Thứ tư, 16/7/2025

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp bác sĩ

Chào bác sĩ! Nhờ bác sĩ tư vấn giúp.

Tháng 5/2021, tôi bị hồi hộp, đánh trống ngực, đi khám và đo ECG (holter) 24 giờ tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán tôi bị ngoại tâm thu thất rải rác. Nhịp cơ bản là nhịp xoang tần số 53-126 lần/phút, trung bình 74 l/ph. Tuy nhiên đến tháng 08/2021 tôi mới bắt đầu ...

Nguyễn Thành Tiến, 43 tuổi, Gò Vấp, HCM

Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, bà được đặt stent mạch vành cách đây 5 năm. Gần đây bà hay bị đau, đi khám bác sĩ chẩn đoán phình động mạch chủ dài hơn 4cm. Bác sĩ nói mẹ tôi cần phẫu thuật, nhưng gia đình lo mẹ lớn tuổi không chịu nổi cuộc phẫu thuật nên xin uống thuốc. Hiện tại, mẹ tôi uống ...

Nguyễn Thị Hà, 49 tuổi, Đà Lạt

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Mẹ bạn 70 tuổi, đã được đặt stent mạch vành 5 năm. Gần đây, bà bị đau ngực trở lại và được phát hiện phình động mạch chủ, kích thước 4cm (chắc là đường kính 4cm). Bạn không thông tin chi tiết khối phình dạng túi hay dạng hình thoi? Tuy nhiên, đau ngực ở người lớn tuổi đã có tiền sử đặt stent mạch vành và có phình động mạch chủ thì dù nguyên nhân đau là do hẹp mạch vành tái phát hay do khối phình động mạch chủ gây đau.

Bạn nên đưa mẹ tới bệnh viện có chuyên khoa tim mạch càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định các xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây đau và có hướng can thiệp phù hợp.

Với hẹp động mạch vành, hiện tại can thiệp đặt stent hay mổ bắc cầu đều có những kỹ thuật ít xâm lấn để tái tuần hoàn cho mạch vành bị hẹp. Với phình động mạch chủ, hiện tại có kỹ thuật can thiệp đặt stent graft để bảo vệ động mạch chủ không phình lớn hơn cũng như không bị vỡ, nguy hiểm tới tính mạng. Bạn nên đưa mẹ tới bệnh viện sớm để bà được các bác sĩ thăm khám, xác định bệnh và tư vấn điều trị đúng nhất.

Tôi năm nay 40 tuổi, nhân viên văn phòng, bị nhịp nhanh trên thất đã cắt đốt triệt ổ loạn nhịp tháng 10/2019. Siêu âm tim bị hở van 2 lá 1/4, van 3 lá 1/4. Tôi bị bệnh tăng huyết áp vô căn đang dùng thuốc telmisartan 40mg. Tôi thường hay bị đau âm ỉ ngực trái. Hiện tại, huyết áp của tôi thường ...

Nguyễn Duy Linh, 40 tuổi, Phường 5, TP. Cà Mau

Tôi bị chuẩn đoán suy giãn tĩnh mạch cách đây sáu năm nhưng tôi không thường xuyên uống thuốc hỗ trợ tĩnh mạch. Hiện nay khi ngồi lâu trên xe khoảng 3 tiếng liên tục khi cần đứng lên thì phải chờ 30 giây mới đứng được. Hoặc khi lái xe đạp sau 30 phút, 2 bàn tay nắm của tôi bị tê. Xin cho ...

Lê Thị Ngọc Thuý, 57 tuổi, Quận 7, HCM

BS.CKI Trần Quốc Hoài

Bác sĩ khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào chị Thúy,

Chúng tôi tin rằng chị là một người rất cẩn thận và quan tâm đến bệnh tình của mình khi đã kiên trì điều trị tình trạng suy tĩnh mạch hơn 6 năm nay.

Có thể nói, một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh tĩnh mạch tiến triển nặng hơn là ngồi lâu hoặc đứng lâu. Việc giữ một tư thế ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ gây ứ máu ở hệ tĩnh mạch chân, lâu ngày tĩnh mạch sẽ càng giãn hơn và mất trương lực không thể co lại hình dáng bình thường.

Uống thuốc cũng là một trong những phương pháp điều trị, tuy nhiên mang vớ áp lực tĩnh mạch nên được xem là phương pháp điều trị chính bên cạnh uống thuốc.

Nếu chị buộc phải ngồi lâu hoặc đứng lâu, bác sĩ sẽ khuyến khích chị mang vớ áp lực tĩnh mạch, cũng như thay đổi tư thế thường xuyên mỗi 30 phút, tốt nhất là đi lại và thực hiện các bài thể dục ở tư thế phù hợp (bài tập ở tư thế ngồi hoặc tư thế đứng) nhằm tăng lưu thông máu tĩnh mạch ở chân, tránh để ứ máu lâu gây bất lợi cho hệ tĩnh mạch chân mình.

Về tình trạng tê chân hoặc khó đứng dậy khi ngồi lâu như chị mô tả, ngoài bệnh tĩnh mạch có thể từ nguyên nhân động mạch, thần kinh, cơ... Những nguyên nhân này có khả năng cùng tồn tại cùng nguyên nhân suy tĩnh mạch, cũng có khi là nguyên nhân chính. Chị nên đến BVĐK Tâm Anh để khám và tầm soát tất cả các nguyên nhân thực thể trước khi khẳng định suy tĩnh mạch gây ra các triệu chứng bất lợi này.

Tê tay khi lái xe cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thường gặp nhất là do tư thế cầm nắm chưa phù hợp. Lúc này, cần phải điều chỉnh lại tư thế trước khi nghĩ nó là một căn bệnh cần điều trị.

Xin cảm ơn chị, chúc chị luôn mạnh khỏe và bình an!

Tôi vừa rồi khám sức khoẻ định kỳ, có chỉ số igG 128.3 cao hơn nhiều so với bình thường. Như vậy có vấn đề gì không, mong bác sĩ tư vấn giùm. Xin cảm ơn.

Nguyễn Hữu Chính, 51 tuổi, P. Mỹ Xuân, Bà Rịa Vũng Tàu

Tôi đặt sten mạch vành cách đây 6 năm một sten. Nay thấy ngực đau trở lại và đi lại nhiều thấy mệt. Xin hỏi tôl có cần chụp lại mạch vành không bác sĩ?

phamvanthanh851952, 70 tuổi, Tân Bình, HCM

ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư

Bác sĩ Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bác,

Bác đã đặt stent mạch vành cách đây 6 năm, nay bác thấy đau ngực trở lại và đi lại nhiều thấy mệt. Tôi nghĩ bác cần đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch thăm khám sớm, để bác sĩ đánh giá toàn diện xem bác cần làm trắc nghiệm gắng sức hay phải chụp mạch vành, từ đó kiểm tra lại stent và độ hẹp của các nhánh mạch vành để có hướng điều trị phù hợp.

Thân mến!

Vợ tôi khám bệnh bị nhịp tim bất thường bỏ một nhịp và nhịp rất chậm có lúc dưới 40. Những lúc như vậy, vợ tôi rất khó thở. Xin hỏi có thuốc chữa hay phải phẩu thuật vậy bác sĩ?

luuminhluan, 66 tuổi, Q.10, HCM

ThS.BS Nguyễn Khiêm Thao

Phó Trưởng khoa Điện sinh lý & Loạn nhịp tim, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn,

Tim thường là đập đều, khi nghỉ ngơi tim sẽ đập chậm lại nhưng đều, khi quá sức hay lo lắng tim sẽ đập nhanh dần lên, đều lên từ từ. Nên một số trường hợp mình sẽ thấy tim đập nhanh lên, hụt 1 nhịp, trong y khoa gọi là ngoại tâm thu. Ngoại tâm thu ở buồng phía trên gọi là ngoại tâm thu nhĩ, ở phía dưới gọi là ngoại tâm thu thất.

Khi bị hụt nhịp, để điều trị thì cần đo điện tim, nếu trong lúc hụt nhịp điện tim bắt được cơn đó là tốt nhất. Từ đó, bác sĩ sẽ biết loạn nhịp kiểu gì. Thứ hai là nên đi làm siêu âm tim để xem chức năng tim có gì thay đổi không, cấu trúc tim có bất thường không, bên cạnh đó đánh giá được những thay đổi đó liệu có liên kết làm loạn nhịp hay không. Thứ ba là làm các xét nghiệm máu cơ bản. Ở một số người, có những bệnh lý khác ngoài tim như cường giáp, suy giáp cũng có thể bị loạn nhịp. Nếu điều trị tốt những bệnh lý đó, loạn nhịp sẽ tự thoái lui.

Bạn nên đi khám chuyên khoa tim mạch, làm các xét nghiệm cơ bản như ECG, holter ECG, siêu âm tim và làm xét nghiệm máu để biết tổng trạng bệnh là gì, và bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho mình.

tm
 
 

Tôi thường xuyên bị đau nhói ngực trái, đặc biệt khi làm mệt hoặc thức khuya thấy khó thở, đau nhẹ vùng ngực trái, thỉnh thoảng vào lúc nửa đêm nhịp tim khoảng 40 nhịp. Xin hỏi bác sĩ vậy là bị gì?

Bùi Văn Tân, 44 tuổi, Hà Giang

ThS.BSNT Trần Quốc Việt

Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào anh!

Về triệu chứng đau ngực trái của anh, triệu chứng này có thể lành tính, xuất hiện trong hoàn cảnh làm việc căng thẳng, stress, hay trong các tình huống như thức khuya. Ngoài ra, nó có thể liên quan đến tình trạng thiếu máu cơ tim do bệnh lý mạch vành, tuy nhiên với anh khả năng này thấp hơn. Anh có thể điều chỉnh công việc và thói quen sinh hoạt trước, cố gắng giảm bớt áp lực, tránh căng thẳng quá mức, không thức khuya (sau 23h), ngủ đủ giấc (7-9 giờ/ngày). Sau khi điều chỉnh thói quen mà vẫn còn đau ngực, hoặc mức độ đau nhiều, thường xuyên, anh có thể đi khám tại chuyên khoa tim mạch để được đánh giá kỹ hơn.

Về nhịp tim khoảng 40 nhịp/phút về ban đêm, nếu đó là khi ngủ sâu thì vẫn có thể xem là bình thường. Vì khi trong trạng thái nghỉ ngơi hoặc ngủ sâu, tần số tim sẽ chậm hơn nhiều so với khi thức và khi hoạt động. Anh nên theo dõi thêm nhịp tim của mình vào ban ngày hoặc khi hoạt động, nếu vẫn thường xuyên khoảng 50 nhịp/phút hoặc thấp hơn thì anh nên đi khám thêm với chuyên khoa tim mạch để được khảo sát đầy đủ hơn.

Thân mến!

Tôi bị thiếu máu cơ tim, tiểu đường dẫn đến cao huyết áp, suy tim. Hiện nay, thỉnh thoảng tay bị run và cứng không cầm viết để viết chữ được. Vậy là bệnh gì? Cách chữa trị ra sao? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Cám ơn!

Trần Quang Tâm, 64 tuổi, Hóc Môn, HCM

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn,

Bạn có các vấn đề sau: tiểu đường, cao huyết áp và đã có thiếu máu cơ tim, nhưng tôi không rõ tình trạng thiếu máu cơ tim của bạn đã được chẩn đoán chính xác hơn chưa. Nếu muốn chẩn đoán chính xác thiếu máu cơ tim, thường chúng tôi phải dựa vào triệu chứng lâm sàng: cơn đau nghẽn ngực thường xảy ra khi gắng sức, kéo dài từ 3-5 phút và giảm khi nghỉ ngơi, và đau có thể lan đến cằm, lan theo xương ức, lan ra sau lưng, đó là những triệu chứng chúng tôi thường hỏi người bệnh. Sau đó, chúng tôi sẽ đo điện tâm đồ và có thể làm siêu âm tim gắng sức. Đồng thời, lúc đó tôi cũng phải thử máu cho bạn, vì bạn có đái tháo đường, nên cần thử máu xem tiểu đường đã được kiểm soát tốt chưa. Chúng tôi cũng sẽ coi huyết áp của bạn đã được kiểm soát tốt chưa. Từ những yếu tố đó, chúng ta mới chẩn đoán chắc chắn là có thiếu máu cơ tim.

Như vậy, với những triệu chứng như bạn mô tả, vấn đề có thể liên quan đến não hoặc đến tim. Tôi lấy ví dụ, chúng ta bị cơn thiếu máu não thoáng qua thì có lúc cầm đồ không được, cảm thấy như yếu nửa người; hoặc chúng ta có cơn về mạch vành tim, cũng cầm đồ không được và tay run. Ngoài ra còn có bệnh Parkinson, không cần cầm đồ mà để yên tay cũng run.
Bạn nên đi khám, tầm soát, làm đầy đủ xét nghiệm thì mới xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

tm
 
 

Cứ một, hai năm, khi tôi chuẩn bị ngủ thì bị đau ngực, khó thở, khi thở phải nhẹ nhàng như muốn đau tim.... rất khó chịu. Những lúc đó tôi phải ngồi dậy thở nhẹ từ từ mới hết. Cứ lâu lâu tôi lại bị một  lần. Xin bác sĩ tư vấn.

Đặng Hoàng Nam, 36 tuổi, Nhơn Trạch, Đồng Nai

ThS.BS Phạm Hoàng Trọng Hiếu

Bác sĩ Trung tâm Tim mạch Can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Triệu chứng đau ngực như bạn mô tả có thể liên quan đến bệnh lý tim mạch hoặc tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên sâu để được đánh giá toàn diện. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị phù hợp.

Tôi từ lúc 12-16 tuổi thường thức khuya, khi ngủ dễ bị như nghẹt thở. Biết mình đang bị nghẹt thở hay đứng tim nên tôi cố gắng để thở trở lại. Sau đó tỉnh lại thì biết mình vừa bị nghẹt thở, tim đập nhanh. Nay tôi đã hơn 60 tuổi thì bị lại tình trạng như nửa đêm tỉnh dậy khó ngủ lại, ...

Nguyễn Anh, 62 tuổi, Tân Uyên, Bình Dương

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn,

Lúc 12-16 tuổi bạn bị những triệu chứng như vậy thì thường không có bệnh gì, nhưng năm nay 62 tuổi thì vấn đề có thể khác. Tôi không biết bạn có những dấu hiệu về tăng huyết áp, tiểu đường, có hút thuốc lá không. Tuy nhiên, tuổi 62 nếu triệu chứng về đêm như vậy thì có thể là dấu hiệu của bệnh tim, trong đó có bệnh mạch vành. Để có đầy đủ dữ kiện hơn, bạn có thể cung cấp thêm thông tin cho tôi hoặc sắp xếp đến bệnh viện khám. Tôi mong bạn sẽ có cơ hội để tầm soát cho rõ, vì 50, 60, 70 là những độ tuổi tương đối nguy hiểm về vấn đề tim mạch và kể cả não.

tm
 
 

Tôi dùng thuốc huyết áp 7 năm rồi, huyết áp tương đối ổn định. Như vậy tôi có cần khám và thay thuốc khác không?

Hồ Hải, 62 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh

ThS.BSNT Trần Quốc Việt

Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bác,

Với người bệnh tăng huyết áp, khi đã chọn được phác đồ thuốc điều trị phù hợp thì huyết áp có thể duy trì ổn định trong thời gian khá dài. Ngoài ra hiện nay, phần lớn người bệnh có thể tự theo dõi huyết áp tại nhà với máy đo huyết áp tự động, nếu có bất thường thì sẽ đi tái khám. Với phác đồ kiểm soát huyết áp ổn định, bác sĩ có thể kê đơn thuốc với thời gian 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, sau thời gian đó, bác vẫn nên tái khám để được đo huyết áp bởi nhân viên y tế, được khám và tầm soát các tình trạng liên quan cũng như các cơ quan đích có thể tổn thương do bệnh tăng huyết áp (tim, mạch máu, thận, mắt), nhằm phát hiện sớm những bất thường và có điều trị phù hợp. Nếu không có vấn đề gì mới, bác sĩ sẽ tiếp tục kê thuốc theo phác đồ bác đang điều trị để duy trì.

Tôi là nữ, 40 tuổi. Gần đây tôi nhập viện điều trị sốt xuất huyết thì bác sĩ nói tôi bị chứng ngoại tâm thu thất đường ra thất phải, tần suất nhiều. Hiện tại tôi sức khỏe bình thường, chỉ thỉnh thoảng khi nằm thấy khó thở, đau nhói tim, người hay mệt mỏi. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi phương pháp điều ...

Nguyễn Hoài Thu, 40 tuổi, Long Biên, Hà Nội

BSNT Trương Hoài Lam

Bác sĩ khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Bạn được chẩn đoán có ngoại tâm thu thất, vị trí nghĩ tới là đường ra thất phải, với tần suất nhiều thì không rõ là bao nhiêu phần trăm. Ngoại tâm thu nếu có triệu chứng thì nên điều trị sớm để tránh các biến chứng về sau, chẳng hạn như suy tim do mất đồng bộ các buồng tim. Bạn cần đeo holter ECG 24h nhằm xác định tỷ lệ số ngoại tâm thu, và nếu có chỉ định sẽ thăm dò điện sinh lý để triệt đốt ổ loạn nhịp.

Cảm ơn bạn!

Đặt lịch khám tim như thế nào ạ?

Vũ Thị Thu, 43 tuổi, Thái Bình

BS Nguyễn Phạm Thùy Linh

Phó Trưởng khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào chị,

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, hệ thống máy móc hiện đại và sự phối hợp chuyên khoa Tim mạch với các chuyên khoa khác, là địa chỉ tin cậy trong việc thăm khám tổng quát và điều trị các bệnh lý về tim mạch. Để đặt lịch khám với các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị có thể liên hệ Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc và 0287 102 6789 - 0287 300 6858 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!

Tôi bị rung nhĩ / cuồng nhĩ từ năm 2018. Mỗi khi bị rung nhĩ người rất mệt và khó chịu. Đã đốt diện RF tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội mà không khỏi. Mỗi khi rung nhĩ rất khó chịu, tôi cần uống thuốc gì để ngừng cơn rung nhĩ?

Phạm Ngọc Hữu, 75 tuổi, Ba Đình, Hà Nội

BSNT Trương Hoài Lam

Bác sĩ khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bác,

Bác đã triệt đốt rung - cuồng nhĩ từ năm 2018 nhưng vẫn tái phát. Không rõ bác triệt đốt theo phương pháp nào? Hiện nay, có phương pháp lập bản đồ 3D triệt đốt bằng bản điện cực áp lạnh. Đây là phương pháp tiên tiến để điều trị triệt đốt rung cuồng nhĩ. Còn điều trị nội khoa tối ưu bằng thuốc thì bác cần đến khám và làm một số xét nghiệm đánh giá trước khi sử dụng các thuốc kiểm soát tần số.

Thân mến!

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn