Tôi năm nay 47 tuổi, làm việc văn phòng, trung bình tôi uống 2 ly cà phê một ngày. Khoảng một tháng trở lại đây thỉnh thoảng hay bị đau ngực, nhói đau khoảng 5 phút trở lại. Xin hỏi bác sĩ trường hợp như vậy có sao không?
Bác sĩ Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào chị,
Triệu chứng của chị có thể liên quan đến các bệnh lý đau thắt ngực do nguyên nhân tim mạch. Chị nên đến các bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch để làm các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm tim, điện tim..., giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Chúc chị sức khỏe!
Tháng 5 vừa rồi do lịch tiếp khách quá dày nên tôi bị tăng huyết áp không nguyên do (lúc cao nhất huyết áp tâm thu gần 200). Tiền sử huyết áp của tôi trước đây bình thường. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng thuốc Exforge 5mg Amlo (tháng đầu một viên mỗi ngày, tháng thứ 2 dùng 1/2 viên một ngày). Sau ...
Bác sĩ khoa Tim mạch, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào anh,
Theo như thông tin anh đưa ra thì hiện nay anh đang điều trị với 2 loại thuốc: Concor 5mg (thuốc hạ huyết áp và giảm nhịp tim) và Jadiance 25mg (thuốc điều trị đái tháo đường). Để đo huyết áp chính xác, anh phải nghỉ ngơi 15 phút và không sử dụng các chất kích thích, hoặc anh có thể đeo máy Holter theo dõi huyết áp trong 24 giờ. Nếu huyết áp trong ngày dao động, có những lúc khoảng 91/57 mmHg thì anh nên đi khám tại chuyên Khoa Tim mạch để được tư vấn chỉnh thuốc.
Suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ nhiều không, và cần kiêng những gì vậy ạ?
Bác sĩ Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào chị,
Bệnh suy giãn tĩnh mạch vẫn có thể đi bộ được, nhưng chị lưu ý mang vớ áp lực khi đi. Bên cạnh đó, chị có thể đi bơi, đi bộ nhanh, xe đạp, aerobic hoặc khiêu vũ. Ngoài ra, chị có thể tập yoga, nhưng cần tránh các động tác dồn sức hoặc dồn lực xuống chân như đứng một chân, quỳ gối, gập gối, ngồi xếp bằng… Những động tác này gây cản trở sự hồi lưu của mạch máu về tim.
Người bệnh suy tĩnh mạch cần hạn chế ngồi hoặc đứng lâu, đứng tấn, mang vác nặng, tránh táo bón. Nên tránh tập các bộ môn nâng tạ, chạy bộ nhanh, bóng rổ, bóng đá, boxing, nhảy cao… vì chúng tạo áp lực lớn lên phần dưới cơ thể, cản trở quá trình lưu thông của tĩnh mạch, khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.
Chúc chị sức khỏe! Thân mến!
Tôi bị huyết áp cao (trung bình 150/90, nhịp tim cao trung bình 95) kết quả khám bệnh tại Bệnh viện Xuyên Á là bệnh rối loạn nhịp tim, xơ vữa mạch vành, mỡ máu. Hiện tại đã uống thuốc được 2 tháng (tôi có hút thuốc, uống rượu bia, thừa cân). Tôi muốn bổ sung thực phẩm chức năng nào để sạch máu vì ...
Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào anh,
Với bệnh lý của anh, bên cạnh uống thuốc đều đặn theo toa, cần thay đổi lối sống theo hướng có lợi cho sức khỏe tim mạch. Anh cần bỏ thuốc lá, không uống rượu bia, tập thể dục đều đặn 45-60 phút/ngày vào tất cả các ngày trong tuần, giảm cân. Anh xây dựng chế độ ăn ít dầu mỡ, chất béo, đồ chiên xào; hạn chế thịt mỡ, thịt bò; ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả, cá, thịt gà (bỏ da, lòng). Chúc anh sức khỏe! Thân mến!
Em có cháu được hơn 4 tuổi bị tim bẩm sinh không có lỗ thông đông mạch phổi II, hẹp đường thở 50%. Cho em hỏi kỹ thuật điều trị mới cho trường hợp này có cần phẫu thuật tim không và tỷ lệ thế nào? Em cảm ơn.
Phó Trưởng khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào chị,
Bệnh lý bé nhà chị chỉ có cách điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật, uống thuốc không thể giải quyết được tình trạng bệnh. Chị nên đưa cháu đến bệnh viện có chuyên khoa Tim bẩm sinh để được thăm khám và đánh giá đầy đủ. Bác sĩ cần thêm nhiều thông tin về bệnh trạng của bé và thực hiện kiểm tra cận lâm sàng nếu cần. Khi đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho chị liệu trình điều trị theo từng giai đoạn của bé. Thân mến!
Tôi xin hỏi bác sĩ Phạm Hoàng Trọng Hiếu, mùa xuân tôi hay đau ngực trái, đau ngực nó cứ đau, mùa hè tôi đau ngực phải, đau ngực nó cứ đau, vậy đau ngực là do đâu và cần làm gì để cái đau không còn nữa. Tôi xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ khoa Thông tim can thiệp, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn,
Triệu chứng bạn mô tả có liên quan đến bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, để xác định chính xác bệnh gì thì bạn cần được thăm khám kỹ càng, làm thêm các cận lâm sàng như siêu âm tim, điện tâm đồ... Do đó, bạn nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên sâu để được đánh giá tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành và sự phối hợp chuyên khoa Tim mạch với các chuyên khoa khác, sẽ giúp thăm khám tổng quát và tư vấn tình trạng cho bạn tốt nhất. Để đặt lịch khám với các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 - 0287 300 6858 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Làm việc gắng sức tôi hay mệt..., tối hay đau đầu. Xin hỏi là bị gì?
Bác sĩ Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào em,
Mệt mỗi khi gắng sức có nghĩa là hoạt động của tim không đáp ứng được nhu cầu oxy cho cơ thể mỗi khi cơ thể có nhu cầu oxy cao hơn bình thường. Đau đầu buổi tối có thể là do em đang gặp vấn đề liên quan đến thần kinh. Tuy chưa biết mức độ như thế nào nhưng khi có cả hai triệu chứng trên, em nên đi khám để tìm nguyên nhân nhé!
Bé gái nhà em hơn 5 tuổi. Mấy hôm nay, em để ý thấy tim con đập nhanh. Em thử đo thì lúc con ngồi bình thường là 110-120 nhịp/phút. Lúc con ngủ là 90-98 nhịp/phút. Xin hỏi bác sĩ nhịp tim của bé như vậy có bị cao hay bất thường không ạ? Em thử đo chị của bé (8 tuổi) thì nhịp tim ...
Trợ lý Giám đốc Trung tâm, Bác sĩ Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào chị,
Nhịp tim bình thường ở bé 5 tuổi là 80-120 lần/phút khi thức và 65-100 lần/phút khi ngủ. Các bé càng lớn, nhịp tim càng giảm so với bé nhỏ. Trong khi bé vận động, nhịp tim sẽ tăng hơn. Nếu mẹ lo lắng về những triệu chứng kèm theo, ví dụ bé than mệt, hồi hộp, chóng mặt thì nên đưa bé đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ tiến hành đo điện tâm đồ hoặc đo điện tâm đồ liên tục 24 giờ và có tư vấn kỹ hơn về tình trạng của bé.
Huyết áp 145-90, nhịp tim 110 là bị gì?
Bác sĩ Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào anh,
Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (THA), THA đo tại phòng khám được chẩn đoán và phân độ như sau:
- HA tối ưu: HA tâm thu 120 mmHg và HA tâm trương 80 mmHg
- HA bình thường: HA tâm thu 120-129 mmHg và/hoặc HA tâm trương 80-84 mmHg
- Bình thường cao: HA tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc HA tâm trương 85-89 mmHg
- THA độ 1 (nhẹ): HA tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc HA tâm trương 90-99 mmHg
- THA độ 2 (trung bình): HA tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc HA tâm thu 100-109 mmHg
- THA độ 3 (nặng): HA tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 110 mmHg
- THA tâm thu đơn độc: HA tâm thu ≥ 140 mmHg và HA tâm trương 90 mmHg
- Tiền THA kết hợp giữa HA bình thường và bình thường cao, nghĩa là HA tâm thu 120-139 mmHg và HA tâm trương 80-89 mmHg
Vậy khi HA tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg thì anh bị tăng huyết áp.
Huyết áp của anh hiện tại 145/90 mmHg, có khả năng anh bị bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định, anh nên đến bệnh viện để được thăm khám tổng quát và gắn máy theo dõi huyết áp liên tục 24h (ABPM). Đây là phương pháp theo dõi chi tiết sự thay đổi huyết áp trong 24 giờ, xem anh có thật sự bị tăng huyết áp không. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho anh làm siêu âm tim xem tim anh có dày không (vì tăng huyết áp có thể làm tim dày lên), đo điện tâm đồ, khám mắt chụp võng mạc... nhằm góp phần đánh giá anh có tăng huyết áp hay không.
Nhịp tim bình thường của mình là nhịp xoang, dao động từ 60-100 lần/phút. Nhịp tim của anh 110 lần/phút là nhịp tim nhanh, nhưng không rõ là nhịp xoang hay nhịp khác. Để chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị cụ thể, anh nên gắn máy theo dõi nhịp tim 24h, 48h hoặc nhiều giờ hơn. Thân mến!
Tôi đã đặt 2 stent cách đây 3 năm. Xin hỏi bác sĩ bao lâu tôi cần đi kiểm tra lại tình trạng stent là phù hợp và nên lưu ý gì? Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bác!
Trường hợp của bác đã đặt 2 stent cách đây 3 năm thì vẫn cần tái khám định kỳ tại phòng khám tim mạch. Bác sĩ sẽ theo dõi, đánh giá về triệu chứng đau ngực/khó thở và các triệu chứng khác, đồng thời tiến hành đo điện tim đồ, siêu âm tim định kỳ cũng như làm xét nghiệm máu để theo dõi các vấn đề liên quan tới mức đường huyết, mỡ máu, chức năng thận... Nếu phát hiện manh mối bất thường sẽ làm thêm các cận lâm sàng như siêu âm gắng sức xe đạp, chụp MSCT động mạch vành hoặc chụp mạch vành.
Tùy mỗi tình huống, bác sĩ sẽ chọn phương phức đánh giá khác nhau. Chúng tôi cần có nhiều thông tin hơn qua thăm khám và đánh giá cận lâm sàng để tư vấn chi tiết hơn cho bác.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn