Thứ ba, 15/7/2025

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp bác sĩ

Xét nghiệm máu kết quả: Trycerit : 2.4 mmol/l, urit 438 mmol/l. Tôi có nên điều trị thuốc không? Thuốc loại gì ít tác dụng phụ? Xin cám ơn bác sĩ.

Tiến Minh, 64 tuổi, Cẫm Mỹ, Đồng Nai

ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư

Chào bác,

Chỉ số triglycerides: 2.4 mmol/L, acid uric: 438 mmol/L chỉ là tăng nhẹ, chưa cần điều trị thuốc, tuy nhiên bác cần thay đổi lối sống: thay đổi chế độ ăn và tập thể dục thường xuyên.

Về chế độ ăn: bác cần giảm đồ ngọt và tinh bột thường, thay thế bằng tinh bột nguyên hạt như gạo lứt, bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt... Nên ăn cá thường xuyên thay cho thịt đỏ (thịt bò, heo, dê, cừu...), không ăn da và nội tạng động vật, da gia cầm, hải sản, hạn chế rượu bia...

Về chế độ tập luyện thì bác nên tập thể dục thường xuyên: ít nhất 30 phút trong 1 ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần. Bác có thể chọn các loại hình tập luyện tùy theo tình trạng sức khỏe và sở thích của mình. Bác chưa cung cấp đầy đủ thông tin về các chỉ số mỡ máu khác như cholesterol toàn phần, HDL-C và LDL-C, nên tôi chỉ có thể tư vấn chung như trên cho bác.

Để có những chẩn đoán chính xác, bác có thể sắp xếp đi khám ở bệnh viện có chuyên khoa tim mạch.
Trân trọng!

Tôi là nữ, 46 tuổi, nhân viên văn phòng, sức khỏe hoàn toàn khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên. Trong một năm gần đây, tôi bị nhịp tim nhanh, có lần đến 200 lần/phút nhưng không thường xuyên (khoảng 3 tháng bị một lần, mỗi lần kéo dài đến 1, 2 ngày). Bác sĩ khám bảo tôi bị nhịp tim nhanh trên thất, yêu ...

phuongbomhp, 47 tuổi, Hải Phòng

Mẹ tôi, 53 tuổi, đã mổ sửa van tim cách đây 10 năm. Lần đi khám mới nhất cho kết quả hở van ba lá 2/4 và hở van động mạch chủ 1/4, hở van hai lá qua lỗ rách lá van, tăng nhẹ áp lực động mạnh phổi. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi là mẹ tôi có cần điều trị gì thêm ...

Lưu Thị Hòa, 25 tuổi, Thanh Hóa

ThS.BS Nguyễn Tuấn Long

Chào bạn,

Thứ nhất, chuyện mẹ bạn đã mổ sửa van, sử dụng các thuốc Coveram và Betaloc zok là chỉ định hợp lý. Thứ hai, gần đây mẹ đi khám thì có tình trạng hở van 3 lá, có hở van 2 lá và có tăng phổi nhẹ. Tùy vào mức độ hở van tim, mức độ tăng áp phổi mà có các chỉ định một cách phù hợp. Tuy nhiên, aspirin không có chỉ định trong hầu hết các bệnh lý van tim. Có lẽ mẹ bạn có kèm theo các bệnh lý xơ vữa nên các bác sĩ chỉ định aspirin nhằm điều trị, phòng ngừa biến chứng liên quan đến các bệnh lý xơ vữa.

Còn về aspirin thì nó là một loại thuốc không ảnh hưởng đến quá trình điều trị lao của mẹ bạn. Vì vậy trong tình huống này, việc sử dụng aspirin không ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị. Tuy nhiên để xác định rõ vấn đề là có thực sự phải dùng aspirin hay không và cách điều trị mức độ van, tình trạng tổn thương van sau khoảng thời gian mổ sửa thì nó có thay đổi gì không, bạn cần đưa mẹ tới cơ sở y tế chuyên sâu, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch cũng như có hệ thống hiện đại để đưa ra câu trả lời chính xác cho bạn.

t
 
 

Gần đây, em không biết tại sao mỗi lần chơi thể thao cường độ cao thì đến tối về ngủ đến giữa đêm thì cảm thấy đau ngực trái liên tục phải tỉnh giấc, nằm nghiêng bên phải thì lại bình thường. Lúc chơi thể thao thì em không cảm thấy đau ngực hay khó thở gì, vẫn chơi bình thường. Em không biết mình ...

Chinhdung180, 32 tuổi, Gò Vấp, HCM

ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư

Chào bạn,

Bạn có triệu chứng đau ngực trái liên tục khi ngủ, nằm nghiêng bên phải thì lại bình thường, lúc chơi thể thao thì không cảm thấy đau ngực hay khó thở, thường ít nghĩ tới đau ngực do bệnh mạch vành. Ngoài nguyên nhân do bệnh mạch vành, đau ngực có thể do bệnh lý ở phổi, bệnh lý động mạch chủ, đau thần kinh liên sườn hoặc viêm khớp sụn sườn, ngoài ra đau ngực trái có thể do yếu tố tâm lý. Theo tôi, bạn cần đi khám bệnh viện chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và đánh giá toàn diện, từ đó tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Bệnh mạch vành ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi, và bạn cũng không cung cấp đầy đủ thông tin như bạn có hút thuốc lá không, có tăng huyết áp, đái tháo đường hay rối loạn mỡ máu không, gia đình bạn có người mắc bệnh tim mạch sớm không... Do đó, tôi nghĩ tốt nhất bạn nên khám chuyên khoa tim mạch để sớm tìm được nguyên nhân.

Tôi bị choáng, mệt, vã mồ hôi, chỉ muốn nằm. Năm trước vài năm mới bị, nay tháng nào cũng bị. Thường bị làm mệt khi làm việc nhẹ ở nhà nếu trong công việc phải ngước nhìn lên cao nhiều lần. Xin được tư vấn, xin cảm ơn!

Lương Văn Triệu, 67 tuổi, Bà Rịa, Vũng Tàu

BS.CKII Nguyễn Tô Hòa

Bác sĩ: Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào chú,

Chú có cảm giác mệt, vã mồ hôi, chóng mặt. Đây có thể là biểu hiện của các bệnh về tim mạch như thiếu máu cơ tim, hẹp van tim... Triệu chứng xuất hiện khi gắng sức nhẹ và khi ngước nhìn lên cao thì khả năng là do hẹp mạch cảnh. Vì thế, chú nên sắp xếp đến bệnh viện sớm để được thăm khám và có hướng tư vấn điều trị phù hợp.

Năm 2012 tôi bị tai biến do bỏ bữa trưa nhiều ngày, nay đã hồi phục tương đối tốt, tuy nhiên trí nhớ kém hơn, giọng nói kém hơn và hay cáu gắt. Tôi xin hỏi khả năng tái phát có cao không? Tôi đi bộ hàng ngày cả sáng sớm và chiều tối cộng luyện tập nhẹ mỗi buổi 45 phút nhưng vẫn hút ...

Nguyễn Tiến Cường, 59 tuổi, Bắc Ninh

Khoảng vài tháng trở lại đây cơ thể của tôi vẫn bình thường, nhưng có lúc người tôi lại bị hồi hộp và tim lại đập nhanh. Năm trước tôi từng bị Covid. Xin được bác sĩ tư vấn giúp tôi tình trạng hiện tại tôi bị làm sao vậy và cách điều trị?

Lương Quang Tấn, 40 tuổi, Q.Bình Tân, TP.HCM

ThS.BS Phạm Hoàng Trọng Hiếu

Bác sĩ Trung tâm Tim mạch Can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Tình trạng hồi hộp và tim đập nhanh của bạn có thể do nhiều nguyên nhân. Vì thế, bạn nên sắp xếp đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám cũng như thực hiện các cận lâm sàng, trong đó có siêu âm tim, đeo máy theo dõi điện tim 24 giờ, trắc nghiệm gắng sức... để đánh giá vấn đề nhịp nhanh, từ

Em bị đau tức ngực dạo gần đây, em đã khám tim ở bệnh viện tỉnh nhưng chưa phát hiện bệnh lý mạch vành. Em muốn hỏi, trường hợp của em phải phòng bệnh tim như thế nào? Em hiện tại đang làm trong xưởng đóng thuyền gỗ và composite.

phattruongba, 37 tuổi, Vũng Tàu

ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư

Chào bạn,

Bạn có triệu chứng đau tức ngực và đã khám tại bệnh viện tỉnh nhưng chưa phát hiện bệnh lý mạch vành. Để chẩn đoán bệnh mạch vành, bác sĩ cần hỏi bệnh sử, khai thác các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, béo phì và thừa cân, tiền sử gia đình có bệnh mạch vành sớm... cộng với khám lâm sàng, siêu âm tim, đo điện tim và chỉ định thực hiện các trắc nghiệm chuyên sâu như trắc nghiệm gắng sức, chụp MSCT động mạch vành hoặc chụp mạch vành bằng thông tim.

Triệu chứng đau ngực, ngoài nguyên nhân do bệnh mạch vành còn có các nguyên nhân khác như bệnh lý ở phổi, bệnh động mạch chủ, chấn thương, đau do thần kinh liên sườn, viêm khớp sụn sườn, hay do tâm lý... Do đó, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch như để được khám và đánh giá toàn diện, từ đó tìm được nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp.

Cảm ơn bạn!

Em phát hiện huyết áp trên 145/90 và cơ tim giãn nhẹ 56 mm, chức năng tim bình thường, em có trọng lượng 80 kg, cao 1m8. Sau đó bác sĩ nói em phải uống thuốc huyết áp.

Một tháng sau em bị mệt mỏi và tăng nhịp tim. Em đi khám lại bác sĩ kê đơn thuốc. Ba tháng sau em khám lại ...

bhld.ngatu, 33 tuổi, Hà Nội

Tôi năm nay 48 tuổi, thay đổi thời tiết (đặc biệt là khi trời sắp mưa rào) thường hay bị tức ngực khó thở, cảm giác khó chịu ở ngực trái, thỉnh thoảng đau nhói ngực, xiên cả sau lưng. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.

Trần Ngọc Sơn, 48 tuổi, Phú xá, Thái Nguyên

Tôi điện tâm đồ chẩn đoán thiếu máu cơ tim hiện tại vẫn chơi thể thao cầu lông bóng bàn không đau ngực không khó thở đã chụp msct cách đây bốn năm hẹp rca 2 30%. Vậy cho hỏi có cần đi chụp lại không?

Vũ Ngọc Long, 63 tuổi, Tân Bình, TP.HCM

ThS.BS Phạm Hoàng Trọng Hiếu

Bác sĩ Trung tâm Tim mạch Can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Điện tâm đồ là một trong những cận lâm sàng góp phần chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim. Để chẩn đoán thiếu máu cơ tim, bạn cần được thăm khám triệu chứng lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và cận lâm sàng (điện tâm đồ, siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức, CT mạch vành, xét nghiệm máu...). Bạn đã được xác định hẹp 30% RCAII/MSCT mạch vành cách đây 4 năm, hiện không đau ngực khi chơi thể thao, do đó không cần chụp lại. Tuy nhiên, bạn cũng nên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sức khỏe bản thân, phát hiện sớm bất thường nếu có. Thân mến!

Tôi bị huyết áp cao, mỗi lần huyết áp tăng tim đập rất nhanh, thường trên 90 nhịp. Đi khám bác sĩ kê thuốc giảm huyết áp nhưng uống vào huyết áp lại hạ thấp và nhịp tim chậm 53 nhịp, cảm giác khó thở. Xin hỏi bác sĩ bệnh của tôi có nguy hiểm không ạ? Cần phải điều trị như thế nào để ...

Vương Thị Tâm, 49 tuổi, P. Duy Tân, TP. Kon Tum

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào anh,

Thông tin anh cung cấp không đủ, rất khó để chúng tôi tư vấn. Khi anh tăng huyết áp, tim đập nhanh thì tôi nghĩ các bác sĩ sẽ cho thuốc chẹn beta. Có 5 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp: ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II, ức chế canxi, lợi tiểu, chẹn beta. Trong đó, thuốc chẹn beta là thuốc làm chậm tần suất tim.

Nếu tôi điều trị cho anh, nếu cho toa thuốc đầu tiên mà nhịp tim anh đập chậm quá, tôi sẽ giảm liều thuốc chẹn beta và thay thế thuốc khác. Khuynh hướng điều trị tăng huyết áp hiện nay trên thế giới là phối hợp 2 thứ thuốc. Trường hợp của anh, tôi có thể cho một chút ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể cộng với chẹn beta, làm sao cho tim anh đập 70 lần/phút là tốt nhất.

Anh có thể đến nơi đang điều trị, xin bác sĩ điều chỉnh lại, bảo là nhịp tim tôi chậm, tôi đang thấy mệt. Tôi chắc chắn bác sĩ sẽ điều chỉnh lại như cách tôi vừa nói, như vậy anh sẽ khỏe hơn. Trường hợp xin điều chỉnh không được, anh cứ đến bệnh viện chúng tôi sẽ giúp anh. Cảm ơn anh!

tm
 
 

Chào bác sĩ, em có đọc bài báo về bệnh suy giãn tĩnh mạch được điều trị ở bệnh viện Tâm Anh và được điều trị bằng thủ thuật chích xơ tĩnh mạch, em thấy tình trạng của em giống y chang như vậy. Em muốn hỏi chi phi điều trị bệnh này ở bệnh viện Tâm Anh là khoảng bao nhiêu ạ.

Đỗ Minh Tiên, 24 tuổi, Đồng Xoài, Bình Phước

BS.CKI Trần Quốc Hoài

Bác sĩ khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Hiện tại, thủ thuật chích xơ tĩnh mạch tại BVĐK Tâm Anh có chi phí từ 3-4 triệu đồng tùy theo số lượng thuốc mà bạn sẽ sử dụng, nó phụ thuộc vào số lượng tĩnh mạch mạng nhện trên chân của bạn nhiều hay ít. Thông thường, chúng tôi sẽ sử dụng từ 1-3 lọ thuốc cho cả hai chân.

Nếu được, bạn nên thu xếp đến thăm khám, siêu âm dopler kiểm tra độ nặng của bệnh cũng như được tư vấn chi tiết hơn về mức độ bệnh tĩnh mạch và hướng điều trị phù hợp.

Năm 2019, tôi có chụp động mạch vành và bị tắc động mạch liên thất trước 25% đoạn giữa và cuối nhưng không can thiệp. Hiện tại, nhịp tim của tôi khi ngủ nhỏ hơi 50 nhịp/phút. Nhịp tim bình thường hàng ngày khoảng 65 nhịp. Có lúc đang làm việc tự nhiên nhịp tim tăng lên 110 nhịp trong thời gian khoảng 5-10 phút. ...

Lê Văn Lượng, 49 tuổi, TP.HCM

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc

Chào anh,

Anh có chẩn đoán bệnh hẹp 25%/ nhánh động mạch liên thất trước (giữa, cuối). Hiện tại, anh có thắc mắc nhịp tim chậm ban đêm 50 lần/ph. Anh có tình trạng nhịp tim tăng ban ngày 110 lần/ph khoảng 5-10 phút và nhói ngực 5 phút bên trái sau đó lại hết (anh chưa nói có dùng thuốc gì để giảm triệu chứng không).

Xin trả lời về bệnh lý với anh như sau: anh có bệnh lý động mạch vành hẹp nhẹ (25%/ LAD I,II) (2019) chưa có chỉ định can thiệp. Hiện tại anh có nhói ngực ngắn (5 phút) và nhịp chậm. Những triệu chứng này có thể liên quan đến bệnh lý tim mạch của anh gồm đau ngực, nhịp chậm.

Anh nên đến chuyên khoa tim mạch để được khám, kiểm tra lại bệnh mạch vành và vấn đề nhịp chậm. Đối với bệnh mạch vành, anh có thể được khảo sát nghiệm pháp gắng sức với tim, gắn holter ECG/24h để khảo sát tình trạng nhịp tim.

Thân mến!

Tôi bị Covid-19 cách đây khoảng 7 tháng rồi, nhưng 3 tuần gần đây tôi hay bị đau nhói ngực phải, lên xuống cầu thang thở rất mệt. Không biết tình trạng của tôi là triệu chứng hậu Covid-19 hay dấu hiệu của bệnh tim mạch? Tôi cần làm kiểm tra gì? Mong bác sĩ tư vấn!

Dương Thủy, 44 tuổi, TP.HCM

BS.CKII Nguyễn Tô Hòa

Bác sĩ: Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào chị,

Chị đã bị Covid-19 hơn 7 tháng rồi nên triệu chứng này có thể không liên quan đến Covid-19. Chị đau ở ngực phải và khó thở khi leo cầu thang có thể do nguyên nhân tại phổi, tại tim hoặc cơ xương, thần kinh… Chị nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có tư vấn phù hợp với tình trạng của mình.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn