Tiêu hóa VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Em 36 tuổi, đang mang thai con đầu lòng và bị viêm gan. Em rất sợ là bệnh này di truyền và con em cũng bị giống em hoặc lúc sinh thì con em sẽ bị truyền bệnh. Trẻ em sau sinh phải tiêm vaccine viêm gan B trong vòng 24h đầu nhưng em không biết là với mẹ mang thai thì con có thể ...

Thanh Huyền, 36 tuổi, Lai Châu
BSNT Đào Trần Tiến

Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan - Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, viêm gan virus B có thể tiển triển cấp hoặc mạn tính. Một số trường hợp nhiễm virus viêm gan B cấp có thể đào thải virus hoàn toàn và khỏi. Nhưng một số trường hợp virus viêm gan B không được đào thải có thể chuyển thành viêm gan B mạn tính không hoạt động hoặc hoạt động và tiến triển thành xơ gan.

Để xác định viêm gan B cấp tính hay mạn tính, bạn cần đến bác sỹ để được thăm khám, xét nghiệm máu, siêu âm để đánh giá tình trạng, giai đoạn nhiễm virus viêm gan B. Viêm gan virus B là bệnh truyền nhiễm với đường lây truyền chủ yếu qua đường máu, đường tiêm chích và quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu bạn được bác sỹ tư vấn, điều trị và theo dõi hợp lý, bạn hoàn toàn có thể yên tâm chung sống như người bình thường. Chúc bạn và gia đình mạnh khoẻ.

tiêu hóa
 
 

Đợt trước em uống C sủi mỗi ngày, uống được hơn tuần thì có tình trạng khó chịu ở cổ họng, nuốt vướng, sau đó sôi bụng, cào ruột, mới ăn xong đã đói. Em có tiền sử loét bao tử cách đây hai năm, đã điều trị, thỉnh thoảng vẫn đau bao tử. Xin hỏi bác sĩ có phải do uống C mà em ...

Hồng Anh, 31 tuổi, TP HCM
BS.CKI Hoàng Đình Thành

Bác sĩ Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Trong tình huống này, bạn nên ngưng uống C sủi, có thể bổ sung vitatmin C bằng cách ăn rau xanh là đủ. Thông thường, thức ăn rau quả xanh tươi có thể cung cấp đủ vitamin C mỗi ngày cho bạn, đôi khi không cần bổ sung thêm vitamin C dạng viên. Trong trường hợp có sốt, thường mất vitamin nhiều hơn nên cần bổ sung và trong ngắn hạn chứ không phải liên tục uống vitamin C kéo dài.

Bạn cũng có thể tiếp tục uống thuốc P, tác dụng của thuốc để trung hòa axit, dịch vị, làm giảm cơn đau nên thường dùng trong vòng 2- 4 tuần. Tuy nhiên, khi tình hình dịch ổn định, bạn nên đến khám với các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nếu tình hình chưa cải thiện để các bác sĩ thăm khám kỹ hơn nhé.

Thưa bác sĩ, em đi nội soi và được kết luận trào ngược dạ dày thực quản cách đây 8-9 tháng. Bác sĩ đã cho toa thuốc chủ yếu là motilium 10 gram với Grangel, Chalme. Hiện triệu chứng vẫn không bớt, tôi bị ợ hơi, thỉnh thoảng ợ chua, nuốt nước bọt hay vướng vướng. Em nên uống thuốc gì để chấm dứt tình ...

Phương Trang, 34 tuổi, TP HCM
BS.CKI Hoàng Đình Thành

Bác sĩ Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Bạn nên dùng một loại ức chế tiết axit dạ dày như Omeprazol hoặc esomeprazol hoặc Pntoprazol, Rabeprazol. Chỉ dùng một trong các loại kể trên. Thông thường liều cơ bản một viên mỗi ngày trước ăn 30 phút. Các thuốc và chế độ ăn nghỉ ngơi khác giúp cải thiện bệnh, nhanh khỏi.

Motilium, Elthon... giúp làm tăng nhu động xuôi dòng từ thực quản xuống dạ dày, giảm bớt trào ngược. Ăn không quá no, không nằm ngay sau ăn, vòng bụng nhỏ thon... làm giảm áp lực trong ổ bụng giúp bệnh tiến triển tốt, không kéo dài và tái phát. Yếu tố tâm lý cũng góp phần trong việc khỏi bệnh này.

Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua hotline 0287 102 6789. Chúc bạn mau khỏe!

Em có một số triệu chứng mà dịch quá không đi khám được. Dạo gần đây, em bị nuốt nước bọt như vướng đờm ở cổ nhưng em ăn uống bình thường, không đau, thấy nóng phần cổ và ngực, khó tiêu, hơi nặng bụng, mỗi lần muốn khạc đờm ra thì hơi nhợn muốn nôn. Mong bác sĩ tư vấn cho em.

Thành Bưởi, 30 tuổi, Hà Nội
TS.BS Đỗ Minh Hùng

Chào bạn,

Bạn có mộ số triệu chứng nuốt nước bọt như vướng đàm, nóng cổ và ngực, buồn nôn khi khạc, khó tiêu. Khả năng của bạn có vấn đề trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu chức năng và cả viêm xoang sàng sau. Trong thời gian giãn cách xã hội, bạn cố gắng thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng, không ăn no quá, ăn xong không nằm liền nhất là buổi tối, không ăn sôcôla, nước có gas, rượu, bia. Bạn nên ăn thức ăn dễ tiêu, nhai kỹ. Sau giãn cách xã hội, bạn nên đi khám sớm nhất có thể để bác sĩ hỏi và khám cụ thể vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn.

Em bị trào ngược dạ dày viêm xung huyết. Em có các biểu hiện người mệt mỏi, buồn nôn, hồi hộp, đầu cứ ê ê, tim đập nhanh, tay chân bủn rủn lạnh, dạ dày ê ê, dễ bị choáng váng, nhất là khi đứng im một chỗ. Buổi tối, em còn cảm thấy như sốt sốt, mỏi cả vai gáy nữa. Mong bác sĩ ...

Phúc, 24 tuổi, TP HCM
TS.BS Đỗ Minh Hùng

Chào bạn,

Dựa theo những thông tin bạn cung cấp, hiện tại có những triệu chứng mạch nhanh, hồi hộp, choáng váng, sốt về chiều. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và viêm dạ dày không nặng. Bạn cũng có cao huyết áp nên khả năng là có bệnh lý tim mạch, tiền đình (nội thần kinh) là chính. Một vấn đề nữa là sốt về chiều, mệt mỏi nên cần xem xét thêm có lao hay không. Vì chưa đủ thông tin để có thể chẩn đoán, bạn nên sắp xếp đi khám với bác sĩ nội tim mạch, hô hấp sớm nhất. Chúc bạn mau khỏe.

Tháng 5/2019, tôi đi ngoài ra máu có khám và điều trị bệnh trĩ tại một bệnh viện tại TP HCM (bác sĩ ghi l84) nhưng không cho nội soi. Trước đó, năm 2018, tôi có nội soi tá tràng thì không có vấn đề gì. Từ tháng 5/2021 tới nay, tôi lại đi cầu ra máu hai lần. Vì tôi ở Vũng Tàu và ...

Tâm, 41 tuổi, Vũng Tàu
BS.CKII Nguyễn Quốc Thái

Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào cô Tâm,

Đi tiêu ra máu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau như trĩ, nứt hậu môn, ung thư, viêm... Bác sĩ có thể chẩn đoán tốt hơn nếu cô cung cấp thêm thông tin về các triệu chứng khác như hiện tại có đang tiêu máu không, khối phồng hậu môn khi đi tiêu, đau hậu môn, đau bụng, sụt cân...

Với thông tin cô cung cấp, có khả năng cô bị tiêu máu do trĩ và có thể dùng tạm thuốc như sau: Daflon , uống ngày ba lần, lần một viên, Duphalac, uống ngày một lần, lần hai gói, uống trong năm ngày. Nếu còn tiêu máu sau khi dùng thuốc, cô cần đi khám để được nội soi đại tràng chẩn đoán chính xác nguyên nhân nhé. Chúc cô sức khỏe!

Tôi thường bị cảm giác sình hơi ở phần trên của vùng bụng (bụng không căng). Tôi luôn có cảm giác muốn đi đại tiện (phân không nát, không táo), nhất là vào buổi trưa và ban đêm, khi đi đại tiện hoặc xì hơi xong thì tình trạng đỡ hơn, còn không thì cơ thể có cảm giác đau ê ẩm khắp người, đặc ...

Thành, 38 tuổi, Hà Nội
BS.CKII Nguyễn Quốc Thái

Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào anh Thành,

Những triệu chứng anh mô tả có khả năng chồng lấn của nhiều bệnh khác nhau như viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích, khó tiêu chức năng... Vì giới hạn là câu hỏi online, anh không cung cấp đủ thông tin như bị loét dạ dày là bao lâu trước đây, có vi trùng Helicobacter pylori không, điều trị thế nào, thời gian soi đại tràng đã bao lâu, giải phẫu bệnh polyp là gì... nên chúng tôi khó quyết định chính xác kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho anh. Tuy nhiên, nhìn chung anh cần đi khám và soi lại dạ dày và đại tràng, một mặt để chẩn đoán bệnh và mặt khác là theo dõi xem có polyp nữa không để xử trí nhé.
Chúc anh mau khỏe!

Thưa bác sĩ, tôi là nam 59 tuổi. Trong ba tuần nay, tôi đi ngoài ra máu đỏ tươi thường xuất hiện máu nhỏ giọt trước, mấy ngày đầu thì nhiều nhưng hiện nay ra ít cũng nhỏ giọt. Cách đây một năm, tôi cũng có bị tình trạng này. Tôi đi khám, bác sĩ bảo đến phòng nội soi trước nhưng là nội soi ...

Nhật, 59 tuổi, TP HCM
BS.CKII Nguyễn Quốc Thái

Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào chú,

Đi tiêu ra máu có thể do nhiều nguyên nhân, từ lành tính như trĩ, nứt hậu môn, viêm loét đại trực tràng... tới ác tính như ung thư đại trực tràng, là nguyên nhân đáng ngại cần phải loại trừ ở bệnh nhân lớn tuổi. Ngay cả trường hợp bị trĩ, tự bệnh nhân cũng khó tự xác định được là mình có bệnh hay không, vì trĩ độ I thì búi trĩ không sa ra ngoài, trĩ độ II búi trĩ sa và có thể tự chui vào, búi trĩ khá mềm nên bệnh nhân khó tự xác định.

Chú nên đi khám và soi đại tràng để định bệnh và điều trị. Hiện nay có phương pháp nội soi gây mê, bệnh nhân không cảm thấy khó chịu trong lúc soi, chỉ như một giấc ngủ ngắn, chú có thể cân nhắc thực hiện. Chúc chú mau tìm ra bệnh và điều trị tốt.

Chào bác sĩ, thời gian qua, tôi bị ợ chua, đau ở thượng vị, rát cổ họng hay nuốt nước bọt và đau râm rỉ sau lưng trên vai phải (ngay gần cột sống bên phải). Tôi đi khám, bác sĩ xác định bị dạ dày và trào ngược. Tôi đã uống thuốc và thấy đỡ về dạ dày nhưng vết đau sau lưng và ...

Phương, 33 tuổi, TP HCM
BS.CKII Nguyễn Quốc Thái

Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào Phương,

Hiện tình trạng Phương có biểu hiện triệu chứng của tổn thương dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản nhưng mức độ nặng cũng như biến chứng có thể xảy ra do trào ngược như viêm thực quản, loét thực quản, hẹp thực quản chưa thể đánh giá trên lâm sàng.

Phương nên thăm khám để được nội soi thực quản dạ dày nhằm có chẩn đoán chính xác và việc sử dụng thuốc sẽ đúng, hợp lý hơn. Về triệu chứng đau rát họng và khàn tiếng có thể do tổn thương cục bộ tại họng thanh quản, cũng có thể là biến chứng trào ngược dạ dày. Soi họng có thể giúp định hướng chẩn đoán tốt hơn.

Hiện tại, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa vẫn hoạt động bình thường, bạn có thể liên hệ đến 0287 102 6789 để đặt hẹn.

Chào Phương

Hiện tại tôi hay bị táo bón. Bác sĩ cho hỏi nếu tình trạng kéo dài có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào cho đúng. Cảm ơn bác sĩ.

Hồng Nhung, 42 tuổi, Hà Nội
ThS.BS Nguyễn Văn Hậu

Bác sĩ khoa Hậu môn Trực tràng, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Hiện có 3 nhóm táo bón như bên dưới:

- Trên 3 ngày đại tiện một lần, phân cứng như viên bi

- Đại tiện mỗi ngày, cần trợ giúp đại tiện bằng thuốc, bơm xịt, thụt tháo, dùng tay ép hai bên hậu môn, đáy chậu, dùng tay móc phân

- Phối hợp a và b

Có một số nguyên nhân bên dưới có thể gây ra táo bón:

- Do dùng thuốc trị bệnh, các loại thuốc đó gây táo bón như viêm khớp, loãng xương, cao huyết áp ....

- Bệnh toàn thân gây táo bón như nhược giáp, cường phó giáp...

- Do khối u chèn ép: ung thư ruột - u trong ổ bụng, u buồng trứng, u hạch mạc treo, phình động mạch chủ bụng...

- Đờ đại tràng

- Co thắt hậu môn, lồng trực tràng hậu môn, Rectocele

- Do thiếu chất xơ (người trưởng thành cần 30 gram xơ mỗi ngày bao gồm xơ tan và không tan), do thiếu chất béo Omega 3-6-9

- Do rối loạn các cung phản xạ đai tiện (dạ dày - ruột; phản xạ tống phân; phản xạ đại tiện, cảm nhận đại tiện...)

Trong số các nguyên nhân gây ra táo bón thì nguy hiểm nhất là táo bón do khối u chèn ép. Muốn điều trị táo bón cho kết quả cần phải biết mình thuộc nhóm táo bón nào và nguyên nhân cụ thể gây ra táo bón là gì. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Hậu môn - trực tràng để được khám và điều trị sớm. Nếu bạn muốn đặt hẹn tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ đến số 02871026789.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn