Tôi năm nay 55 tuổi, khỏe mạnh, hút thuốc lá khoảng 10 điếu/ngày, huyết áp 150/60 mmHg. Tôi có khả năng mắc bệnh tim mạch không? Ở tuổi tôi nên đi khám tim mạch bao lâu một lần? Mỗi lần đi khám cần làm kiểm tra gì? Cảm ơn bác sĩ.
Chào bác,
Bác có hút thuốc lá, vậy điều quan trọng nhất là thời gian bác hút được bao lâu. Thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu gây nên các bệnh lý tim mạch do xơ vữa. Thêm nữa, bác có huyết áp 150/60, chứng tỏ bác có chẩn đoán tăng huyết áp. Tăng huyết áp không điều trị sẽ dẫn đến xơ, vữa các động mạch, làm xơ cứng động mạch. Từ đó dẫn đến các biến cố nguy cơ tim mạch toàn thân như: tổn thương mạch cảnh, mạch máu lên não; tổn thương mạch tim, mạch thận... có thể gây ra những biến cố như nhồi máu não, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim cấp, suy thận.
Chính vì thế, việc khám và đánh giá một cách toàn diện sẽ giúp chúng ta tìm ra và đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch, điều trị các bệnh tim mạch tối ưu, hạn chế biến cố xảy ra sau này. Việc khám tim mạch rất quan trọng và chúng ta nên khám ít nhất 1 năm/lần. Từ đó đánh giá tối ưu và điều chỉnh thuốc cũng như kiểm soát bệnh lý tim mạch kèm theo.
Tôi 25 tuổi, mới phát hiện bị thông liên nhĩ, đường kính 16mm thì có cần can thiệp hay phẫu thuật chưa ạ? Nếu không can thiệp bệnh có tiến triển nặng hơn không? Tôi có thể mang thai được không? Mong bác sĩ tư vấn.
Chào bạn,
Rất may lỗ thông liên nhĩ nhỏ, 16mm. Về lâu dài, lỗ thông liên nhĩ này có thể tiến triển dẫn đến suy tim phải, vì lượng máu thùy bên trái áp lực lớn sẽ bơm qua bên phải qua lỗ thông liên nhĩ, làm cho nhĩ phải và thất phải quá tải về thể tích, giãn ra và suy tim phải sau này. Chính vì thế, lỗ thông liên nhĩ này có thể can thiệp hoặc điều trị phẫu thuật.
Có 2 phương pháp chính: Can thiệp lỗ thông liên nhĩ qua da hoặc can thiệp phẫu thuật mổ hở. Hiện nay, trang thiết bị ngày càng tiên tiến, can thiệp thông liên nhĩ qua da hoàn toàn có thể thực hiện được. Để can thiệp thông liên nhĩ qua da, chúng ta cần đánh giá cụ thể và rõ ràng về kích thước, cũng như giải phẫu của lỗ thông liên nhĩ này, bằng cách siêu âm tim qua thành ngực và siêu âm tim qua thực quản.
Bạn muốn hoặc đang mang thai, lỗ thông liên nhĩ có ảnh hưởng tới thai hay không, thì tùy thuộc và kích thước, lỗ thông cũng như các yếu tố liên quan, những chức năng tim chúng ta cần đánh giá đầy đủ và tiên lượng trong quá trình mang thai. Vì trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ nhỏ có biến cố nguy cơ tim mạch, đặc biệt những người có bệnh lý tim bẩm sinh.
Bạn có thể đến bệnh viện tầm soát bệnh lý tim bẩm sinh cũng như đánh giá, can thiệp tim bẩm sinh nếu lỗ thông liên nhĩ này có chỉ định can thiệp.
Tôi phát hiện hở van 2 lá 3/4 năm 2019. Hiện tôi vẫn đang uống thuốc của bác sĩ tim mạch. Tôi đi khám thì có bác sĩ nói tôi cần mổ sớm, có bác sĩ lại bảo chưa cần thiết phải phẫu thuật. Hiện tại, tôi không dám làm gì gắng sức, đôi khi cũng mệt khi giơ tay lên cao hay hoạt động ...
Chào bác,
Trường hợp của bác là hở van 2 lá nặng và bác đang thắc mắc khi nào cần phẫu thuật. Tôi xin tóm tắt lại các chỉ định phẫu thuật của bệnh nhân hở van 2 lá nặng. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ quan tâm 2 vấn đề:
Tìm nguyên nhân hở van 2 lá bằng các xét nghiệm và sẽ điều trị theo nguyên nhân. Ví dụ là bệnh van 2 lá hậu thấp thì trên siêu âm sẽ mô tả van dài, sợi hóa, vôi hóa, dính mép. Nguyên nhân thứ 2 là bệnh van do thoái hóa thường ở người lớn tuổi có bệnh cao huyết áp, tiểu đường. Với nguyên nhân này thường sẽ được mô tả là có đứt dây chằng, giãn dây chằng hoặc sa van. Nguyên nhân thứ 3 cũng rất thường gặp ở người lớn tuổi là hở van 2 lá do bệnh tim thiếu máu cục bộ. Trường hợp này, người bệnh cần chụp mạch vành, khảo sát mạch vành với MSCT, siêu âm gắng sức, nếu có tình trạng thiếu máu cục bộ thì phải điều trị nguyên nhân thiếu máu cục bộ trước. Như vậy, hở van 2 lá sẽ được cải thiện hoặc không tiến triển thêm.
Về chỉ định phẫu thuật: Nếu bác được chẩn đoán hở van 2 lá nguyên phát, ví dụ như do bệnh van hậu thấp, van thoái hóa, chỉ định phẫu thuật dựa vào triệu chứng của người bệnh như triệu chứng suy tim. Triệu chứng suy tim thể hiện qua khả năng gắng sức của bệnh nhân, khi đi bộ thấy mệt, hồi hộp, đau ngực, khó thở. Các triệu chứng sẽ tăng dần theo thời gian. Hoặc bệnh nhân có cảm giác ho đau ngực, đặc biệt khi nằm đầu thấp, đó là các dấu hiệu của suy tim. Thứ hai là dựa trên siêu âm, dựa vào công suất tống máu. Nếu hở van 2 lá nặng là chức năng tim giảm hay công suất tống máu giảm dưới 60%, hoặc đường kính buồng tim cứ giảm dần theo thời gian, hay có tăng áp lực động mạch phổi, bệnh nhân mới xuất viện rung nhĩ thì đó là những chỉ định cần được can thiệp phẫu thuật.
Không phải mổ sớm tốt hơn mổ trễ. Mổ sớm cũng không tốt vì phần lớn trường hợp bệnh nhân sẽ được sửa van, nhưng trường hợp van hư nhiều bác sĩ không sửa được thì cần phải thay van trong lúc mổ. Việc chăm sóc bệnh nhân thay van tim nhân tạo sẽ khó khăn hơn. Do đó, phẫu thuật van tim phải đúng chỉ định, không mổ sớm quá và cũng không để trễ quá. Nếu để trễ quá thì tim suy nhiều, không được hồi phục tốt sau phẫu thuật. Do đó, tôi nghĩ bác nên đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân, sau đó dựa trên các thông số trên siêu âm để bác sĩ tim mạch quyết định là nên theo dõi tiếp hay cần phẫu thuật. Trân trọng!
Mẹ em năm nay 62 tuổi. Vừa rồi, mẹ bị ho nhiều không hết, đi khám ở bệnh viện thì kết luận hở van tim 2 lá 3/4, hở van tim 3 lá 2/4, hở van động mạch chủ, suy tim. Bác sĩ cho uống thuốc gần tháng nay nhưng tình trạng ho chỉ thuyên giảm chứ không dứt hẳn. Trường hợp mẹ em, nếu ...
Chào chị,
Ho có nhiều nguyên nhân, theo như chẩn đoán của bác sĩ là bác có suy tim. Triệu chứng ho trong suy tim là bệnh nhân sẽ ho khi nằm đầu thấp. Ho có thể do tim co bóp yếu hoặc bị xung huyết phổi hoặc có tràn dịch màng phổi. Với trường hợp bệnh nhân suy tim có ho, không ngủ được thì cần tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh thuốc. Tình trạng suy tim này đúng như chị mô tả. Ho do suy tim là nặng.
Về vấn đề bệnh van tim của bác có chỉ định mổ hay không, thì đối với hở van 2 lá, bệnh nhân có triệu chứng suy tim cần phải mổ. Ngoài ra, bác sĩ cần có thêm một số thông tin trên kết quả siêu âm về đường kính các buồng tim, công suất tống máu thất trái. Thông thường, hở van 2 lá công suất tống máu thất trái dưới 60% là có chỉ định mổ. Một số trường hợp phát hiện trễ, công suất tổng máu còn chỉ khoảng 20% mới phẫu thuật thì kết quả sẽ không được tốt.
Để trả lời câu hỏi có nên phẫu thuật hay không, bác sĩ cần có thêm thông tin siêu âm tim rồi mới quyết định, cũng như tiên lượng sau khi phẫu thuật hiệu quả được bao lâu. Bạn nên sắp xếp đưa mẹ đi khám ở để bác sĩ tư vấn tình trạng cho bác tốt nhất.
Thân mến!
Tôi bị hẹp van 2 lá, đã mổ lần đầu năm 2000, mổ lần 2 năm 2008. Hiện nay tôi hay bị nghẹt, khó thở, đã đi khám và được dùng thuốc, nhưng triệu chứng chỉ giảm chứ không hết. Xin bác sĩ tư vấn tôi có phải mổ thay van tim không? Sau khi thay có hết triệu chứng khó chịu không? Tôi mổ ...
Chào chị,
Chị có bệnh lý hẹp van 2 lá đã được phẫu thuật năm 2000 và 2008. Trong câu hỏi, chị chưa nói rõ chị được sửa van, nong van hay thay van. Hiện tại chị có triệu chứng mệt, hồi hộp, hay nghẹt, khó thở..., nhiều khả năng là triệu chứng do bệnh lý van tim gây ra. Nếu chị muốn đi khám để kiểm tra lại thì có thể đến bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ở đây, chúng tôi có thể khám và tư vấn bệnh lý liên quan đến van tim của chị. Đặc biệt đối với trường hợp có chỉ định mổ van tim lại thì trước khi quyết định mổ, êkip của Trung tâm Tim mạch sẽ thăm khám, đánh giá lại cấu trúc van, chức năng tim... một cách toàn diện.
Về vấn đề bảo hiểm y tế (BHYT) thì hiện tại, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã được duyệt danh mục BHYT về điều trị bệnh lý van tim. Trường hợp của chị, bệnh van 2 lá có thanh toán BHYT. Chị có thể đến khám và tư vấn điều trị bệnh lý của mình sớm!
Em năm nay 33 tuổi, đã đặt stent 3 nhánh mạch vành vào tháng năm 2020 như sau: LAD I-II; LCx I-II; PDA. Với trường hợp đặt stent ở độ tuổi khá trẻ thì nguy cơ tái phát sau đặt stent có cao không bác sĩ? Làm thế nào để hạn chế phải đặt lại stent? Chế độ tập luyện, dinh dưỡng, khám định kỳ ...
Chào em,
Em đã được can thiệp đặt stent LADI-II, LCx, PDA năm 2020. Tuy nhiên, em không nói rõ khi đó mình can thiệp là do có bệnh lý động mạch vành cấp hay động mạch mạn. Nếu như có một đợt cấp, ví dụ như hội chứng động mạch vành cấp do nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không ổn định và sau đó đặt stent thì tiên lượng bệnh có thể nặng hoặc nhẹ hơn tùy theo mức độ tổn thương cơ tim lúc đó. Ngoài ra, đặt stent xong không có nghĩa là bệnh tình của mình đã hết. Sau can thiệp cần phải theo dõi, kiểm soát các yếu tố nguy cơ liên quan đến mạch vành, ví dụ như mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường, hút thuốc lá.
Trường hợp của em, để tránh nguy cơ tái phát, em nên được theo dõi định kỳ, thường xuyên và đánh giá lại chức năng của cơ tim sau can thiệp mạch vành để xem stent có thông tốt hay không.
Ba tôi 75 tuổi, bị bệnh mạch vành, bác sĩ bảo đặt stent khả năng không thành công vì mảng xơ vữa đã vôi hóa. Ba tôi được đề nghị mổ bắc cầu động mạch, nhưng gia đình lo lắng ba lớn tuổi nên chưa có ý định phẫu thuật. Xin hỏi bác sĩ nếu tôi đưa ba lên bệnh viện Tâm Anh điều trị ...
Phó khoa Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Trong trường hợp của ba bạn, mạch máu tim bị hẹp nghẽn và vôi hóa nặng, thì các bác sĩ có đề nghị bắc cầu mạch máu tim để nối mạch máu tim, làm thông mạch máu tim; hoặc phương pháp thứ hai là đặt stent. Bạn nên đưa ba đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và giải thích rõ hơn về lợi ích cũng như rủi ro của phẫu thuật trong trường hợp phải phẫu thuật. Đồng thời, chúng tôi sẽ đánh giá lại giải phẫu mạch vành, hình ảnh mạch vành của ba bạn để có một chiến lược về can thiệp đặt stent xâm lấn.
Ở BVĐK Tâm Anh, chúng tôi điều trị khá nhiều bệnh nhân có mạch máu bị vôi hóa. Tại đây có hệ thống máy DSA hiện đại, máy khoan cắt mảng xơ vữa. Chúng tôi dùng đầu khoan, mũi khoan kim cương với nhiều kích thước 1.25mm, 1.5mm, 1.75mm, 2.0mm để khoan mảng xơ vữa, sau đó dùng bóng nong lên để tái thông mạch vành, đặt stent cho bệnh nhân.
Tuy nhiên để biết chi tiết hơn, chúng tôi cần nhiều thông tin về lâm sàng, triệu chứng của bệnh nhân, điện tâm đồ, siêu âm tim, hình ảnh chụp mạch vành... từ đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Về chi phí đặt stent tại BVĐK Tâm Anh thì ở mức có thể chi trả được. Điều may mắn là bệnh nhân có BHYT đã được thanh toán khi đặt stent tại đây. Bệnh nhân được chi trả 80-95%, thậm chí 100% nên bạn yên tâm đưa ba tới đây thăm khám.
Mẹ tôi 59 tuổi bị tăng huyết áp, suy thận mạn, đái tháo đường. Gần đây mẹ hay bị đau nhói ngực, khó thở, đánh trống ngực. Tôi tìm hiểu thì mẹ có dấu hiệu của bệnh mạch vành nhưng tôi lo mẹ bị suy thận chụp mạch vành làm bệnh nặng hơn? Có cách nào kiểm tra mạch vành hạn chế thuốc cản quang ...
Phó khoa Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Mẹ bạn có vấn đề về huyết áp, tiểu đường, đó là những yếu tố nguy cơ cho bệnh lý mạch vành xơ vữa, gây hẹp mạch vành. Mẹ bạn có triệu chứng đau ngực, khó thở. Để tư vấn chi tiết hơn, chúng tôi cần hỏi thêm đặc điểm đau ngực như thế nào, khó thở ra sao, đồng thời đo điện tâm đồ, siêu âm tim để đánh giá tình trạng có thiếu máu cơ tim hay không, xét nghiệm máu... từ đó xác định nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở này. Bên cạnh đó, có thể chúng tôi sẽ đánh giá thêm một bước chuyên sâu hơn bằng cách chụp CT mạch vành hoặc chụp mạch vành, giải phẫu mạch vành, giải phẫu mạch máu nuôi tim.
Đối với đánh giá không xâm lấn như điện tâm đồ, siêu âm tim, siêu âm tim gắng sức..., chúng tôi không cần dùng cản quang để khảo sát về mặt chức năng của trái tim cũng như mạch máu nuôi tim. Tuy nhiên, nó sẽ cho chúng ta biết trái tim hoạt động như thế nào, mạch máu nuôi tim hoạt động ra sao một cách gián tiếp. Để thấy rõ hình ảnh của mạch máu nuôi tim, chúng tôi cần chụp CT mạch vành hoặc chụp mạch vành. Trường hợp chụp CT mạch vành thì sẽ phải dùng cản quang, lượng cản quang có thể dao động từ 30-60ml hoặc cao hơn tùy theo cân nặng của bệnh nhân. Hiện tại, BVĐK Tâm Anh có một kỹ thuật chụp mạch vành hiện đại, đó là Cardac Swing sẽ chỉ tốn khoảng 7-8ml cản quang, giúp thấy rõ nét mạch máu nuôi tim đa chiều 360 độ. Lượng cản quang này là tối thiểu nên không đáng lo đối với những bệnh nhân suy thận.
Chúng tôi khuyên bạn nên đưa mẹ đến bệnh viện để thăm khám, đánh giá toàn diện, từ đó mới biết được phương pháp cận lâm sàng nào là phù hợp với mẹ bạn. Cảm ơn bạn.
Chào bác sĩ. Năm 2020, ba tôi bị nhồi máu cơ tim, đã được đặt stent ở động mạch và bác sĩ nói có hai mạch đã vôi hóa đến 60%. Xin hỏi bác sĩ, hiện ba tôi đã 70 tuổi, có nên đặt thêm stent không? Nếu không đặt thì có nguy cơ gì và đặt stent thì có biến chứng gì không? Mong ...
Phó khoa Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào anh,
Đây là tình huống chúng tôi gặp khá nhiều. Trên thực tế, khi những bệnh nhân có nhồi máu cơ tim được đưa tới bệnh viện, bác sĩ sẽ nhanh chóng mở thông mạch vành để cứu trái tim đang bị chết do mạch máu bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, những bệnh nhân này có kèm theo những mạch máu khác cũng bị hẹp nghẽn. Câu chuyện đặt ra là chúng ta có tái thông mạch máu còn lại không hay chỉ dùng thuốc, nếu dùng thuốc thì trong tương lai liệu bệnh nhân có tắc những mạch máu đó không?
Trường hợp ba bạn đã đặt stent 2 năm, vôi hóa 60%. Không phải cứ hẹp trên 60%, 70% là phải nong đặt stent vì đây chỉ là ước lượng bằng mắt. Thậm chí, đo bằng máy cũng là chủ quan vì đôi khi, mạch máu đó hẹp nhưng lại tứa máu tốt thì không cần phải nong. Có những trường hợp hẹp 40-50% nhưng mạch có nhu cầu tứa máu lớn thì cũng phải sửa, phải nong đặt stent. Như vậy, không chỉ về mặt con số mà chúng tôi sẽ có những đánh giá không xâm lấn, ví dụ như siêu âm tim gắng sức, chạy gắng sức để xem khi bệnh nhân gắng sức thì mạch máu bị hẹp có đủ máu nuôi cho cơ tim hay không.
Ngoài ra, chúng tôi có những đánh giá xâm lấn hơn, kỹ thuật cao hơn, đó là đo lưu lượng dự trữ mạch vành qua những sợi dây đo áp lực ở đầu xa chỗ hẹp cũng như đầu gần trước chỗ hẹp; giúp đưa ra tỷ lệ, xem thử tình trạng hẹp có đảm bảo dòng chảy tối ưu cho cơ tim hay không. Trong trường hợp không đủ thì cần phải tái thông, và tùy thuộc mỗi bệnh nhân, sự tái thông này sẽ mang lại những lợi ích khác nhau.
Chúng tôi cần có thêm nhiều thông tin, hỏi thêm về triệu chứng của ba bạn, làm điện tâm đồ, siêu âm tim cũng như đánh giá lại tình trạng hẹp mạch máu thông qua chụp CT, chụp mạch vành, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp. Cảm ơn bạn.
Ba tôi năm nay 65 tuổi, đang điều trị cùng lúc nhiều bệnh tim mạch, tiểu đường, gout, sỏi thận, mỡ máu, hẹp mạch vành. Trường hợp ba tôi cần chụp kiểm tra mạch vành bao lâu một lần vì tôi lo sợ tiêm thuốc cản quang nhiều ảnh hưởng đến các bệnh hiện tại của ba? Cho tôi hỏi chi phí 1 lần chụp ...
Phó khoa Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Ba bạn đã được đánh giá chụp mạch vành trước đây, có kết quả hẹp mạch vành. Thực tế, rất nhiều bệnh nhân đã hỏi chúng tôi nên chụp mạch vành hàng năm hay mỗi 3-5 năm/lần? Vì hậu quả của tắc nghẽn mạch vành gây ra quá nghiêm trọng, bệnh nhân lo sợ một ngày nào đó mạch máu tim bị tắc nghẽn nên muốn dự phòng sớm hơn. Tuy nhiên, khoa học lại chứng minh không dùng chụp mạch vành để tầm soát, để đánh giá xem năm này hẹp bao nhiêu phần trăm, năm kia hẹp bao nhiêu phần trăm. Bởi lẽ khi chụp mạch vành, chúng ta cần đưa một lượng cản quang vào cơ thể. Ngoài ra, nếu trường hợp chụp mạch vành xâm lấn, thủ thuật đưa catheter vào cơ thể thì nó có một chút rủi ro.
Thay vào đó, chúng ta có những đánh giá không xâm lấn khác, ví dụ như trường hợp có triệu chứng nghi ngờ thì có thể đo điện tâm đồ, siêu âm tim, đánh giá gián tiếp của hoạt động cơ tim để biết thiếu máu cơ tim có tiến triển hay không. Chúng ta so sánh 3 tháng về trước, so sánh năm trước với bây giờ xem có sự thay đổi nào không, từ đó có manh mối; cộng với việc khảo sát thêm về mặt chức năng, ví dụ như đạp xe đạp, siêu âm tim để đánh giá chức năng nuôi máu của cơ tim, nuôi máu mạch vành của cơ tim có tốt hay không. Trong trường hợp không tốt thì cần làm thêm một bước nữa, đó là chụp mạch vành để khảo sát tình trạng mạch vành, máu nuôi tim như thế nào. Những đánh giá không xâm lấn này hầu như không có rủi ro hoặc rất rất ít rủi ro nên nó thuận lợi hơn, chi phí sẽ thấp hơn. Tùy vào mỗi bệnh cảnh, chúng tôi sẽ lựa chọn phương pháp tối ưu nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho người bệnh. Cảm ơn bạn!
Tôi bị nhịp tim nhanh (tầm 85-95 lần/phút), huyết áp bình thường. Tôi đi khám bác sĩ cho uống thuốc một thời gian thì kết quả nhịp tim trung bình 75 lần/phút, huyết áp 105-115/65-75. Xin hỏi bác sĩ uống dài hạn thuốc chẹn beta với liều bác sĩ đã cho có được không? Có ảnh hưởng gì sức khỏe lâu dài không?
Bác sĩ Nội tim mạch Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào anh,
Nhịp tim con người thay đổi khác nhau trong ngày (tăng khi vận động, xúc cảm và giảm khi nghỉ ngơi). Trước khi điều trị, bác sĩ cần biết nguyên nhân gây ra nhịp nhanh, loại nhịp tim nhanh, nhịp nhanh đó xuất hiện khi nào, các loại loạn nhịp khác đi kèm, các bệnh khác đi kèm, các loại thuốc đang sử dụng...
Để biết liều thuốc có phù hợp với anh hay không, chúng tôi cần thêm nhiều thông tin. Vì vậy, anh nên được khám và theo dõi bởi bác sĩ loạn nhịp.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có chuyên khoa về loạn nhịp với nhiều bác sĩ tim mạch giỏi, trang thiết bị hiện đại, có thể điều trị bằng thuốc hoặc triệt phá, sẽ giúp thăm khám tổng quát và tư vấn tình trạng cho anh tốt nhất. Để đặt lịch khám với các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, anh có thể liên hệ Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 - 0287 300 6858 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Em năm nay 43 tuổi, em bị Covid-19 vào tháng 9/2021. Sau khi khỏi Covid em bị hiện tượng khó thở, tình trạng này kéo dài từ tháng 9/2021 cho đến nay và có dấu hiệu nặng hơn.
Gần đây, nếu em đi bộ nhiều hay leo cầu thang, hoặc thậm chí trước đó nói chuyện nhiều một chút là em lên cơn khó thở, ...
Mẹ tôi kể từ lúc tiêm vaccine Covid thì tim đập nhanh, chèn tim, khó thở. Đi khám ở bệnh viện Chợ Rẫy thì bác sĩ báo bị rối loạn nhịp tim, có cho thuốc nhưng giờ vẫn hay bị lại. Xin bác sĩ cho ý kiến với ạ?
Buổi sáng chạy bộ ngoài trời tốc độ chậm (cỡ 7km/h) ngực bị tức, khó thở, nhịp tim lúc chạy tầm 120. Cũng tốc độ này nếu chạy trong nhà thì không sao, vậy không biết tôi bị bệnh gì thưa bác sĩ?
Chào chú,
Khi chú chạy bộ ngoài trời (vận tốc 7km/h) thì có triệu chứng tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh. Đây là những biểu hiện liên quan đến bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cùng một tốc độ này nhưng chú chạy trong nhà thì lại không có triệu chứng trên. Có thể các triệu chứng chưa quá nặng và cơ thể có những lúc đáp ứng được nên không có biểu hiện tức ngực hay khó thở. Để an tâm, chú nên đi khám và kiểm tra lại sức khỏe tim mạch của mình nhé!
Cháu hay bị mồ hôi chân mà khi trời lạnh cũng vẫn có vậy là bị gì, có phải bị tim mạch không bác sĩ?
Bác sĩ khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Đổ mồ hôi nhiều trong các tình huống thông thường hoặc thời tiết lạnh như bạn là một bất thường, cần kiểm tra sức khỏe một cách kỹ lưỡng và toàn diện. Đổ mồ hôi nhiều bất thường không chỉ là dấu hiệu của bệnh tim mạch mà còn có thể do rối loạn thần kinh tự chủ hoặc biểu hiện của một căn bệnh tiềm ẩn như cường giáp, đái tháo đường, các rối loạn nội tiết hoặc nhiễm độc chất, thậm chí là dấu hiệu sớm của một căn bệnh ác tính nào đó...
Bạn nên đến bệnh viện khám để làm các xét nghiệm loại trừ các nguyên nhân thực thể nguy cơ gây tăng tiết mồ hôi chân trước khi nghĩ rằng đó là một phản ứng bình thường của cơ thể mình.
Chúc bạn sức khỏe!
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn