Tôi thường khám tổng quát mỗi năm một lần, vừa rồi kết quả khám có kết quả, mong bác sĩ tư vấn có nên uống thuốc không (tôi tập thể dụng đều hàng ngày, không hút thuốc, ít rượu bia, ăn uống cũng không nhiều thịt mỡ hay tinh bột, huyết áp tốt thường dưới 12), có những mục đánh dấu đậm gửi bác sĩ:
Bác sĩ Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào anh,
Chỉ số LDL - cholesterol (còn gọi là mỡ xấu) của anh tăng cao. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch xơ vữa bao gồm: bệnh mạch vành, bệnh mạch não, bệnh động mạch ngoại vi chi dưới. Thường chỉ số này cần dưới 1.8 mmol/L để phòng ngừa nguy cơ xơ vữa mạch máu.
Theo tôi, với chỉ số mỡ máu này, có thể anh cần dùng thuốc hạ mỡ máu, kết hợp với thay đổi lối sống như tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng lành mạnh (giảm thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, thức ăn nhanh, chế biến sẵn...). Ngoài ra, khẩu phần ăn cần giảm lượng thịt đỏ như thịt bò, heo, dê, cừu... và nên dùng cá thường xuyên nhằm góp phần làm giảm lượng mỡ máu. Trân trọng!
Tôi bị tăng huyết áp vô căn và đã thường xuyên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ trên 10 năm nay. Xin hỏi việc thường xuyên dùng thuốc điều trị tăng huyết áp có tác dụng phụ gì không? Khi huyết áp ổn định có thể cai thuốc được không? Xin cảm ơn nhiều.
Bác sĩ Khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào anh,
Bên cạnh tác dụng kiểm soát huyết áp, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tùy thuộc loại thuốc điều trị là gì, bệnh nhân sẽ gặp những triệu chứng khác nhau. Thứ hai, huyết áp ổn định là kết quả của việc dùng thuốc huyết áp cũng như chế độ luyện tập, ăn uống lành mạnh. Nếu anh tự ý bỏ thuốc thì huyết áp sẽ tăng và khó kiểm soát hơn.
Anh có thể đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để bác sĩ thăm khám và tư vấn chuyên sâu hơn về tình trạng tăng huyết áp của anh, cũng như về tác dụng phụ của thuốc mà anh đang uống. Chúc anh sức khỏe! Trân trọng!
Em bị huyết khối tĩnh mạch chi dưới đã điều trị khỏi, hiện bác sĩ đang cho uống chống đông, uống được 4 tháng. Xin hỏi bác sĩ em cấn uống bao lâu và em có bị hậu huyết không? Em có siêu âm tĩnh mạch kết quả suy chỗ nối tĩnh mạch hiển lớn.
Xin bác sĩ giải đáp giúp một số câu hỏi sau:
Với bệnh nhân đặt stent mạch vành thì ngoài giải pháp xâm lấn còn có cách nào chẩn đoán chính xác tình trạng mạch vành sau thủ thuật không? Ngoài việc uống thuốc, tập thể dục, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh thì bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim có nên ...
Bác sĩ Trung tâm Tim mạch Can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Với bệnh nhân đặt stent mạch vành, ngoài giải pháp xâm lấn còn có các biện pháp không xâm lấn để chẩn đoán như: triệu chứng lâm sàng, đo điện tim, siêu âm tim... Việc tuân thủ điều trị, thực hiện lối sống lành mạnh là rất quan trọng để phòng ngừa bệnh tái phát.
Để đánh giá vấn đề tái phát bệnh, tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng (đau ngực tái phát, khó thở, mệt...) và cận lâm sàng (xét nghiệm máu, điện tim, siêu âm tim...), bác sĩ mới có thể kết luận được. Không thể loại trừ nguy cơ tắc mạch ở các vị trí khác khi bạn đã bị tắc mạch ở tim. Do đó, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên sâu để được đánh giá toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình.
Em bị nhồi máu, đặt stent được 4 tháng, uống thuốc đều theo toa bác sĩ, sau 3 tháng có siêu âm lại, EF 64%. Khoảng một tháng trở lại đây, em có hiện tượng tim bỏ nhịp, ban đầu thỉnh thoảng nhói 1-2 lần (khi ngồi làm việc) sau đó bình thường, không mệt không đau. Ba ngày trở lại đây hiện tượng tăng ...
Bác sĩ Trung tâm Tim mạch Can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Sau khi đặt stent mạch vành, việc tuân thủ điều trị và duy trì lối sống lành mạnh là rất quan trọng trong việc phòng ngừa tái hẹp. Những triệu chứng như bạn mô tả có thể là nguyên nhân của rối loạn nhịp tim. Do đó, để đánh giá tình trạng hiện tại một cách chính xác nhất, bạn nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên sâu về tim mạch.
Tôi thỉnh thoảng bị mệt, chống mặt, khó thở (tháng vài lần vào buổi chiều). Mỗi lần bị như vậy tôi có uống thuốc, nghỉ 30 phút thì tạm ổn. Nhưng người mệt cả tuần mới khoẻ lại. Hiện tôi đang bị gout, mỡ máu, sơ vữa động mạch 30%. Bệnh này phát hiện sau khi tôi bị Covid-19 vào tháng 12/2021 qua CT. Xin ...
Bác sĩ: Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào anh,
Các triệu chứng chóng mặt, mệt, khó thở xuất hiện vào buổi chiều mà anh gặp phải có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Anh không đề cập nên bác sĩ không biết anh còn có những biểu hiện nào khác không, ví dụ như cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, cảm giác nặng ngực, khó chịu ở ngực, sốt, ớn lạnh... Vì vậy, anh nên sắp xếp đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp cho anh.
Tôi đặt sten một năm 2018. Tháng 12/2021 chụp sten cũ thông tốt, chỗ khác hẹp duới 50% nên không đặt. Nhưng lên cơn đau liên tục. Tháng 4 năm nay tôi nhập viện khám, khám vẫn cứ đau. Tháng 7 tôi nhập viện, chụp và đặt thêm một sten nữa nhưng đến nay vẫn đau như cũ. Tôi uống thuốc rất đều, bác sĩ ...
Phó khoa Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào anh,
Trường hợp đau ngực tái hồi sau đặt stent có rất nhiều nguyên nhân. Tùy trường hợp, nếu có biện pháp điều trị đúng thì nguyên nhân sẽ cải thiện. Chẳng hạn như co thắt mạch vành sau đặt stent cần dùng thêm các thuốc chống co thắt mạch vành thì mới hết triệu chứng; hoặc đau ngực nếu không liên quan đến mạch vành mà là biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản thì phải nội soi dạ dày, đánh giá tình trạng viêm dạ dày... để có phác đồ chữa trị chính xác.
Chúng tôi khuyên anh nên đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ hỏi bệnh, khám bệnh và đánh giá chi tiết, từ đó có kế hoạch chẩn đoán và điều trị phù hợp. Cảm ơn anh!
Tôi bị huyết áp cao, mỡ máu. Tôi thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất một lần/năm. Lần gần đây nhất, huyết áp ở mức 125/90, mỡ máo cao gấp 3 lần mức cho phép. Mỗi ngày tôi vẫn uống thuốc huyết áp theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, tôi thường thấy khó thở, mệt sau bữa ăn và sau giấc ...
Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào anh,
Xin được trả lời các thắc mắc của anh như sau:
1. Không biết anh được chẩn đoán tăng huyết áp từ năm bao nhiêu tuổi? Với độ tuổi của anh khá trẻ đã tăng huyết áp thì cần phải khám và tầm soát xem nguyên nhân gây bệnh là gì. Không biết anh đã tầm soát những gì rồi? Thuốc anh đang dùng là thuốc gì và liều lượng ra sao? Huyết áp thường ở mức 125/90 nhưng cách thức anh theo dõi huyết áp của mình như thế nào?
2. Anh bị rối loạn lipid máu và xét nghiệm cao gấp 3 lần thì anh đã và đang điều trị thuốc gì? Liều lượng ra sao?
3. Triệu chứng mệt, khó thở của anh cần được kiểm tra đánh giá kỹ và tìm nguyên nhân, chẳng hạn như anh có hạ huyết áp tư thế hay hạ huyết áp liên quan đến bữa ăn không...
Để đánh giá chính xác tình trạng bệnh, anh nên đến viện để được thăm khám.
Thân mến!
Tôi bị rối loạn nhịp tim, cường cảm giác thần kinh, thiếu máu não thì điều trị như thế nào ạ?
Bác sĩ Khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào anh,
Rối loạn nhịp tim, cường giao cảm và thiếu máu não hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên, rối loạn nhịp tim có rất nhiều loại, trong đó có những loại gây nguy hiểm đến tính mạng.
Anh có thể đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để các bác sĩ khám và thăm dò các xét nghiệm cận lâm sàng, từ đó chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn nhịp và có hướng điều trị hiệu quả cho anh. Thân mến!
Thỉnh thoảng tôi có những cơn đau thắt ngực (tức vùng ngực phía phải), đo điện tim cho kết quả bình thường. Bản thân hay bị hội chứng ngưng thở khi ngủ, căng cơ bắp chân, bản thân cũng bị các bệnh về tim mạch hiện đang điều trị: Tăng huyết áp, gút, mỡ máu (chỉ số Triglycerid: 3.81 mmol/L) và gan nhiễm mỡ độ ...
Bác sĩ Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào anh,
Anh có triệu chứng đau ngực và có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch xơ vữa như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hội chứng ngưng thở khi ngủ. Do đó, có thể anh có biểu hiện của bệnh mạch vành. Tốt nhất, anh nên đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa tim mạch để tầm soát bệnh mạch vành bằng nhiều phương pháp như đo điện tim, siêu âm tim, trắc nghiệm gắng sức, chụp MSCT mạch vành...
Đau ngực ngoài nguyên nhân do bệnh mạch vành còn có thể do các nguyên nhân khác như bệnh lý ở phổi (viêm phổi, tràn khí màng phổi...), bệnh lý động mạch chủ, bệnh lý cơ xương (viêm khớp sụn sườn, đau thần kinh liên sườn), hậu nhiễm zona hoặc có thể đau do tâm lý. Theo tôi, anh nên đi khám để tìm nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Em lâu lâu bị chảy mô hôi tay, tuy ko nhiều. Cùng với đó là thời gian gần đây em rất sợ tiếng ồn (Sấm sét, tiếng máy cưa...). Vậy bác sĩ cho em hỏi đấy có phải là triệu chứng của bệnh tim mạch không ạ? Em xin cám ơn!
Tôi tự giới thiệu tôi là bác sĩ Nhi, làm việc ở Đà Nẵng. Năm 2011 tôi bị rối loạn nhịp tim rung nhĩ, kèm theo bệnh tiểu đường. Tôi có vào TP HCM khám và điều trị, uống thuốc duy trì theo đơn, tình trạng bệnh cũng tạm ổn. Hồi đó tôi có đi chụp kiểm tra mạch vành ở bệnh viện Đà Nẵng, ...
Phó khoa Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào anh,
Tùy vào đặc điểm triệu chứng, bác sĩ sẽ chọn đánh giá không xâm lấn (siêu âm tim gắng sức xe đạp, MSCT mạch vành) hoặc đánh giá xâm lấn (chụp mạch vành) cho tình trạng mạch vành của mình. Tuy nhiên, anh bị dị ứng cản quang, rung nhĩ nên MSCT mạch vành không phải là lựa chọn tốt. Trong trường hợp chụp mạch vành cần bơm thuốc cản quang, BVĐK Tâm Anh vẫn có thể thực hiện bằng cách dùng kháng dị ứng trước chụp theo phác phác đồ hướng dẫn. Chúng tôi đã từng chụp mạch vành một cách an toàn cho những bệnh nhân có tiền căn sốc phản vệ do cản quang. Do vậy, anh có thể hoàn toàn yên tâm khi đến đây thăm khám và tiến hành các cận lâm sàng.
Chúc anh sức khỏe! Thân mến!
Cách đây 4-5 năm tôi đã đặt 2 stent, một cái tự tiêu, một cái loại tốt nhất nhưng không tự tiêu. Từ đó đến nay vẫn uống chống đông máu, mỡ máu và thuốc huyết áp. Hiện tại, huyết áp của tôi chỉ loanh quanh 120 trong khi tôi đã 60 tuổi. Huyết áp vậy có bình thường không. Nếu không tôi cần phải ...
Phó khoa Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào anh,
Mức huyết áp của anh cơ bản là ổn định. Tuy nhiên, còn những mục tiêu khác như mức đường huyết, mỡ máu... cũng cần được theo dõi và điều chỉnh thuốc để đạt được mục tiêu tối ưu. Còn vấn đề liên quan tới stent thì tùy thuộc mỗi bệnh nhân, các bất thường liên quan đến triệu chứng, dấu chứng lúc khám bệnh cũng như thay đổi điện tim đồ và siêu âm tim thông thường..., bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc hoặc chỉ định đánh giá chuyên sâu, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Chúc anh sức khỏe! Thân mến!
Tôi không hiểu vì sao mà sờ tay lên ngực không bao giờ thấy được nhịp tim, kế cả bác sĩ nghe máy cũng không phát hiện được. Chỉ đặt tay lên phần rốn thì mới biết nhịp đập. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Cách đây 2 năm, sau khi sinh con thì chân em bị giãn tĩnh mạch, nổi gân xanh và tím. Khi đó em đau chân đi khám bác sĩ chỉ kê thuốc uống cho bớt đau vì cho con bú. Sau đó em không uống thuốc nữa mà mang vớ y khoa. Gần đây, bắp chân em đau nhiều hay bị nhức mỏi, nhất là ...
Bác sĩ khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã bị suy van tĩnh mạch chi dưới cách đây hai năm khi mang thai. Mang thai cũng là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra bệnh suy tĩnh mạch hai chi dưới. Nguyên nhân chính là do có sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể, có thể một phần do thai chèn ép vào các tĩnh mạch ổ bụng, cản trở sự hồi lưu của máu tĩnh mạch về tim. Tuy nhiên, may mắn là sau khi sinh, phần lớn các tĩnh mạch giãn nở sẽ trở về kích thước bình thường ban đầu. Sau một năm, những triệu chứng theo đó cũng giảm bớt.
Ở trường hợp của bạn, triệu chứng đau càng nhiều dù có mang vớ y khoa. Do đó, bạn nên đi tái khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh của bạn, từ đó đưa ra liệu trình điều trị thích hợp.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn