỏ hoặc trẻ em vì những đối tượng này có kích thước vòng van nhỏ không thể thay van nhân tạo. Trường hợp của anh cần được bác sĩ khám, đánh giá tình trạng bệnh, cũng như xem xét thể trạng để đưa ra lựa chọn loại van phù hợp.
Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào chị,
Hở van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ đóng không kín trong thời kỳ tâm trương, làm cho dòng máu đi ngược từ động mạch chủ trở về thất trái.
Tùy theo tình trạng bệnh nhân nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định điều trị phù hợp. Nếu người bệnh không có triệu chứng hoặc các triệu chứng nhẹ, cần được theo dõi thường xuyên. Bác sĩ có thể khuyến nghị người bệnh thay đổi lối sống, dùng thuốc nhằm điều trị các triệu chứng hoặc giảm thiểu nguy cơ các biến chứng xảy ra. Khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh cần được thay van động mạch chủ. Bác sĩ sẽ thay van bệnh bằng van cơ học, van sinh học hoặc sử dụng van động mạch phổi của chính bệnh nhân và buộc phải tiến hành mổ mở. Thay van qua da chỉ áp dụng cho hẹp van động mạch chủ.
Hiện tại, BVĐK Tâm Anh áp dụng phương pháp phẫu thuật thay van động mạch chủ ít xâm lấn. Bác sĩ sẽ tiếp cận tim qua đường ngực bên phải thay vì mở đường xương ức như thông thường, hỗ trợ nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là giảm thiểu rủi ro chảy máu, nhiễm trùng trong và sau mổ, vết mổ nhỏ và thời gian hồi phục lâu hơn.
Trân trọng!
Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào chị,
Tắc động mạch chủ bụng là tình trạng cản trở lưu lượng máu trong động mạch chủ và động mạch chậu, gây ra các triệu chứng đau cách hồi, đau nhức chân nhất là khi ngủ, loét da chân, mất cảm giác chân… Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như đoạn chi, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy đa tạng…
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu nhẹ, người bệnh được hướng dẫn thay đổi lối sống và dùng thuốc để làm chậm tiến triển bệnh. Ở mức độ nặng, động mạch chủ tắc hoàn toàn gây biến chứng, buộc phải can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật bắc cầu hoặc đặt stent mạch máu.
Chị nên đưa ba đến bệnh viện sớm để bác sĩ khám, đánh giá mức độ tắc động mạch chủ của ba chị, từ đó bác sĩ có thể tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bác,
Trước tiên, bác cần đi khám để tìm nguyên nhân gây hở van tim. Nếu hở van 2 lá và 3 lá nặng có triệu chứng suy tim, tăng áp động mạch phổi, loạn nhịp tim thì cần xem xét chỉ định mổ tim. Trường hợp không thể mổ, có thể điều trị với các thuốc tim mạch, tuy nhiên uống thuốc thì không thể điều trị triệt để tình trạng hở van.
Hy vọng bác sắp xếp thời gian đến khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn!
Bạn nói đã được can thiệp đốt RF cách đây hơn một tháng, nhưng chưa nói rõ là điều trị dạng rối loạn nhịp nào (ngoại tâm thu hay cơn nhịp tim nhanh...). Tuy nhiên, về mặt tần số tim, nếu thường xuyên ở mức 110 lần/phút khi nghỉ ngơi thì có thể có bất thường dạng rối loạn nhịp tim nào đó, chẳng hạn như rối loạn cũ trước đây hoặc một dạng rối loạn mới, hoặc nhịp tim nhanh do một tình trạng rối loạn ở cơ quan khác (ví dụ như cường chức năng tuyến giáp...). Do đó, bạn nên đi tái khám với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được đánh giá tình trạng bệnh và có điều trị phù hợp.
Trân trọng!
Bác sĩ khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào chị!
Về việc điều trị thông liên thất cho bé, ngoài đo kích thước đường kính lỗ thông, các bác sĩ còn phải đánh giá toàn diện về triệu chứng lâm sàng, tình trạng suy tim nếu có, dòng chảy qua lỗ thông, áp lực động mạch phổi, lưu lượng máu qua tuần hoàn phổi tương quan với lưu lượng máu qua tuần hoàn hệ thống. Bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng vị trí lỗ thông và các thành phần xung quanh, từ đó mới đưa ra được phác đồ và chiến lược điều trị phù hợp.
Nếu có chỉ định bít lỗ thông, hiện nay nếu hình thái phù hợp, bác sĩ có thể ưu tiên biện pháp can thiệp bít thông liên thất bằng dụng cụ, với chỉ một đường vào chọc qua da xâm lấn tối thiểu, để bé không phải trải qua một cuộc mổ lớn. Chị nên đưa bé đến khám với bác sĩ chuyên khoa tim mạch, tim bẩm sinh để được đánh giá và đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất. Trân trọng!
Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào chị,
Linagliptin không có chống chỉ định với người bị sỏi mật. Thuốc này dùng được cho người suy gan, suy thận nên khá an toàn. Nếu chị có thắc mắc thì nên hỏi thêm bác sĩ điều trị chứ không nên cho ba tự ngưng thuốc kẻo ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Chúc ba chị sức khỏe! Thân mến!
Tôi được bác sĩ chuẩn đoán thiếu máu cơ tim cục bộ mạn vào năm 2018. Từ năm 2018 đến nay đi khám và uống thuốc đều đặn hàng tháng theo toa bác sĩ cho, tình trạng thấy ổn định đến tháng 10/2022. Từ tháng 10/2022 đến nay có triệu chứng đau ngực và rất khó thở khi nằm ngủ buổi trưa, tim đập nhanh, ...
Bé nhà em sinh tại bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận. Sau sinh bé đi siêu âm tim được bác sĩ xác định là hở van tim 2 lá và có lỗ thông liên nhĩ Pro. Hiện bé được 2 tuổi mẹ đã cho bé đi tái khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2, bác sĩ xác định là theo dõi và tái khám một ...
Trợ lý Giám đốc Trung tâm, Bác sĩ Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn,
Xin trả lời thắc mắc của bạn như sau:
1. Thở rút ngực, ra mồ hôi trộm và da xanh có nhiều nguyên nhân, không chỉ là bệnh lý tim mạch.
2. Hở van hai lá tùy theo mức độ nhẹ - nặng và có những ảnh hưởng lên buồng tim như thế nào thì mới có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu hở nhẹ (1/4) thì chỉ theo dõi đến khi lớn, nhưng hở nặng là phải theo dõi, điều trị thuốc thậm chí phẫu thuật.
3. Trẻ bị bệnh tim cần được theo dõi sát sao. Nếu trẻ có triệu chứng gì khác lạ, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám để can thiệp kịp thời.
Chúc bé nhà bạn chóng khỏe! Thân mến!
Em làm nhân viên văn phòng, công việc ngồi nhiều. Khoảng 3 tháng gần đây em bị tình trạng đau giữa ngực khi ngồi làm việc lâu nhưng đứng lên đi lại thì sẽ hết. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em như vậy là em đang bệnh gì ạ? Em cám ơn bác sĩ.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn